Thứ Năm, 26 tháng 6, 2008

Miễn cho rồi cái đạo làm người


Tôi xem mình chính là tín đồ PGHH chính yếu là từ sự tán đồng giáo lý của Đạo, nó thật sự phù hợp với đạo lý ngàn đời của người Việt Na
m, sống sao cho phải đạo làm người.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

Tâm...




Có một tấm lòng để gió cuốn bay đi.....thư pháp của mình đấy, có quá tệ không..








Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2008

Ngày 18 tháng năm.

Mấy hôm nay đi từ Châu Đốc xuống Long Xuyên, chốc chốc lại thấy một lễ đài được trang hoàng lộng lẫy, màu sắc rực rở của những tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo chuẩn bị cho ngày Đại lễ khai sáng 18 tháng 5 năm(18.5 năm Kỹ Mão). Sáu mươi chín năm trước ( 07/4/1939), trong một bối cảnh xã hội hết sức phức tạp, đạo Phật Giáo Hoà Hảo đã được khai sáng tại làng Hoà Hảo. tỉnh Châu Đốc bởi một thanh niên chưa tròn hai mươi tuổi :Đức Huỳnh Giáo Chủ ( Huỳnh Phú Sổ 1920-1947). An Giang là nơi có đông tín đồ PGHH sinh sống, vì vậy ngày 18 tháng 5 âm lịch hàng năm đã là một sự kiện lớn. Có thể nói trước năm 1975, lễ hội 18.5 là một lễ hội xét về quy mô tổ chức, số lượng người tham gia có lẽ lờn nhất đồng bằng sông cửu long lúc bấy giờ. Hồi đó tôi còn khá nhỏ để có thể hiểu được các vấn đề lớn lao của xã hội, với chúng tôi lễ 18.5 là dịp để vui chơi và chiêm ngưỡng những chiếc thuyền hoa xe, hoa của các địa phương về Tổ Đình Hoà Hảo tham dự cuộc lễ. Từ sáng ngày 17 âm lịch, trên khắp các ngã đường đã nhộn nhịp vang lên tiếng trống, tiếng loa phóng thanh phát những bài kệ giảng của Đạo. Tín đồ Đạo PGHH phân bố hầu như khắp tỉnh An Giang nên làng xã nào củng có một ban Trị sự địa phương lo việc đạo, trong dịp lễ này mỗi địa phương sẽ làm một xe hoa hay thuyền hoa về Hoà Hảo dự lễ chung sau đó sẽ diễu hành khắp các địa phương trong tỉnh. Dân miền tây rất sẳn lòng cho các công việc từ thiện xã hội, nên việc đóng góp tài vật cho cuôc lễ có thể nói rất hậu hỉnh. Vì thế các địa phương luôn tranh nhau xem xe hoa hay thuyền hoa của ai đẹp hơn trong cuộc lễ này. Thôi thì đủ kiểu, đủ hình dáng, rực rở đèn hoa....Trên bờ là những chiếc xe hoa ( Dâng cộ đèn ) được trang hoàng lộng lẫy với đủ hình dáng kiểu cách. Có xe trang hoàng như một cung điện và trong cung điện ấy là một điển tích phật giáo do các diễn viên thật hoá trang , hoặc một con "Sấu hoá Long" dài cả chục mét mà trong ruột nó là một chiếc xe tải với cả rơ-moc, Hổ , Báo Kỳ Lân... đủ loại. Dưới sông, những chiếc thuyền hoa( Bè Thuỷ lục) củng không kém phần tranh cạnh. Những chiếc thuyền lớn được tạo hình, trang trí thành những con vật trong truyền thuyết dân gian, những điển tích phật giáo.... vô cùng phong phú và đa dạng. Với lợi thế ở dưới nước nên có thể kết nhiều con thuyền lại với nhau, tạo nên những bè "thuỷ lục" hết sức hoành tráng. Tất cả đều hướng về Hoà Hảo, nơi sẽ cử hành Đại lễ tập trung, sau đó đi diễu hành qua các địa phương. Cùng lúc ấy ở các ban trị sự giáo hội PGHH các địa phương củng tiến hành cuộc lễ hết sức long trọng và thành kính. Không khí hội hè tưng bừng trong ba ngày 17,18,19 tháng năm âm lịch. Hồi đó tôi còn rất nhỏ, cùng với đám con nít trong xóm vỗ tay reo hò,trầm trồ thán phục mỗi khi có một chiếc xe hoa chạy qua. Nhìn chán những chiếc xe hoa, chúng tôi lại chạy ra sông Hậu để chiêm ngưỡng những chiếc " Bè thuỷ lục " rực rở sắc màu. Khắp nơi đông nghịch người tham gia vui chơi, trẩy hội. Những người không phải tín đồ PGHH củng bị không khí náo nhiệt tưng bừng cuốn hút, tham gia vui chung góp phần tăng thêm quy mô của lễ hội. Có thể nói hơn ba mươi năm rồi, nhưng ấn tượng của những cuộc lễ 18.5 luôn vẫn như mới trong tôi, không biết có phải lúc ấy tôi chỉ là một đứa trẻ chưa có những nhận định chính xác, nhưng đến giờ tôi vẫn nghĩ đó là những lễ hội lớn nhất mà tôi từng chứng kiến trong đời. Những năm tôi được cha cho đi theo đoàn" Dâng cộ đèn" của địa phương về Tổ Đình Hoà Hảo dự lễ lại càng thích thú hơn nữa. Hồi đó con đường từ bến phà Năng Gù sang Hoà Hảo hẹp và đất đá lởm chởm đông nghịch dòng người đổ về Hoà Hảo, tưởng chừng như không thể nào tập trung người đông hơn được. Tôi thích ăn cơm chay trong các lán trại vừa mới dựng lên của những tổ chức, gia đình hảo tâm trong Đạo, họ tập trung lại rồi tổ chức nấu ăn, đãi cơm chay cho tất cả mọi người tham gia lễ hội ! (Năm 1986 tôi đi bộ đội và đóng quân ở rừng Cravanh thuộc Puôc-Thsat, biên giới Kampuchia - Thái Lan, trong những buổi trò chuyện, tôi đã kể cho những người chung đơn vị nghe về những lễ hội ở An giang, đến phần đãi cơm cho du khách tham gia lễ hội thì những anh chàng miền ngoài không tin. Một anh bảo làm sao có đủ kinh phí củng như về tổ chức đễ phục vụ ăn cơm cho gần cả triệu lượt người). Anh ta nói đúng, một cá nhân một tổ chức thì khó làm việc này, nhưng khi cả cộng đồng cùng xắn tay lên lo chung, mà nhất là cho một niềm tin về mặt tâm linh, thì không có gì mà không làm được. An giang là vùng đát rất giàu sản vật nông nghiệp, người An Giang theo đạo PGHH lại rất hay làm việc thiện, họ sẵn sàng bỏ công sức ra để xây cầu, đắp lộ, cứu trợ ... tạo lợi ích cho cộng đồng, và bản thân họ củng được hưởng phước về sau như niềm tin trong tín ngưỡng của Đạo Hoà Hảo ( Hiện nay ở An Giang hầu như không còn những cây cầu khỉ bắc qua kênh rạch nữa, thay vào đó là những cây cầu dây hiện đại và không kém phần hoành tráng, đó là kết quả của sự vận động xã hội, nhưng có thể nói kết quả ấy có sự đóng góp rất lớn của tín đồ PGHH). Trước những ngày diễn ra cuộc lễ, từ trong các làng quê, những chiếc thuyền chở đầy các sản vật nông nghiệp kìn kìn chở về Tổ Đình. Đủ loại rau củ quả, trái cây... nhà nào trồng được thứ gì thì cho thứ ấy với một sự thành tâm đóng góp cho ngày lễ khai sáng đạo. Tôi củng đã đi nhiều, củng đã tham gia một số hội hè ở khắp nơi, nhưng chuyện đãi cơm cho du khách thì chỉ ở Miền Tây mới có. Chỉ có những con người An Giang hiền hoà, giàu lòng nhân ái cùng với chính giáo lý hết sức "Đời" của Đức Huỳnh Giáo Chủ, đã hình thành một thứ tình cảm thân ái, gắn bó nhau, sẵn sàng chia sẽ, đùm bọc lẫn nhau, thứ tình cảm này chưa chắc đã tìm được trên một vùng đất khác.
