Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Đi tìm ....tôi.

Tôi đi qua những cánh đồng
Về phía mặt trời nơi bắt đầu ngày mới
Tôi đi tìm tôi
Thuở phôi thai mầm sống
Ở nơi bắt đầu củng chỉ là dấu lặng
Trong bao la khoảng trắng đất trời.


Tôi đi qua những dòng sông
Qua những chiếc cầu thơm mùi gổ mới
Tôi đi tìm tôi
Một tuổi nào thơ dại
Tìm những yêu thương, tìm trời thơ ấu
Những dòng sông trôi mãi ngàn đời

Tôi đi tìm tôi
Giữa phố đời vạn nẻo
Lấm tấm nắng mưa, tháng ngày xuôi ngược
nẻo đường nào về nơi chốn củ,
Tìm cội nguồn nơi cuộc sống bắt đầu.


Tôi đi tìm tôi
Thuở mong manh hạt bụi.
Thuở tôi và em chỉ là chút hư vô.
Tôi đi tìm nơi đánh dấu lúc quay về,
Để được biết còn bao ngày dong ruổi.


Một kiếp lênh đênh,
Giữa đường trần muôn lối
Mong manh thân xác, lạc bước phiêu du.
Hun hút trời xa, ai quen ai lạ.
Hỏi bao giờ tìm được ra tôi !

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

phím...

Hơn một tháng rồi quá bận bịu với công việc, chẳng có thời gian mà lên bloge nữa. Thật sự củng chẳng biết phải viết gì nữa. Viết những điều mình muốn viết thì khó nghe cho người khác, mà ở đời có mấy ai chịu nghe những điều trái tai đâu. Còn phải viết những điều mình không muốn thì câu chử nó nhạt phèo, chẳng muốn bàn phím tí nào.
Mới hơn một tháng mà củng đã bao nhiêu chuyện xảy ra. Trong xóm có đến ba đứa trẻ chết đuối, trong đó có một đứa là học trò lớp tám của THCS Cái Dầu. Thật là tội, đầu xanh đã sớm ra đi, chúng đâu biết phía trước còn bao nhiêu chân trời mới ? ! Và một người bạn củng đã ra đi, rủ đôi tay đi vào một cỏi hư không, trống rổng. 47 tuổi, cái tuổi vừa chín mùi sự nghiệp của một người đàn ông. Nhưng mà hắn làm gì có chút sự nghiệp nào để mà chín mùi. Cả một đời lao động quần quật để nuôi vợ con, rồi đến lúc kiệt sức rủ xuống như một cây khô. Dường như trong ba bốn chục năm quen biết, chưa bao giờ thấy hắn được sung sướng, kể cả khi ra đi củng trong lặng lẽ đơn côi. Điều an ủi cho anh ấy là có rất nhiều người đến dự đám tang, đến để đưa anh về nơi an nghĩ cuối cùng. Có lẽ đó chính là nhân tình mà anh ấy để lại trong cuộc đời này. Nhưng mà rồi củng để làm gì cơ chứ, người nằm dưới kia liệu có an ủi được phần nào ? Sau cái phút giây lìa trần ấy, cái gì sẽ còn lại ? ! chẳng một ai biết, và có lẽ củng sẽ chẳng bao giờ biết được.

Một lần

Chỉ một lần ta đi qua đây.
Một lần thôi rong chơi trần thế.
Một lần rồi chẳng là lần nào nữa,
Rủ đôi tay ta vào chốn hư không.

Em và khúc nhạc tình.

Chợt xa chợt gần, như mưa chợt nắng.
Chợt khóc, chợt cười, chợt lạ, chợt quen.
Em là thơ để ta làm giai điệu,
Viết bản tình ca yêu mãi một đời.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Vẫn chưa có lương tháng 9 !

Tính đến ngày 30/9/2008, trên địa bàn huyện Châu phú ( An Giang ) có đến trên ba mươi trường THCS và TH, cùng với một số cơ quan ban ngành cấp huyện vẫn chưa được nhận lương của tháng 9/2008. Theo thông báo của kho bạc nhà nước huyện là địa phương không còn ngân sách để chi lương, trong khi đó phía uỷ ban nhân dân huyện vẫn chưa có một giải thích nào về vấn đề này. Giáo viên là những ngưòi chủ yếu sống bằng đồng lương. việc chậm nhận lương thật sự gây không ít khó khăn trong đời sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình đồng thời phần nào ảnh hưởng đến hoạt đọng giảng dạy. Thiết nghĩ chính quyền địa phương cần có biện pháp giải quyết nânh chóng lương tháng 9 cho các đơn vị trường học, cơ quan, tạo nên sự an tâm trong hoạt đông, công tác của cán bộ công chức và giáo viên trên địa bàn.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2008

Cần có một tấm lòng

Những năm gần đây, cuộc sống xã hội ngày một phát triển, mức sống về vật chất củng như tinh thần được nâng lên rỏ rệt. Những tiện nghi trong sinh hoạt đã có mặt trong hầu hết các gia đình từ thành thị đến nông thôn. Đã qua rồi cái thời ăn no măc ấm, giờ đây người ta đã có thể nghĩ đến việc ăn ngon mặc đẹp. Tuy chưa thể nói thịnh vượng nhưng rỏ ràng đời sống của người dân được nâng lên rỏ rệt về mọi mặt. Đây là điều mà mỗi người Việt Nam đều mừng vui và mong mõi. Tuy nhiên, trong sự vui mừng ấy, ta không khỏi cảm thấy băn khoăn , ray rức khi quan sát một số điều đang diển ra trong đời sống kinh tế xã hội của chúng ta. Khi mà cuộc sống vật chất trở nên đầy đủ hơn, dường như các vấn đề về mặt tinh thần có vẽ ít được chú ý. Người ta sống thờ ơ, ít quan tâm tới những vấn đề xã hội nếu như điều ấy không dính dáng đến quyền lợi cá nhân của họ. Bị cuốn theo những nhu cầu vật chất củng như những áp lực của cuộc sống, người ta dường như không có thời gian để quan tâm đến người khác. Đã có biết bao bi kịch gia đình xảy ra chỉ vì những người cùng sống dưới một mái ấm lại chẳng hề quan tâm chia sẻ lẫn nhau. Đã có những bậc cha mẹ chỉ vì theo đuổi những mục đích khác nhau trong đời, thờ ơ với con cái, để rồi một ngày nào đó phải nhận những hậu quả không mong muốn. Bao nhiêu người già phải sống khổ cực chỉ vì sự quên lãng một cách vô tâm của những đứa con. Vì lối sống thực dụng kiểu phương tây, vì quyền lợi vật chất và các nhu cầu hưởng thụ... hay vì cái gì..tôi thật sự không biết, nhưng rỏ ràng sự vô tâm đang là một vấn nạn nhức nhối trong cuộc sống xã hội hiện tại. Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta luôn bắt gặp đây đó những lọc lừa, dối trá, bắt gặp sự dửng dưng đến lạnh lùng của người đời trước những nghịch lý xã hội. Tâm lý cha chung không ai khóc dường như có ở mọi nơi, ai lại dại gì ôm rơm nặng bụng. Có những điều chỉ cần những người xung quanh quan tâm, can thiệp là đã có thể ngăn chặn được những bi kịch, hay những tình huống đau lòng xảy ra. Đã không còn những Lục Vân Tiên với tinh thần giữa đường gặp chuyện bất bằng ra tay. Rách việc ! chỉ tổ chuốc lấy những phiền nhiễu. Chúng ta trách những sinh viên bẻ trụi cả cây đào là xử sự thiếu văn hoá, nhưng lúc ấy nhóm những sinh viên ấy chỉ là một thiểu số của cả đám đông ngày hội. Giá như có những người đứng ra ngăn cản và giải thích, có thể những sinh viên ấy hiểu ra và đã không có cảnh khó coi đến thế. Nhưng tất cả đều dửng dưng, vô tâm nhìn sự việc xảy ra. Trong vidéo clip nữ sinh Cao Bằng đánh nhau, ta bắt gặp hình ảnh một nhóm thiếu niên tụ tập giữa ngã ba đường, đánh nhau đến lột áo ra. Hình ảnh ấy đập vào mắt tất cả mọi người đi trên đường, nhưng họ chỉ ngoái cổ nhìn vì tò mò, rồi chẳng bận tâm đi thẳng. Bọn nhóc con trai thì đứng xung quanh hí hửng thưởng thức màn đánh nhau như ciné. Một sự vô tâm đến lạnh lùng. Bọn nhóc chỉ đáng con cháu thôi mà, dừng lại xem chuyện gì và giải tán chúng nó, một người lớn không làm được, hai ba người lớn chẳng lẻ không giải quyết vấn đề tốt đẹp hơn sao. Không có ai quan tâm đến, chỉ là những ánh mắt bàng quan, dửng dưng. Trách nhiệm và nghĩa vụ với cộng đồng, với xã hội dường như không còn là của mỗi người nữa, Cái đó của ai đó mà. Người ta thờ ơ với các sự việc không dính dáng đến mình mà không hề cảm thấy ray rứt. Người Việt Nam có truyền thống gắn bó, đùm bọc, yêu thương nhau nhất là trong lúc "hữu sự". Bao nhiêu lần chống quân ngoại xâm, nhân dân ta đã thể hiện một tinh thần tương thân ái, chia sẽ đùm bọc nhau vì một mục đích chung cho cả cộng đồng. Đã có biết bao nhiêu con người vì không thể thờ ơ với số phận của cả dân tộc, chấp nhận hy sinh bản thân hoặc người thân của mình. Tôi đã rơi nước mắt khi đọc một bài viết của báo Tuổi Trẻ nói về một người mẹ đã chấp nhận tự ty giết chết đứa con vừa lên ba của mình để cứu sinh mạng của những người khác. Mẹ đã không vô tâm tí nào trong cái hành động giết con của mình ấy. Nhưng giờ đây mẹ vẫn nghèo, vẫn vất vã...có phải chăng vì sự vô tâm của người đời. Những người đã được mẹ giữ lại mạng sống bằng chính việc đánh đổi mạng của con mình ngày ấy có nghĩ suy gì không. Ở trong gian khó, người Việt chúng ta đã yêu thương gắn bó, góp những nỗi đau riêng thành nỗi đau chung, tạo nên một sức mạnh đoàn kết không gì lay chuyển được. Truyền thống ấy đã được ông cha ta xây dựng và giữ gìn từ thời mở nước. Nhưng ở trong thời bình, khi mà cuộc sống vật chất tinh thần đều một ngày một nâng lên thì người ta lại vội vàng quên đi cái giá trị tốt đẹp đã hình thành tâm hồn Việt bao đời nay. Người ta thờ ơ, lãnh đạm với mọi thứ gọi là chung. Cái "Tâm" của một thời đã làm nên sức mạnh Việt Nam giờ đây ở đâu rồi. Dường như chúng ta chưa thực hiện tốt với điều mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy " Đoàn kết,đoàn kết đại đoàn kết, Thành công, thành công đại thành công ".Không phải Người đã mong mỏi xây dựng một Việt Nam phát triển thịnh vượng trong sự đoàn kết gắn bó của cả dân tộc đó sao.