Sau năm 1975 thì lễ hôi 18.5 bị cấm tổ chức, bọn nhóc chúng tôi không còn được chiêm ngưỡng những "Dâng cộ đèn", những "Bè Thuỷ lục" rực rở sắc màu trong những ngày lễ hội. Đến năm 1999, khi nhà nước công nhận lại Đạo PGHH là một tôn giáo hợp pháp, lễ hội 18.5 cũng được tổ chức lại hàng năm, nhưng không còn quy mô bề thế như xưa nữa. Hầu như chỉ có sự quan tâm của các tín đồ lớn tuổi, giới trẻ hiện nay ít chú ý các vấn đề về tôn giáo, tâm linh. Vã chăng hiện tại tình hình chính trị xã hội đã khác xưa rất nhiều, trong một nhịp sống vội vã, sôi động như hiện nay củng khó có thể đòi hỏi hơn thế nữa.
Tôi là một tín đồ
PGHH nhưng cho đến bây giờ tôi củng vẫn chưa được ai đó công nhận chính thức, và tôi củng chưa một lần vào Tổ Đình để lạy Đức Thầy. Nhưng trong thâm tâm tôi,tôi luôn xem mình là một tín đồ PGHH. Cha tôi là một tín đồ từ khi đạo HH vừa mới khai sáng. Ông rất kính trọng Đức Huỳnh Giáo chủ và xem ông là một vị phật. Ông đã từng hai lần được tham gia nghe Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết pháp và khuyến nông, nhưng lần gặp thứ ba với Đức Thầy mới để lại trong ông ấn tượng sâu sắc."Năm ấy mẹ con bệnh, cuộc sống quá khó khăn- Ông kể - cha theo một số người bạn làm phu khuân đá ở núi Châu Thới-Tây Ninh. Công việc nặng nhọc lại ăn uống kham khổ nên bệnh bao tử của cha tái phát và hoành hành dữ dội, nằm một chổ hai ba ngày, anh em định đưa về. Cha đã vái Đức Thầy phù hộ cho con vượt qua cảnh ngộ khó khăn này, đêm ấy cha nằm mơ thấy Đức Thầy, cha quỳ xuống và nói Thầy ơi cứu con, Đức Thầy mĩm cười rồi đi đến, người đưa tay ra vuốt vào chổ đau bao tử rồi nói : Sao con không sắc thuốc uống, rồi người cười quay lưng bỏ đi. Tỉnh dậy, cơn đau bao tử củng dần dần dịu lại,anh em vui mừng nấu cháo cho ăn. Thầy bảo sắc thuốc uống mà thuốc ở đâu ? Cha chợt nhớ những bài thuốc nam của Đức Thầy trong Sấm giảng thi văn giáo lý, cha nhờ anh em đi tìm giúp, sau mấy thang thuốc nam bệnh đau bao tử của cha hoàn toàn khỏi hẳn và mấy mươi năm nay chưa hề tái phát". Ông luôn xem mình là một tín đồ hoà hảo điển hình theo giáo lý của Thầy "học Phật tu nhân, tại gia cư sỉ". Ông hoàn toàn chống lại những kẽ mượn danh hoạt động đạo để làm những điều cá nhân, ông củng chống lại việc sửa đổi hoặc thêm thắt những nghi lễ đi ngược lại với giáo lý của Đức Thầy. Ông nói :"Thầy dạy ăn hiền ở lành, sống có trách nhiệm,có tình nghĩa, biết thương yêu chia sẽ...tựu trung làm một tín đồ HH tốt chỉ cần thực hiên tốt câu : Miễn cho rồi cái đạo làm người". Ông thực hiện ngày cúng hai thời và tháng ăn chay bốn ngày vào 14,rằm và 29,30 âm lịch mỗi tháng. Lúc nhỏ ông củng dạy anh em tôi cúng lạy hàng ngày,dạy anh em tôi học thuộc những bài nguyện. Chính những ngày tháng này tôi đã đọc đi đọc lại quyển Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy (hồi đó khổ quá , thiếu sách để đọc, lúc rảnh thì cứ đọc những gì mình có). Tuy nhiên, lúc ấy tôi làm gì hiểu được những điều ghi trong giáo lý, đến khi lên cấp 3 thì tôi đã không còn thực hiện cúng lạy hàng ngày và đặc biệt tôi không thể ăn chay ngày nào. Cha tôi không ép buộc, ông nói điều đó chỉ có ý nghĩa khi con thực hiện với một sự tự nguyện - Chay thiệt tánh chay tâm mới quý- ông kết luận.
Năm tôi học lớp 11 (1982-1983), tôi được nhà trường kết nạp vào Đoàn
TNCS HCM. Khi làm lý lịch, đến phần tôn giáo tôi hỏi cha tôi nên viết thế nào, vì thật ra từ nhỏ đến lúc ấy tôi chưa hề quy y một tôn giáo nào (khi đi xác nhận lý lịch này tại công an thị trấn, tôi đã nhận được một lời "chứng" hết sức đáng nhớ --- Xác nhận đương sự là học sinh trường.... có cha trước năm 1975 tham gia địch nguỵ tề---).Cha tôi chỉ nói với tôi thật nhẹ nhàng: Cả đời cha quy y theo Thầy, một đời một đạo, cha không ép buộc nhưng cha mong muốn con củng sẽ là một tín đồ HH tốt. Vậy là tôi trở thành tín đô PGHH. Thật ra củng không đơn giản chỉ là đề nghị của cha, từ nhỏ khi đọc sấm giảng Thi Văn Giáo Lý tôi đã nghí suy về tôn chỉ của đạo. Tôi thật sự thấy mình củng sẽ sống như những đạo lý ấy cho dù tôi không phải là tín đồ PGHH. Người Việt có tình yêu thương quê hương đất nước, có lòng kính trọng đối với tổ tiên ông bà, có lòng nhân ái ,biết yêu thương chia sẽ, đùm bọc lẫn nhau, những điều này không phải đã ghi rỏ trong Tứ ân của Đạo HH sao."...Bàn xét trong Đạo chúng ta thuộc hạng học Phật tu Nhân, tại gia cư sĩ..." Chính việc xác định tín đồ của mình nên Ông đã xây dựng một tôn chỉ hành đạo hoàn toàn phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của người dân đồng bằng sông cửu long. Không có gì cao siêu hết, miễn cho rồi cái đạo làm người, chẳng phải khi làm một tín đồ HH với đúng những tôn chỉ mà Thầy đã dạy thì ta đã là một người yêu nước rồi sao. Tôi là một tín đồ PGHH chính là từ sự tán đồng với giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ, nó thật sự phù hợp với đạo lý ngàn đời của người Việt, sống sao cho phải đạo làm người.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2008