Sự vô tâm không chỉ đối với những vấn đề xã hội bình thường, mà nó xuất hiện ở cả những nơi lẽ ra nó không thể có. Tượng Đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, một công trình thể hiện niềm tự hào dân tộc. Để có được một sự tôn vinh như thế, máu của bao nhiêu người đã đổ xuống, không một ai không có tấm lòng,tất cả dành cho tổ quốc thân yêu, dành cho những đồng bào ruột thịt. Để xứng đáng với tiền nhân, lẽ ra phải toàn tâm toàn ý kể cả với một sự thành kính nhất định. Nhưng người ta vẫn vô tâm, bất chấp chất lượng công trình có thế nào, bất chấp hậu quả tác động của nó về nhiều mặt đối với cuộc sống xã hội, thực hiện như một sự trả nợ, bớt được chừng nào hay chừng ấy, để rồi xã hội lại phải gánh vác việc khắc phục hậu quả của sự vô tâm ấy. Liệu vong linh những người đã khuất có ngậm ngùi không khi mà cả niềm tự hào củng bị sự vô tâm làm vẫn đục. Cầu chui Văn Thánh,một công trình quốc kế dân sinh, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân TP.HCM. Trong mục tiêu xây dựng xã hội ngày một phát triển, đưa Việt Nam vươn lên ngang tầm với các nước trong khu vực. Những người có trách nhiệm cần có một tấm lòng đối với công việc, đó củng là nghĩa vụ đối với tổ quốc của mỗi công dân cho dù họ có ở cương vị gì. Thế nhưng sự vô tâm vẫn không buông tha, người ta vẫn thực hiện công việc dường như không một chút trách nhiệm, kể cả việc có thể sẽ ảnh hưởng đến tài sản tính mạng của nhân dân. Bao nhiêu tỉ đồng lại phải chi ra để khắc phục hậu quả của nó. Rồi còn nhiều, nhiều nữa, qua báo chí ta biết có bao nhiêu công trình, bao nhiêu vấn đề lớn lao của đất nước được thực hiện với một tinh thần trách nhiệm hời hợt tạo nên những hậu quả kinh tế, xã hội mà sau đó phải khắc phục, phải sửa chửa tốn kém bao nhiêu tài vật. Nếu không phải là vô tâm thì ta có thể dùng từ gì để nói về điều ấy. Dường như sự vô tâm đã là căn bệnh của xã hội. Những giá trị tinh thần đã hun đúc tâm hồn người Việt mờ dần trong cơn lốc kinh tế thị trường. Người ta đã không còn ứng xử theo kiểu bầu ơi thương lấy bí cùng..sẽ chia, quan tâm đến cộng đồng, quan tâm đến cuộc sống phát triển của dân tộc. Ngay cả đến thiên nhiên củng không tránh khỏi sự vô tâm của con người. Hàng ngàn hecta rừng bị chặt phá bởi bọn được gọi là Lâm tặc, những cánh đồng lúa trĩu nặng phù sa bổng chốc biến thành những sân gôn, những khu vui chơi để người nông dân phải ngậm ngùi vì chẳng được cuốc cày. Sự vô tâm như một căn bệnh trầm kha mà xã hội phải vương mang. Nó phá vở đi những nền tảng đạo đức mà ông cha ta đã dầy công gây dựng. Đâu rồi hình ảnh những người Việt hiền hòa, biết quan tâm, biết sẽ chia và gắn kết nhau trong cuộc sống. Xã hội sẽ như thế nào nếu mỗi thành viên của nó đều thờ ơ, quay lưng lại với nhau. Rỏ ràng hậu quả từ sự vô tâm trong thời gian qua đối với kinh tế, xã hội là điều mà qua báo chí mỗi chúng ta có lẽ đều có thể hình dung mức độ tác động của nó đối với sự phát triển của nước. Chúng ta đã đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giặc dốt, giặc đói, giờ đây chúng ta củng nên xem sự vô tâm như một thứ giặc và chúng ta củng sẽ chiến đấu với nó không khoan nhượng. Tuy nhiên cuộc chiến đấu với sự vô tâm xem ra không hề giản đơn chút nào. Nó không giống như những kẻ thù đến từ phương trời xa, hay một thứ hiện hữu có hình dáng, có thể cân đong đo đếm. Nó như một thứ vi khuẩn tìm ẩn, len lỏi vào trong đời sống cộng đồng ngay từ trong chính bản thân những thành viên của nó. Vì vậy, cuộc chiến đấu này đòi hỏi phải được thực hiện ngay chính trong lòng mỗi người chúng ta. Hãy đánh thức những yêu thương đang ngủ quên đâu đó trong lòng mỗi chúng ta. Hãy mở lòng ra với cuộc sống, quan tâm chia sẻ với cộng đồng và đặc biệt ứng xử bằng một cái tâm có trách nhiệm đối với xã hội. Đó là một thứ nghĩa vụ cần có của mỗi người đối với Tổ quốc. Đất nước ta đang trên con đườn phát triển đi lên, phấn đấu ngang tầm với các nước trong khu vực. Mục tiêu ấy đâu phải sức của vài người hay vài tổ chức có thể làm được, mà nó đòi hỏi sự đồng thuận nhất trí của cả xã hội, đòi hỏi một sự đoàn kết gắn bó, mọi người cùng nhìn về một hướng, vì tương lai chung của cả dân tộc. Chống lại căn bệnh vô tâm tuy có khó khăn, song không phải chúng ta không làm được. Mỗi người cần soi rọi lại chính mình, đấu tranh với thói ích kỹ, vô tâm trong mỗi cá nhân. Hãy quan tâm sẻ chia với mọi người, chung sức chung lòng vì mục tiêu chung là sự tiến bộ xã hội và điều đặc biệt là mỗi người hãy đem cái tâm của mình ra phụng sự đất nước, sống có trách nhiệm với tổ quốc, với nhân dân. " Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền..." Trong đợt vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thiết nghĩ mỗi chúng ta cần học ở Bác một tinh thần trách nhiệm cao cả đối với tổ quốc, đối với những vấn đề chung của dân tộc, học ở bác một tình yêu thương bao la vô bờ bến đối với tổ quốc, đối với nhân dân, học ở Bác sự quan tâm sẽ chia đến từng số phận con người, và điều lớn lao hơn cả là học ở Bác cái Tâm trong sáng đối với cuộc đời. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, tin rằng đát nước Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng trong sự đoàn kết gắn của cả dân tộc.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Tôi đi dự trung thu.

Thật sự thì tôi chỉ là khách bất đắc dĩ của buổi phát quà vui trung thu cho trẻ em nghèo của ấp Vĩnh Bình ( xã Vĩnh Thạnh Trung,Châu phú, An Giang ). Một đứa học trò của tôi nhận lời đệm đàn phục vụ văn nghệ cho buổi sinh hoạt, rủ thầy đi dự trung thu. Củng hay hay, tham gia cùng các em đón trung thu, cùng hoà vào niềm vui của các em cho tâm hồn mình thư thái củng tốt. Vả lại tôi củng thích khi biết được có những sự quan tâm cho trẻ em nghèo vùng nông thôn. Năm nay, có vẽ các em thiếu nhi miền tây không được ông trời ưu ái, tết trung thu lại ngay bảo nên mưa suốt. Hôm nay, rằm tháng tám, buổi sáng đước một ít nắng, nhưng đến khoảng 14 giờ thì trời bắt đầu mưa trở lại. Buổi phát quà vui trung thu cho thiếu nhi nghèo của ấp Vĩnh Bình được tổ chức trong nhà lồng chợ Kinh 7 vừa xây xong, khang trang sạch sẽ, nên cho dù ngoài trời mưa nhưng vẫn có chổ cho các em sinh hoạt vui chơi. Từ xa đã nghe tiếng nhạc phát ra vang dội, hôm nay ấp chơi ngon, thuê hẳn cả một bộ âm thanh cùng với người đệm đàn cổ lẩn nhạc. Mới chưa được 6 giờ và mặc dù trời vẫn còn mưa nhỏ, nhưng đã có trên trăm em thiếu nhiêu trong khu vực có mặt ở nơi tổ chức. Ở ngay cứa nhà lồng chợ, đập vào mắt mọi người là một chiếc ngôi sao được làm bằng đền nê-ông có vẽ khá hoành tráng. Nhưng khi tôi bước vào trong tôi chẳng hề thấy một biểu ngữ, một băng rôn hoặc bục lễ hay thứ gì đại loại đẻ có thể xác nhận dây là một cuộc lễ. Ở ngay giữa khoảng trống của nhà lồng chợ, anh chàng chỉnh âm thanh chễm chệ với bao nhiêu dụng cụ lỉnh kỉnh, hai anh nhạc công cổ và nhạc cũng dọn chổ cho mình cạnh bên ấy. Ở sát phần tường của quày bán vãi là bốn chiếc bán theo kiểu bàn tiệc ( loại bàn tròn của các dịch vụ đám tiệc ở miền tây), ở đó đã có khoảng mười mấy vị chức sắc của ấp ngồi đó. Ngoài trời vẫn còn mưa nên hầu hết tát cả các em nhỏ có mặt đều tập trung vào trong nhà lồng chợ. Tiếng nhạc disco từ dàn loa công suất cao, hoà với tiếng hò hét chạy giỡn hết sức phấn khích của lủ nhóc. Không khí vô cùng ồn ào, náo nhiệt. Trong nhà lòng có đến trên trăm em thiếu nhi, nhưng tôi chỉ thấy có khoảng hơn chục cái lồng đèn, loại xài bóng đèn điện bán sẵn ở chợ. Không hề có một chút không khí đón trung thu nào. Hơn bảy giờ, một vị tiến đến chổ để âm thanh cầm micro rồi e ..hem.. thông báo luôn mà chẳng cần ổn định gì cả. " Hôm nay là ngày tết trung thu... phát quà..cho các em nghèo, em nào có tên thì nhanh chóng bước lên nhận quà". Một phụ nữ trung niên có lẽ người của hội phụ nữ ấp bước tới với hai túi ny lon đựng những phần quà được gói kín lại thành những gói vuông cỡ một hộp bánh bích-quy mười lăm ngàn.Cả trăm em thiếu nhi ùa tới bu kín cái bàn để quà, không khí ồn ào như một bầy ong vở tổ. Nguyễn văn A cha B mẹ C...có chưa ..nhanh vào...Trần thi D chaT mẹ S...có chưa...chưa à...để qua một bên...trương thị...nhanh chóng đi..." cứ thế những cái tên được xướng lên, những gói quà (không biết bên trong đựng gì nữa) trao ra vội vã. Số lượng thiếu nhi nghèo nhận quà trung thu đã được các ban ngành đoàn thể ấp xem xét và lập danh sách trước, hôm nay mưa quá có rất nhiều em không thể đến dự được. Số quà dành cho các em ban tổ chức để lại. Có lẽ trên trăm em nhỏ có mặt tại nhà lồng chợ kinh 7 đêm nay, chỉ chừng khoảng hai ba chục em nhận được những gói quà nho nhỏ ấy. Sau khi phát quà hết danh sách, thấy các em thiếu nhi vẫn bu quanh động nghẹt, vị chức sắc nãy giờ cầm micro xướng danh các em giải thích : " đây là buổi phát quà cho các em thiếu nhi nghèo đã có danh sách, vì vậy các em khác thông cảm, bây giờ đã xong mời các em đi... chúng tôi củng chan thành cảm ơn các mạnh thường quân đã hảo tâm đóng góp để thành công buổi lễ hôm nay". Đám con nít thấy chẳng còn có gì kéo nhau vào trong góc xa của nhà lồng hò hét đùa giỡn tự do. Còn đang ngơ ngác chưa kịp hiểu điều gì đã tháy bốn bàn tiệc được dọn ra, một anh chang trẻ mặc áo dân quân hì hục chiếc rượu từ cái can hai chục lít đầy nhóc ra chai, rồi trịnh trọng đặt lên mỗi bàn mỗi chai. Các vị chức sắc trong ấp, các vị khách mời trong đó có cả một nhóm hát tài tử của địa phương nhanh chóng chiếm lĩnh các bàn tiệc, buổi sinh hoạt vui trung thu của các em thiếu nhi, tự dưng biến thành một buổi liên hoan ca cổ tài tử thật hoành tráng. Không có một chiếc đèn trung thu nào được thắp lên, không có một lời về trăng về cuội, củng chẳng có một bài hát thiếu nhi nào về tết trung thu được vang lên. Ban tổ chức đã không hề có một sự tổ chức nào cả. Không chương trình, không lễ lạc sinh hoạt gì cả,ngay đến một tiết mục văn nghệ thiếu nhi củng không có, báo hại thằng học trò chả rớ được vào cây đàn organ. Đến khoảng tám giờ tối, một cô gái còn trẻ chạy chiếc attila vào thẳng chổ các bàn tiệc đang hồi náo nhiệt, cô trao cho anh chàng đọc danh sách lúc náy một túi nylon to. Anh ta nhanh chóng mượn chiếc micro của một cô đang hát dệt chặng đường xuân, rồi nhanh chóng xướng to : các em ơi lại đây đi, có rau câu đây. Lủ con nít nãy giờ đang hò hét reo vui trong kia, lập tức chạy ùa ra bu kín quanh cái bàn đựng cái túi ny lon có chứa những hủ rau câu còn lạnh. Có lẽ đây là quà của hội phụ nữ ấp hoặc của một vị mạnh thường quân nào đó. Lần này không có danh sách nên không khí thật sự lộn xộn quanh chổ phát rau câu. Đứa nào củng cố lách, cố chen vào cho kỳ được, nhao nhao vang dậy cả khu nhà lồng. Vậy rồi củng xong, chỉ có mấy chục hủ rau câu thôi mà, có lâu lắc chi đâu. đứ a có mặt mày hớn hở reo mừng, còn đứa không có đành tiu nghỉu lui ra tiếc nuối, nhưng rồi cả bon củng nhanh chóng hò reo kéo vào góc trong nhà lồng chợ chơi tiếp những trò của bọn chúng. Cuộc vui lại được tiếp tục, cái micro được một anh du kích giành lấy nổi hứng hát nhạc...hởi người yêu em như ngàn ánh sao...hoà theo cái giong thuốc rê sai nhịp lạc tông kia, bốn năm anh bước ra nhảy nhót tưng bừng phụ hoạ. Nhưng có lẽ chủ yếu là dân đồng ruộng, làm một xị đế rồi ca vài câu vọng cổ dễ hơn hát nhạc, nên chỉ vài bài nhạc không ra đầu ra đũa, thì chiếc micro lại được chuyển về cho nhóm ca cổ. Đến hơn chín giờ đêm, mệt mỏi quá tôi đành chia tay với chú em học trò về trước. Chia tay hắn cười với tôi không sao em ngồi không nhưng củng lấy đủ tiền. Tôi chạy xe ra đường trong lúc trời vẫn còn mưa lất phất, con đường nhỏ vắng hoe, trời mưa suốt đi đâu vui chơi trong đêm nay ? Mới hơn chín giờ mà làng xóm quê đã yên tĩnh vô cùng, tôi đi về mà trong lòng không biết vui hay buồn, sau lưng tôi trong yên ắng của xóm quê, giọng của cô đào trong nhóm ca cổ tài tử địa phương đang cất tiếng lên vọng cổ ngọt sớt một trích đoạn trong vở Người tình trên chiến trận.
Tôi không biết những người tổ chức đêm vui trung thu có hiểu trung thu là gì không ? Những mạnh thường quân đóng góp cho đên vui với mong muốn mang lại chút niềm vui cho thiếu nhi nghèo vùng nông thôn sẽ phát biểu gì đây. Tiền bốn bàn tiệc ấy phải chăng củng là của mạnh thường quân đóng góp ? nhưng cho dù tiền của ai đi nữa thì người lớn chúng ta ai lại làm vậy, chú ơi mỗi năm các cháu chỉ có một đêm thôi mà !