Làm nhạc Midi trên máy tính với phần mềm Sonar 6 (phần 4)

Xem như ta đã cơ bản hoàn thành bài nhạc Midi của mình, tuy nhiên để bài nhạc nền Midi đẹp hơn ta có thể thực hiện một số thao tác trên phần mềm Sonar 6. Dù chúng ta làm nhạc nền trên máy vi tính, nhưng khi chúng ta đánh đàn để nhập note vào các track nên khi phát lại trên đàn nghe ít khô khan hơn máy làm. Vì vậy ở những track cần thiết phải chính xác để làm chuẩn mực (Trống ,Base) ta háy thực hiện chức năng Quantize. những track khác nếu thật sự không cần thiết ta không nên thực hiên quantize mà nên vào chế độ Piano Roll sửa thủ công (dùng chuột).
Tạo một đoạn kết chậm dần ( Rall)
Để tạo một đoạn kết chậm dần, trước tiên đánh dấu số ô nhịp bắt đầu cho đến kết thúc (tô khối tất cả các track), trong trình đơn Insert các bạn chọn Series of Tempos. Hộp thoại Insert series of tempos hiện ra. Trong khung Bengin ta nhập giá trị tempo hiện của bài hát đang làm. Còn trong khung End ta nhập giá trị tempo khi kết thúc – ví du: Bengin=67; Enh:15. Phía bên phải là ô nhịp bắt đầu và ô nhịp kết thúc, tuy nhiên khi ta đánh dấu một đoạn (tô khối), chương trình đã tự động nhập thông số bắt đầu và kết thúc vào mục From và To.
Tạo đoạn kết nhỏ dần (Fad out)
Tương tự, bạn đánh dấu đoạn nhạc, vào Insert chọn Controllers .Trong ô Bengin và End ta cũng nhập các giá trị vào (ví dụ Bengin=100 ; End=20).Clik OK.
Đánh dấu một vị trí
Để dể dàng trong thao tác khi muốn đến đúng vị trí một đoạn nhạc, chúng ta có thể sử dụng công cụ Insert Marker trong trình đơn Insert. Trong mục Name của hộp thoại Insert Marker các bạn điền ghi chú vào (Ví dụ : Intro, Đoạn A…)
Khi muốn đến một đoạn nhạc đã được đánh dấu, bạn chỉ việc kích vào cửa sổ Marker (mở cửa sổ Marker trong Views chọn Toolbars - chọn Marker cửa sổ Marker sẽ nằm trên thanh công cụ), chọn đoạn cần đến. Lưu ý: Sau khi làm xong toàn bài các bạn hãy sử dụng Marker để đánh dấu, vì khi chưa xong ta đánh dấu, lúc coppy sẽ rất lộn xộn.
Effects
Bây giờ ta làm thêm một công việc nữa là thêm các Effects vào bài Midi. Vào Process chọn Soft Synths sẽ có một danh mục các Effects hiện ra (tuỳ thuộc vào việc bạn đã cài bao nhiêu effects vào máy của mình, ví dụ trong ảnh là Effects của phần mềm Sonar 6), các bạn có thể chọn để đưa vào bài Midi
PanĐể bài Midi khi phát ra trên đàn có vẽ thực hơn, chúng ta cũng cần phải sắp xếp vị trí của nhạc cụ (Cái này các bạn nên tham khảo thêm về bố trí nhạc cụ trong phòng thu).
Ở vị trí Pan = C . Âm thanh sẽ phát đều trên 2 loa.
Pan = L: 25% C R: .Nếu kéo về phia trái có nghĩa loa trái 25% và loa phải 75%, khi kéo về phía phải ý nghĩa ngược lại.