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2008

Người nghèo...bao giờ hết nghèo !

Mấy hôm nay bảo ở đâu đó ngoài biển Đông làm trời cứ mưa suốt. Cả ngày không thấy nắng, bầu trời chỉ toàn mây xám xịt một màu. Trời như thế này thì khổ cho những người lao động nghèo rồi. Buôn bán ế ẩm, bao nhiêu công việc phải ngưng lại thì ai mà thuê người làm. Ở cái thời buổi " gạo châu củi quế" này,cuộc sống của những người lao động thật sự quá bấp bênh. Tiền công lao động của một ngày sau khi chi cho cái ăn xong củng chẳng còn lại bao nhiêu, rồi còn những nhu cầu khác nữa. Vậy là chẳng còn gì để dành lại cho những ngày không có việc làm. Trời mưa liên tục ba bốn ngày thế này, chắc chắn sẽ có nhiều gia đình lao động nghèo lại phải chịu cảnh "giật gấu vá vai", mượn tạm chổ này , "quơ" vội chổ kia, chủ yếu chỉ để trang trải cái ăn. Chiều nay, vợ chồng đứa cháu trong xóm sang mượn ít tiền đong gạo. Hai vợ chồng trẻ, mới có đứa con đầu lòng vào lớp 1, gia đình cha mẹ đều nghèo chẳng giúp gì được. Không có nghề nghiệp, trình độ văn hoá lại thấp, hai vợ chồng làm cu li trộn hồ cho công trình xây bệnh viện của huyện củng chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Mấy hôm nay công trình ngưng lại do mưa, vợ chồng đành ngồi bó gối nhìn mưa suy nghĩ xem mượn tiền ở đâu để trang trãi cho những ngày ngồi không này. Còn vợ chồng chị Tư nhà bên thì bốn ngày nay ăn bún thay cơm. Nồi bún cá nuôi cả nhà mấy hôm nay ế vì mưa dầm, báo hại cả nhà phải bất đắc dĩ phải làm khách cho chính mình. Xóm tôi có hai lớp nhà. Lớp ở phía trước là những gia đình sống bằng nghề buôn bán hoặc là cán bộ công chức nên cuộc sống tương đói ổn định. Còn ở phía sau, mấy chục nóc gia đều là những gia đình lao động nghèo, cuộc sống của họ luôn phụ thuộc vào nhu cầu thuê mướn lao động ở địa phương. Họ làm việc chăm chỉ, nhưng thu nhập củng chỉ đủ sống bấp bênh qua ngày. Có quá nhiều thứ nằm ngoài khả năng thu nhập của họ. Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng vùn vụt, trong khi đó tiền công của người lao động thì chẳng tăng lên được bao nhiêu. Ngày qua ngày, họ luôn phải đối mặt với sự thiếu hụt. Qua được hôm nay lại phải lo cho ngày mai, cuộc sống có lúc nào thảnh thơi, an tâm cho chuyện " cơm áo gạo tiền". Bình thường chỉ phải lo đói lo no, nhưng những khi đau yếu bệnh hoạn thì quả cuộc sống thật sự là một gánh nặng. Vợ chú Bằng ở phía sau , nhà đông con lại nghèo, tối ngày làm thuê hết chổ này đến chổ kia, những khi bệnh không dám nghĩ, uống thuốc nam qua quít rồi mang con bệnh đi cùng đến chổ làm, hàng ngày ăn uống tiện tặn để lo cho con. Rồi một ngày xấu trời, cái cơ thể ấy không còn chịu đựng nổi trước phong ba cuộc đời, thiếm bị đột quỵ do suy dinh dưỡng và làm việc quá sức. Bây giờ người đàn bà mới trên 40 tuổi ấy chỉ như một cọng lau trước gió, nắng không ưa mưa không chịu : thiếm bị lao phổi nặng, hậu quả của những ngày ăn uống thiếu thốn lại phải lao động vất vả. Trong cuộc sống hiện tại, có bao nhiêu xóm nghèo với những mãnh đời như thế ? bao nhiêu số phận đã phải chấp nhận với những nghiệt ngã của cuộc sống chỉ vì họ nghèo. Việt nam đang đi vào hội nhập, kinh tế ngày một phát triển, cuộc sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Thế nhưng, song hành với sự phát triển ấy cái hố ngăn cách giàu nghèo củng ngày một nới rộng ra. Trong cái cơ chế kinh tế thị trường, đã xuất hiên không ít những triệu phú, những tỷ phú, thành đạt, sống một đời sống vật chất đầy đủ, thoải mái. Nhưng bên cạnh đó một bộ phận dân nghèo không nhỏ phải thường xuyên đối mặt với những biến động về giá cả, vốn là sự tất yếu của thị trường. Với họ chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền thôi, củng đã phải tất tả ngược xuôi rồi. Tiền công lao động thì không tăng bao nhiêu, trong khi đó giá các mặt hàng thiết yếu tăng lên vùn vụt, tự dưng giá trị ngày công lao động bị hạ xuống. Người lao động nghèo sẽ được chia phần bao nhiêu trong chiếc bánh kem sữa đầy vẽ hào nhoáng được gọi là lợi nhuận. Với thời giá như hiện tại, thì đồng lương mà họ nhận chỉ đủ tái sản