Muốn chuyển từ định dạng Midi sang Wma hoặc Wav để phát trên đầu đĩa, hiện nay có một số phần mềm như Midi to Wav.. nhưng tôi chưa sử dụng. Giải pháp hiện thời của tôi là dùng phần mềm Sonar 6 hoặc Nuendo 3 phát qua đường Midi sang Yamaha 3000, từ đàn Yamaha lại nối dây crac vào máy (qua đường Line) dùng phần mềm Sound Forge hoặc Cool edit thu Audio lại.

Vậy là về cơ bản mình đã hướng dẫn các bạn thu một bài nhạc Midi trên máy vi tính với phần mềm Sonar. Để có thể làm một bài nhạc nền Midi hay các bạn còn phải mày mò thêm nhiều thứ (Phần mềm Sonar còn rất nhiều ứng dụng hay các bạn tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng đọc), bỏ ra nhiều công sức thực hành học hỏi. Tuy nhiên tôi nghĩ nếu các bạn cố gắng thì chuyện thành công không có gì là xa vời. Chúc các bạn sớm thành công.
Phòng dạy đàn của mình đấy

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2008

Làm nhạc Midi trên máy tính với phần mềm Sonar 6 (phần 3)

Bây giờ ta tiến hành thu bài phối của mình nhé. Tuỳ theo thói quen, sở thích của mỗi người mà ta sẽ chọn cho mình một trình tự làm việc sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao. Ở đây tôi trình bày theo trình tự mà tôi làm một bài Midi,các bạn tham khảo.
Phần mềm Sonar cho chúng ta 3 chế đô thu:
-Sound on sound: là chế đô mặc định có thể thu nhiều lần chồng lên nhau trong một track (lần sau không xoá lần trước)
-Overwrite: Là chế độ thu đè thay thế, lần thu thứ hai sẽ thay thế xóa đi lần thu thứ nhất
-Auto Punch: Chỉ thu một đoạn có đánh dấu trước (Punch in time --- Punch out time). Bạn vào Transport rồi chọn Record Options. Khi làm bạn nên chọn chế độ mặc định Sound on sound.
Thông thường ở Track 1 tôi mặc định đây là track chứa giai điệu bài hát (tất cả các bài), điều này giúp ta dể nhớ tắt giai điệu khi phát phần đệm trên đàn organ.
Làm Intro: Đây là phần mở đầu và rất quan trọng của một bài nhạc nền, khi bạn viết xong intro, cũng có nghĩa là bạn đã hoàn thành phân nữa rồi, những phần còn lại dễ dàng hơn nhiều (khi tập làm một bài Midi bạn nên chọn cách làm lại bài đã được phối trong các đĩa nhạc, dĩ nhiên nên chọn bài mình thấy vừa sức).
Track 1 là track giai điệu nên ta bắt đầu bằng việc Clik phải vào track 2, chon Track Properties. Khi hộp thoại track properties hiện ra, các bạn chon vào Patch để chọn nhạc cụ ta muốn thu.
Các bạn nên thu giai điệu chính của intrto trước, khi giai điệu chính đã có trên nền trống, ta lần lượt đưa Basse, piano, string, Brass……..vào các track còn lại, cách chọn nhạc cụ cho mỗi track, cũng như cách thu hoàn toàn như nhau.
Đối với những câu nhạc quá nhanh bạn đánh không kịp, ta có thể cho teppo chậm lại, trong lúc đàn bị sai nhịp hay trễ đừng sợ, hãy đàn hết câu với đúng sắc thái sau đó ta vào chế độ Piano Roll để chỉnh sửa lại. Có một cách khác là vào Encore chép câu nhạc lưu lại dưới định dạng Midi, rồi insert vào track mà ta muốn (cách này tôi chưa thử). Khi thu xong các track nhớ quay trở lại track 10 để làm phần trống lại cho khớp nhạc nhé.
Trong khung Track phía trái cửa sổ làm việc, ta có thể ghi tên nhạc cụ của track vào để dể theo dõi. Các bạn có đến 13 track (track 1 cho giai diệu, track 9,10 cho trống) tha hồ mà biên chế nhạc cụ nhé chỉ sợ “đông đứa” quá ồn.
Khi thu xong phần Intro, ta tiến hành thu phần giai điệu của bài, có phần giai điệu trước dể làm phần đệm hơn. Tuỳ theo cấu trúc của bài phối, thông thường hát lần một rồi gian tấu, hát lần hai, lập lại, coda…..ta chỉ cần thu phần đệm của lần một, sau đó, khi làm gian tấu xong (hoặc lập lại intro) ta chỉ việc coppy lần 1 thành lần 2, kể cả việc lập lai điệp khúc cũng có thể coppy, Tuy nhiên để ráp các đoạn lại với nhau cho đẹp đôi lúc củng phải vào Piano Roll chỉnh lại. Chức năng copy, bạn có thể sử dụng cho từng nốt nhạc, từng track, tất cả các track ….Ngoài ra bạn cũng có thể chỉnh lại độ mạnh nhẹ, độ dài, to nhỏ của từng nốt nhạc bằng cách clik phải vào nốt nhạc cần sửa trong chế độ Piano Roll, cửa sổ Note Properties hiện ra cho phép bạn thay đổi các thông số về trường độ, cường độ….
Khi thu xong tất cả các Track của lần một, các bạn nhớ làm chuẩn xác theo bài phối, để khi coppy lại ta không cần phải chỉnh sửa hai lần. Sau khi làm xong những phần không thể coppy, nghe lại ,chỉnh sửa và …xem như hoàn thành nhé.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2008

Làm nhạc Midi trên máy tính với phần mềm Sonar 6 (phần 2)

Thực hiên làm bài Midi
+ Trước khi các bạn thực hiện thao tác làm bài với phần mềm, bạn nên viết phần phối khí của bài nhạc trên giấy, bài phối của các bạn viết càng chi tiết bao nhiêu thì khi thực hành làm bài bạn không cần phải nghĩ suy mà chỉ tập trung cho phần kỷ thuật. Bài phối trên giấy phải được tính chi tiết từng đoạn, từng câu, khớp từng ô nhịp chổ nào Fill chổ nào Tuti…..Có nghĩa là bạn phải làm trước công việc hoà âm cho một ca khúc với đầy đủ các phần: Intro - Đoạn 1 - Điệp Khúc- Gian tấu – Hát lại lần 2 - Đoạn Coda - phần out nhạc ……Bài Midi của các bạn có hay hay không là ở chính giai đoạn này đây – khi tiến hành làm trên máy có thể bạn sẽ chỉnh sửa lại những chỗ chưa vừa ý, nhưng cái chính vẫn là khi bạn viết hòa âm cho bài. Vì vậy bạn nên đầu tư nhiều một tí về cách viết intro, chọn mẫu trống, bass….nói chung là một số kỷ năng về phối khí (cái nầy các bạn cũng có thể nghe nhạc để học theo hay tăng cường đi show để học hỏi).
+ Bây giờ chúng ta bắt đầu thao tác nhập nốt nhạc MiDi vào phần mềm. Trong trình đơn Views, ở chế đô Staff phần mềm cho phép bạn nhập nốt nhạc bằng cách viết trên dòng nhạc, nhưng viết lâu hơn đàn vã lại câu nhạc khi viết sẽ không có sắc thái như khi chúng ta đánh trực tiếp.
Trước tiên chúng ta làm phần mẫu trống. Clik phải vào track 10 chọn Track properties , một hộp thoại hiện ra chọn Browse Patches -- chọn 1 Standard Kit , Clik OK.
Thông thường phần trống tôi víết trực tiếp lên phần mềm. Bạn vào trình đơn Views chọn Piano Roll.
Ở chế đô Piano Roll bạn có thể sử dụng biểu tượng hình cây viết và chọn giá trị hình nốt để viết vào. Hàng ngang là các nhạc cụ trong bộ gõ, các hàng dọc là biểu thị của phách, nhịp . Các bạn chỉ cần đặt nốt nhạc (hình thoi) vào vị trí các phách đúng theo tiết điệu. Khi viết xong các bạn cho Play để nghe lại, nếu chưa vừa ý ta có thể chỉnh sửa lại. Ngoài ra đối với các loại đàn Yamaha (từ PSR 1500 trở lên), ta có thể thu trực tiếp phần trống của đàn (chỉ riêng phần trống) để nguyên hoặc chỉnh sửa lại sử dụng. Chú ý khi thu mẫu trống của đàn các bạn phải chỉnh Tempo của đàn và trên phần mềm giống nhau, khi thu vào mới chính xác.
Khi các bạn viết hoặc thu, có thể ta đặt không chính xác hoàn toàn hoặc khi thu vào có chênh lệch vị trí các (theo hàng dọc). Các bạn đánh dấu vùng chọn (tô khối) cần làm cho chính xác, vào trình đơn Process chọn Quantize. hộp thoại Quantize hiện ra, trong mục duration cho phép bạn chọn giá trị trường độ để quantize. Clik OK phần mềm sẽ tự động sắp xếp các giá trị trường độ chính xác vào các phách. Chức năng quantize cũng thực hiện giống như thế với tất cả các track còn lại. Tuy nhiên đói với các câu nhạc, nếu các bạn thấy mình đánh đẹp và tốt rồi thì không nên quantize, để câu nhạc có độ sớm trễ một tí nghe thực hợn
Bạn chỉ cần làm mẫu trống từ 2 đến 4 ô nhịp trở lại, sau ta thoát khỏi chế độ Piano Roll , nhìn vào cửa sổ làm việc của Sonar, các bạn sẽ thấy những ô nhịp vừa làm hiển thị trên trắc 10.
Bây giờ ta đánh dấu 2 (hoặc 4) ô nhịp vùa làm rồi copy, sau đó dán tiếp tục, bạn dán bao nhiêu ô nhịp mà chẳng được. Chúng ta làm phần trống trước để có phần nền giữ nhịp khi ta nhập các track khác vào.


Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2008

Làm nhạc Midi trên máy tính với phần mềm Sonar 6 (phần 1)