xuất lại sức lao động. Ở miền tây, hầu như lao động trẻ ở nông thôn đều đổ về các khu công nghiệp ở Bình Dương, Long An, TP.Hồ Chí Minh, hoặc phu việc nhà, phụ quán ăn trong nội ô TP.HCM. Họ là những lao động nghèo, không có đất sản xuất hoặc có đất nhưng nằm trong khu vực quy quạch giải toả. Có một thực tế là hầu như các khu lao động nghèo ở các thị xã, thị trấn trong phạm vi cả nước đều có những quy hoạch nhằm chỉnh trang độ thị, phất triển nông thôn. Có những nơi làm tốt công tác đền bù giải toả và tái định cư, tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng lại củng có quá nhiều nơi thực hiện một cách qua quít vội vả, đưa dân vào trong các "cụm tuyến dân cư" trong khi hạ tầng cơ sở vẫn chưa hoàn chỉnh. Đường xá lầy lội, thiếu nước , thiếu điện, việc làm lại không có, loay hoay là đã ăn hết cả số tiền đền bù giải toả. Họ vốn đã nghèo, bây giờ còn nghèo hơn nữa. Ở nông thôn có được bao nhiêu việc làm, họ đành phải chấp nhận với cuộc sống xa nhà, đổ xô về các khu chế xuất, khu công nghiệp với hy vọng kiếm được một ít vốn sau năm ba năm làm việc. Nhưng với tình hình vật giá luôn biến động như hiện tại, đồng lương trung bình từ 1 triệu rưởi đến 2 triệu rưởi trên tháng, họ sẽ dành lại được bao nhiêu sau khi đã chi trả cho các khoản ăn, trọ và những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Những lao động ở lại nông thôn thì công việc làm không ổn đinh, nó tuỳ thuộc vào từng thời điểm, người lao động luôn phải đối mặt với vấn đề "hết việc", nên cuộc sống của họ vốn đã không ổn định lại càng bấp bên hơn. Ông bà ta có câu " tận nhân lực mới tri thiên mạng", đâu phải ai trong số những người nghèo đều là người lười biếng ngại lao động. Tất cả mọi người đều mong muốn mình và gia đình có một cuộc sống tốt hơn, họ đã cố gắng hết sức mình rồi, đã " tận nhân lực " rồi, nhưng cuộc sống vẫn không khá hơn. Có lẽ giờ đây họ chỉ còn chờ "Thiên mạng" xem có phép màu nào cho những lúc bức bách vì những đòi hỏi hàng ngày.
Có thể nói người lao động nghèo hiên nay luôn gặp phải những khó khăn vật chất trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho dù họ có việc làm ổn định hay không ổn định. Chính việc tăng giá của các mặt hàng đã làm cho giá trị ngày công lao động của họ trở nên rẻ mạt. Giải pháp nào cho người nghèo, đây là một bài toán lớn mà câu trả lời không phải giản đơn và không phải một vài cá nhân có thể làm được. Tuy nhiên nếu như các nhà quản lý có thể bình ổn được giá cả các mặt hàng thiết yếu và có những chính sách hợp lý trong việc định hướng tiền công lao động, sẽ giãm được phần nào gánh nặng chi tiêu của người lao động. Làm sao, sau khi chi cho cái ăn rồi, họ vẫn còn lại chút ít dành cho các nhu cầu khác, nâng cao mức sống lên so với hiện tại. Đối với các khu quy hoạch, điều cần thiết là cái tâm của những người làm công tác tái định cư , cần đặt lợi ít thiết thực của người dân lên đầu, nhất là vấn đề tạo công việc làm. Thông thường khi đến một nơi ở mới, phải mất một, hai năm mới có thể ổn định cuộc sống, nếu như có được sự hổ trợ, giúp đở tư bên ngoài, người lao động sẽ rút ngắn thời gian chờ việc, giãm bớt những khó khăn trong đời sống.
Người nghèo...bao giờ hết nghèo ? có lẽ đây là một câu hỏi khó tìm ra lời giải đáp trong một sớm một chiều. Nhưng với những chính sách hợp lý trong việc quản lý, bình ổn giá cả thị trường, củng như các chính sách về lao động tiền lương, chắc chắn người lao động sẽ được hưởng lợi, đời sống của họ sẽ phần nào được cải thiện. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự đồng bộ khi thực hiện các giải pháp, có như thế mới phát huy được tác dụng trong việc giải quyết bài toán cho người nghèo. Những năm gần đây chúng ta đã chi rất nhiều tiền cho cho công tác xoá đói giãm nghèo, và củng có nhiều báo cáo ở nơi này nơi kia đã giãm được tỷ lệ hộ nghèo. Thế nhưng nghèo giàu đâu phải chỉ là những con số, mà nó liên quan đến từng số phận của những con người, vì vậy hãy thực hiện công tác này bằng cái tâm, điều mà ông bà ta từng dạy:
Nhiểu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2008