Các bạn thân mến! theo yêu cầu của một số giáo viên dạy âm nhạc đề nghị mình huớng dẫn làm nhạc Midi trên máy vi tính để phục vụ giảng dạy. Hôm nay mình viết một bài hướng dẫn để các bạn có thể mày mò ở nhà. Thật ra thì đây chỉ là những kinh nghiệm của mình thôi, nếu có gì sơ xuất mong được thông cảm. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì thì liên hệ với mình hoặc có thể ghi vào phần nhận xét mình sẽ hổ trợ bằng khả năng của mình.
Tuy nhiên có một số điểm các bạn cần lưu ý một số yêu cầu sau :
+ về phương tiện:
-Đàn Organ có đường kết nối qua Midi (Đối với đàn Yamaha từ PSR 520 trở lên là tốt rồi).
-Một máy vi tính với cấu hình Ram từ 512 trở lên .
-Dây Midi để kết nối từ đàn qua máy vi tính (hiện nay trên thị trường có hai loại: một loại kết nối với đàn qua cổng Gamport, một loại kết nối với đàn qua cổng USB)
+Về Khả năng:
-Khi làm nhạc nền trên đàn Organ, bạn đã có phần đệm thu sẵn của đàn với đầy đủ trống, bass… có nghĩa là bạn không cần phải làm phần nền vì đã có Rthym của đàn. Nhưng khi làm nhạc Midi trên máy vi tính, tất cả các phần từ trống, bass, piano, String….đều do bạn tự làm hết. Vì vậy bạn cũng cần phải có một chút tư duy về phối khí cho ban nhạc nhẹ, về mẫu trống, bass.. Có nghĩa là khi bạn làm nhạc trên máy tính bạn vừa là người viết phần phối khí và vừa là nhạc công để nhập phần phối vào máy. Cách này làm hơi cực, nhưng cái hay là sự tùy biến, khi phối nhạc chúng ta có quyền thực hiện bài phối theo ý đồ của mình, nhạc nền giống với khi ta đệm hát bằng ban nhạc nhẹ. (Cũng có một số phần mềm khác sẽ hổ trợ phần nhạc nền như Bend in box … nhưng trong bài hướng dẫn này, mình không đề cặp đến để các bạn cố gắng tập làm, nó như một thứ rèn luyện kỷ năng và hiểu biết của mình).
Hiện nay chúng ta có thể làm nhạc Midi trên máy vi tính bằng rất nhiều phần mềm khác nhau như: Cakewalk, Sonar, Nuendo, Cubase, Bend in box…..So với Cubase hay Nuendo thì CakewalkSonar có giao diện gần gũi, dễ thao tác nhất là đói với những bạn đã sử dụng phần mềm chép nhạc Encore. Trong bài viết này mình chỉ đề cặp đến Sonar và cũng chỉ nói đến những phần có liên quan đến làm nhạc Midi hướng dẫn sử dụng phần mềm Sonar 6 các bạn có thể tìm download trên mạng.
Phần mềm Sonar đã có phiên bản 7.0, nhưng tôi khuyên các bạn nên sử dụng bản Sonar 3 hoặc 6. Khi chúng ta thao tác với các file âm thanh, Sonar sử dụng rất nhiều tài nguyên máy, các phiên bản càng về sau càng lớn dể làm những máy có cấu hình thấp chạy chậm hoặc treo máy.
Sau khi cài đặt thành công, lần đầu mở chương trình sẽ tự động quét và kết nối với các thiết bị và phần mềm liên quan âm thanh trong máy bạn. Giao diện Sonar 6 thế này
Chọn kết nối:
.Kết nối đàn và máy vi tính: Dây kết nối midi gồm một đầu gắn vào đàn và một đầu gắn vào máy vi tính.
Đầu gắn vào đàn có hai ngỏ: in và out chú ý, ta gắn dây có đánh dấu in vào ngõ out của đàn và dây đánh dấu out vào ngõ in của đàn.
Đầu dây còn lại có một ngõ để gắn vào máy (nếu là dây loại đầu cổng COM thì các bạn cắm vào lổ gamport, còn nếu là đầu dây USB thì bạn gắn vào ngõ USB của máy)
Bây giờ ta vào Options của phần mềm, chọn Midi devices, một hộp thoại xuất hiện cho phép bạn chọn cổng ra vào. Khi kết nối với đàn tôi chọn cổng Midi port
Khi kết nối thành công, các bạn đánh thử vài nốt nhạc và nhìn vào góc phải của thanh Taskbar chúng ta thấy biểu tượng hình phím đàn chớp chớp đèn nhỏ màu đỏ, hoặc bạn cũng có thể mở một File Midi có sẳn trong máy để nghe trên đàn.
Mở một File mới :
Vào File chọn New, hộp thoại New Project file xuất hiện. Sonar 6 cho phép ta chọn rất nhiều hình thức thao tác, nhưng ở đây ta làm Midi nên tôi chọn 16 track Midi. Bạn cũng đừng quên bỏ dấu kiểm ở mục Store Project Audio its own Folder, để khi làm xong ta dể quản lý file Midi được lưu lại. OK chúng ta có đựoc giao diện
Các bạn có thể thu nhỏ của sổ làm việc của các track khi bấm vào Minimize Strip ở mỗi track.
Bây giờ các bạn vào Options chọn Instruments. Hộp thoại Assign Instruments xuất hiện. Thông thường mặc định các bạn chọn track 10 làm phần trống, ta kết nối với Yamaha XG Drum kits (tôi sử dụng luôn cả track 9 để them bộ gõ phụ) còn các track từ 1-8 và từ 11-16 ta kết nối với Yamaha XG. Chọn OK.
Sau khi clik OK các bạn đã có thể sẵn sàng cho việc thu Midi tác phẩm phối khí của mình rồi. (xem tiếp phần 2)

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2008

Trắc nghiệm và đôi điều ưu tư.

Mấy năm trở lại đây,việc tổ chức kiểm tra học kỳ bằng hình thức trắc nghiệm đã và đang được áp dụng rộng rãi trong cả nước. Nhất là trong năm học 2007-2008, đề kiểm tra học kỳ của Sở giáo dục An giang ( Khối 9 ) có đến sáu môn hoàn toàn trắc nghiệm, những môn còn lại vừa trắc nghiệm kết hợp tự luận. Đối với đề của cấp phòng Giáo dục ( cho các khối 6,7,8 ) không có môn hoàn toàn trắc nghiệm, nhưng mỗi môn kiểm tra củng đều có hai phần kết hợp trắc nghiệm và tự luận với quy định cụ thể giờ giấc cho từng phần. Việc áp dụng trắc nghiệm vào các bài kiểm tra là một trong những nội dung đổi mới phương pháp giáo dục mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động trong mấy năm qua. So với cách kiểm tra tự luận như trước đây, phương pháp kiểm tra trắc nghiệm có nhiều ưu điểm hơn. Cùng một thời lượng nhưng sử dụng phương pháp trắc nghiệm có thể kiểm tra một lượng kiến thức rộng hơn gấp nhiều lần, giúp các thầy cô giáo hạn chế được việc học " tủ " của học sinh ....Nói chung chúng ta không thể phủ nhận những mặt tốt mà nó mang lại trong giáo dục. Tuy nhiên, với tư cách là một giáo viên dạy THCS bản thân tôi có những ưu tư nhất định
Đối với học sinh THPT, các em đã có một nền tản kiến thức các môn học từ cấp THTHCS, hơn nữa các em đã đủ lớn để có nhận thức tính đúng sai của vấn đề, đủ tinh tế để nhận ra những khác biệt nhỏ trong các câu trả lời, vì vậy, việc áp dụng hình thức trắc nghiêm trong kiểm tra là hoàn toàn hợp lý. Nhưng đối với học sinh bậc THTHCS thì việc áp dụng thi bằng hình thức trắc nghiệm đặc ra một số vấn đề mà về lâu dài đáng để chúng ta suy ngẫm.
Có một thực tế là hiện nay học sinh cấp THCS rất ít đọc sách, quan sát một số thư viện của các trường THCS trong địa bàn tỉnh An Giang, hầu như các em học sinh vào chỉ để đọc truyện hình. Nhìn chung văn hoá đọc trong học sinh giảm đi nhiều do những yếu tố chủ quan củng như khách quan, từ đó dẫn đến khả năng diễn đạt về một vấn đề của các em bị hạn chế rất nhiều. Ở mỗi đợt chấm bài kiểm tra có phần tự luận, số lượng bài kiểm tra viết những câu què cụt, vô nghĩa ở khối lớp 6 chiếm đến 30-40% trên tổng số bài chấm, tỷ lệ này giảm dần theo mỗi cấp lớp, nhưng đến cấp lớp 9 vẫn không dưới 15-20%. Thiếu đọc nên vốn từ của các em không phong phú điều này dẫn đến việc các em lúng túng trong biểu đạt về một vấn đề sao cho mạch lạc rỏ ràng.
Đối với độ tuổi THTHCS, các em bắt đầu tiếp nhận các kiến thức văn hoá xã hội thông qua các môn học trong nhà trường, qua đó hình thành sự nhận biết với thế giới xung quanh. Từ chỗ nhận biết các sự vật sự việc, tiến tới chỗ có thể diễn tả lại chính xác các sư vật, sự việc trong mối quan hệ của chúng với cuộc sống. Chính sự rèn luyện đó dần dần hình thành trong các em tư duy nhận định về cuộc sống xã hội và thông qua các bài tự luận các em tập diễn đạt, trình bày những nhận định,ý kiến của bản thân và giải quyết các yêu cầu đặt ra. Đây chính là một trong những đòi hỏi của cuộc sống khi các em ra đời lao động, công tác. Thầy Thịnh, giáo viên dạy sử lâu năm của trường THCS Cái Dầu thốt lên sau khi kiểm tra học kỳ 2 năm học 2007-2008 :" tình hình này thì ta có thể tìm vô số các nhà thống kê sử học, còn lý luận phê bình thì chắc chịu thua". Trắc nghiệm có thể kiểm tra một mãng kiến thức lớn, bao quát, nhưng đó là những kiến thức rời rạc và trãi rộng, nên nó chỉ nhằm kiểm tra kiến thức đã học thông qua sự nhận biết đúng sai, chứ không kích thích sự nghĩ suy về một sự vật sự việc cụ thể có mạch lạc và logic. Thầy Kỉnh- hiệu trưởng trường THCS Cái Dầu cho biết :"Ở một chừng mực nào đó, khi áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm đại trà các môn học, phần nào ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng viết của các em". Việc kiểm tra phần lớn là trắc nghiệm sẽ tạo cho các em tâm lý không cần thiết phải rèn luyện kỹ năng tự luận, vì hầu như cũng sẽ không áp dụng hoặc áp dụng rất ít trong thi cử ( Ở độ tuổi của các em, phần đông học chủ yếu để vượt qua các kỳ thi). Chính tâm lý ấy khiến học sinh không thiết tha với việc rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày. Ở hai quy trình kiểm tra tự luận và trắc nghiệm có sự khác biệt nhất định. Trong khi ở phương pháp tự luận thì kiểm tra là việc cho học sinh tái hiện chính xác những gì đã được học, có thể có thêm những nhận định, suy nghĩ bằng sự diễn đạt ngôn từ trong một sự liên kết nhất quán. Còn ở phương pháp trắc nghiệm thì kiểm tra là cho học sinh xác nhận độ chuẩn của kiến thức trên diện rộng thông qua việc chọn phương án đúng nhất. Như vậy đối với thi trắc nghiệm, học sinh chỉ cần xác định vấn đề đó đúng hay sai, còn việc diễn tả vấn đề ấy không cần thiết đối với yêu cầu kiểm tra. Ở một độ tuổi nào đó, khi mà từ nhận thức cho đến kỹ năng các em đã được trang bị đủ để có thể phán đoán, nhận xét sự việc sự vật, thì việc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm sẽ giúp các em mở rộng các mối quan tâm trong học tập, phát huy được tính ưu việt của phương pháp. Đối với học sinh THCS, nhất là ở hai cấp lớp 6-7 ( theo quy của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trẻ 6 tuổi phải vào lớp một, trên thực tế ở độ tuổi này các em phát triển thể chất không đồng đều giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa gia đình giàu và nghèo do vậy có những học sinh khi vào lớp một còn rất nhỏ, đến lớp 6 các em vẫn là "ốc tiêu" trong lớp, mỗi lớp có khoảng mười mấy em trên số khoảng ba mươi lăm ), các em chưa đủ nhận thức về các vấn đề mang tính khái quát, xa vời. Tiếp xúc với một số học sinh lớp sáu, lớp bảy đa số các em cho rằng thi trắc nghiệm " dể ợt ", học sơ sơ là làm được. Cô Huỳnh Đào - Hiệu trưởng trường THCS Bình Long (Châu Phú - An Giang) cho biết :" Kiểm tra trắc nghiệm đối với học sinh lớp sáu, lớp bảy như là một sự đánh đố với các em, rất nhiều học sinh khá bị lúng túng trước việc chọn câu đúng khi mà đề kiểm tra có độ nhiễu cao ( tưởng chừng như câu nào cũng đúng), trong khi đó một số học sinh yếu lại "ăn may" khi nhắm bừa chọn bất kỳ ".Ở độ tuổi này các em chưa đủ sự tinh tế để nhận ra những sự khác biệt nhỏ. Ta có thể hình dung thế này, sau khi các em đã học về con mèo nhà em, nếu bảo các em mô tả lại những gì đã được biết về con mèo có lẽ sẽ dễ dàng hơn việc bắt các em phân biệt đâu là con mèo nhà em trong số những con mèo hầu như gần giống nhau về màu sắc. Khi các em mô tả, là quá trình các em rèn luyện kỹ năng tái hiện chính xác những kiến thức đã được học, qua đó các em có thể nắm được những tính chất, những đặc trưng của từng sự việc sự vật,hình thành một kiến thức nền nhất định, đến lúc này thì việc phân biệt cái đúng giữa những cái gần đúng sẽ dễ dàng hơn.
Trắc nghiệm là một hình thức kiểm tra có nhiều ưu điểm, tuy nhiên không phải hoàn toàn phù hợp với tất cả các cấp lớp nhất là cấp THTHCS. Chúng ta xây dựng một nền học vấn phổ thông toàn diện, có lẽ không ai trong chúng ta mong muốn đào tạo một lớp người giỏi kỹ thuật nhưng lại không thể tình bày mạch lạc một vần đề, một sự việc. Trên thực tế đã có những kỹ sư ra trường với loại khá nhưng viết một luận án thì rất chi là kinh hoàng về mặt câu cú, ngữ pháp. Ở mỗi một thời kỳ phát triển tâm sinh lý của học sinh, chúng ta áp dụng những phương pháp dạy học, đánh giá phù hợp sẽ phát huy được tác dục của giáo dục, ngược lại, ở một góc độ nào đó nó sẽ tạo ra sự khập khiển trong chiến lược phát triển con người. Nên chăng có những nghiên cứu sâu và rộng để có những định hướng phù hợp trong việc đánh giá kiểm tra cho từng lứa tuổi, từng cấp lớp học, làm sao phát huy hết tính ưu việt của các phương pháp, vừa đảm bảo được mục tiêu chiến lược giáo dục. Đối với học sinh Tiểu học và hai cấp lớp sáu bảy của THCS, Các em còn khá nhỏ, không nên áp dụng hình thức trắc nghiệm nhằm để các em rèn luyện khả năng tự luận. Lớp tám và lớp chín là hai cấp lớp bắt đầu đưa dần hình thức trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá, dần dần cho các em làm quen hình thức đánh giá mới để lên cấp THPT các em đã có một nền tảng kiến thức cơ sở củng như phương pháp học tập phù hợp với cách đánh giá kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm.
Đây chỉ là những ưu tư và ý kiến cá nhân của một giáo viên THCS nhằm đóng góp cho sự phát triển của nghành giáo dục nước nhà, rất mong sự quan tâm của quý thầy cô giáo vì tương lai con em chúng ta.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2008