Huyện Châu Phú triển khai các lớp Dịch vụ công cấp THCS

Nhằm thực hiện chủ trưong xã hội hoá giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS . Trong năm học 2008-2009, phòng Giáo dục huyện Châu phú đã tổ chức triển khai thí điểm các lớp " Dịch vụ công" ở ba trường THCS trong địa bàn : THCS Cái Dầu ( 4 Lớp ), THCS Bình Mỹ ( 1 lớp ), THCS Mỹ Đức ( 2 lớp ). Đây là một hình thức liên kế xã hội hoá giáo dục, kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc nâng cao chất lượng môi trường giáo dục ở cơ sở, bên cạnh nó cũng giúp cho các trường có thể phần nào giải quyết khó khăn về vốn trong đầu tư c. Học ở các lớp " Dịch vụ công", học sinh phải đóng một khoản học phí cao gấp nhiều lần các lớp công lập bình thường. Nhưng bù lại các em sẽ được học tập với một sự đầu tư cơ sở vật chất tối ưu ( phòng máy lạnh có trang bị hệ thống máy phóng kết nối với máy vi tính để phục vụ giảng dạy bằng bài giảng điện tử). Đặc biệt, học ở các lớp này học sinh sẽ được nhà trường theo dõi thường xuyên và thông báo với gia đình về các mặt rèn luyện của học sinh, từ đó nhà trường sẽ tổ chức bồi dưỡng cho những học sinh khá giỏi và phụ đạo cho những học sinh yếu, vì vậy các em khôngphải đi học thêm bất cứ môn học nào. Các lớp "dịch vụ công" ra đời củng đã nhân được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, nó đáp ứng được nhu cầu chọn dịch vụ tối ưu khi à cuộc sống ngày càng được nâng cao. Hiện tại Phòng Giáo dục huyện Châu phú vá các trường có triển khai lớp "dịch vụ công" đang hoàn chỉnh các quy chế hoạt động củng như đầu tư trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy. Bằng với sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh, tin rằng các lớp "dịch vụ công" sẽ phát huy được tác dụng đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình giáo dục hiện tại