Hình ảnh chuyến đi Hà Tiên 1

Hè nào trường tôi củng tổ chức một chuyến than quan du lịch cho giáo viên. Năm nay vì điều kịên kinh phí hạn hẹp nên chỉ tổ chức đi tham quan Hà Tiên trong một ngày ( 04-6-2008 ). Chỉ tham quan được vài chổ, không mang máy ảnh theo nên đành chụp lại một số cảnh chuyến đi bằng điện thoại di động nên hình ảnh không đẹp.

Khởi hành lúc 4 giớ sáng, mới hơn 7 giờ chúng tôi đã đến hòn Phụ tử, bái tắm vẫn còn lưa thưa người

Hòn Cha đã không chịu nổi gian nan cùng tuế nguyệt, chìm vào lòng biển khơi, để giờ đây phụ tử chia lìa, người yên nghĩ, kẻ vẫn còn chịu bao mưa gió cuộc đời....

Những bãi tắm ở Hà tiên sạch và yên tỉnh, các loại dịch vụ củng vừa phải và con người cũng còn được chút đặc tính hiền hoà hiếu khách của miền Tây.Không có cảnh chèo kéo khách hay mời gọi của các hàng quán. Tôi thích cách người Hà Tiên đón khách hơn là những bãi biển miền ngoài.

Cảnh quan các bãi biển Hà Tiên cũng đẹp và thoáng mát, mùa Hè là mùa gió Nam, các bãi tắm Hà tiên quay mặt về hướng tây nên luôn lộng gió mát mẽ cả ngày đêm.Tiếc là không ngủ lại để ngắm cảnh mặt trời lặn xuống biển Hà Tiên.

Hình ảnh chuyến đi Hà Tiên 2

Ăn sáng ở Hòn phụ tử và tham quan một tí, chúng tôi lên xe đi mũi Nai.

9 giờ chúng tôi đến mũi Nai, bãi tắm vẫn còn vắng vẽ yên tỉnh. giờ này củng chẳng ai muốn xuống nước.



Ngoài biển mưa lớn, một đám mây đen che phu cả tầm nhìn ra đảo Phú Quốc. Tắm biển mà có mưa lớn thì đở phải tốn 4 ngàn tắm nước ngọt.


Vậy mà cuối cùng trời củng không mưa, nắng bắt đầu lên. đã có vài người mang phao xuống biển tắm.

Cả trường xuống biển tắm, bọn thể dục đem theo trái bóng chơi bóng nước hò hét vang trời. Máy ảnh của điện thoại di động nên độ phân giải thấp, không thấy rỏ lắm
Cầu nổi Hà Tiên nổi tiếng một thời giờ đã được tháo dở (chổ có cây cột bưu điện gần bờ nước), thay vào đó là chiếc cầu bêtông cố định nối liền Tô Châu và chợ Hà Tiên. Ảnh chụp khi xe đi ngang qua cầu

Hình ảnh chuyến đi Hà Tiên 3

2 giờ chiều, sau khi đã tắm và ăn uống thoả thuê, chúng tôi lên xe ra chợ Hà Tiên mua chút đỉnh đặc sản biển. Chợ Hà Tiên đang trong thời kỳ xây dựng lại nên ngổn ngang đất đá . Các loại đặc sản biển củng không nhiều lắm, được có điều là giá cả củng vừa phải.


Các loại sò ốc được bày bán rất nhiều, lần đầu tiên tôi nhìn thấy con Móng tay ( đựng trong thau có để cái dĩa), ban đầu cứ tưởng là những củ xả đã được luộc !


Khu Chợ được sắp xếp khá khang trang và có trật tự, nhưng vẫn đúng là mùi của một chợ cá Biển



Không thấy cua biển lớn có lẽ được bán cho các nhà hàng hoặc bán lên TP.HCM. Các loại cá biển củng không nhiều lắm.


Những con ốc biển to màu sắc đẹp, ăn xong có thể lấy vỏ ốc làm gạt tàn thuốc lá.

Phút vắng khách co ro trên sạp cá, Chiều nay chợ Hà Tiên mua bán không tấp nập lắm.