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

Những nẻo đường quê

Có lẽ tôi mãi vẫn là người củ, người của đường làng bóng tre. Tôi luôn cảm thấy mình không phù hợp với những ồn ào náo nhiệt của chốn phố chợ, không phù hợp với nhịp sống luôn tất bật, luôn hối hả của người "kẻ chợ". Mỗi sáng phải dậy theo chuông báo thức, rồi ăn sáng vội vàng để kịp giờ đến chổ làm. Buổi trưa buổi chiều còn phải tranh thủ chạy rước con ở nhà trẻ. Buổi tối củng đâu phải là lúc được thảnh thơi . Nào là chuyện con cái, chuyện gia đình, bao nhiêu là thứ mà buổi ngày không làm được vì bận rộn, kể cả khi đi ngủ củng phải đồng hành cùng với những toan tính cho cuộc sống. Ngày cứ thế trôi qua vùn vụt trong sự tất bật, dường như không còn thời gian để dừng lại nghĩ suy, chiêm nghiệm. Người ta sống gấp gáp , vội vả như là chẳng còn thời gian để sống. Mà không như thế củng đâu có được. Cuộc sống cứ như một guồng máy mà mỗi cá nhân như một con đinh vít, phải xoắn, phải xoay theo một chiều được định sẳn. Cuộc sống càng phát triển bao nhiêu, thì con người lại càng bị ràng buộc bởi chính cái nhịp sống hối hả của nó bấy nhiêu. Quay cuồng trong những lo toan vất vã, ngày qua ngày dường như không còn những phút giây thư giản thoải mái. Những khi cảm thấy quá ngột ngạt, tôi lại tìm cho mình một chút cân bằng tâm hồn bằng cách rẻ vào một con đường quê bất chợt gặp được, rồi cứ thế mà dong ruổi,mà nhìn ngắm.
Một mình chạy xe lang thang vào các con đường quê yên tỉnh rợp mát bóng cây, quan sát cuộc sống của cư dân sống dọc theo hai bên đường là một trong những điều tôi rất thích thú. Củng chẳng có mục đích gì, chỉ đơn giản là tìm lấy một chút thư giản để cân bằng tinh thần sau những giờ vùi đầu với công việc. Bỏ lại sau lưng những ồn ào phố xá, cái không khí yên ắng thanh bình của những con đường nhỏ chốn quê luôn mang lại cho tôi những cảm giác bình yên khó tả. Những phiền muôn trong cuộc sống, những vây hãm của cơm áo gạo tiền, kể cả những toan tính cho cuộc đời củng dường như tan biến. Cảm giác thư thái chiếm lấy tâm hồn, dường như ta trở lại với một tuổi nào thơ dại, lại được đắm mình trong cái không khí ấm cúng chân tình của chốn làng quê. Những con đường quê nhỏ ở miền Tây giờ đây không còn ổ gà ổ voi, mùa mưa đến lầy lội như xưa. Cuộc sống ngày một phát triển, bộ mặt nông thôn miền tây giờ củng đã sáng sủa hơn. Đa số những con đường đã được láng nhựa hoặc bê-tông hoá, khang trang, thẳng tắp. Điện dã được kéo về tận những vùng xa xôi hẻo lánh, cuộc sống tiện nghi đã thâm nhập vào tận những ngõ ngách của chốn làng quê. Cái chái bếp ám khói ngày nào giờ đã sạch sẽ hơn, sáng sủa hơn với cái bếp ga mới tinh. Nhưng cái nhịp sống thư thả, bình yên của nơi làng quê thì vẫn như vậy, vẫn như bao đời nay trên đồng ruộng miền Tây. Chầm chậm thôi và quan sát để có thể cảm nhận hết được cái hơi thở của cuộc sống dân dã chốn làng quê. Không có những bon chen, đua đòi, người ta vui với những gì mà cuộc sống mang lại cho họ. Những người quê chân chất, hiền hoà. Đã bao lần tôi bất chợt dừng lại, xin một miếng nước hoặc giả hỏi đường, và lần nào tôi củng nhận được một sự hồ hởi chân tình từ những con người hết sức bình dị kia. Tôi chợt nhớ đến những ánh mắt vô cảm nơi phố chợ, nhớ đến sự vô tâm trước bao nhiêu nổi đau đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Ở mỗi một con đường quê củng như ở mỗi thời điểm trong ngày, bạn sẽ cảm nhận được những riêng tư cuộc sống của cư dân sống dọc theo những con đường quê. Người quê thức rất sớm, hơn năm giờ sáng hầu như mọi nhà đã dậy, bếp lửa được nhóm lên để nấu nước pha một bình trà cho ngày mới. Họ cũng chẳng có gì phải vội vã, mà chỉ là nếp sống bao đời nay. Ban mai trên những con đường quê thật trong lành và thanh khiết. Mùi khói bếp và cả khói từ những đống lửa đã sắp tàn đốt từ đêm qua để chống muỗi cho trâu bò thoang thoảng trong gió càng tạo cho không khí những miền quê thật sự thân quen, thật sự gần gủi. Những cụ già thảnh thơi ngồi nhấm nháp từng ngụm trà nóng, khề khà chuyện mùa vụ, chuyện đời, chuyện cháu con. Cả những chú bò cổ trong chuồng củng đủng đỉnh gặm cỏ chờ anh chàng" mục đồng" thưởng thức ly cà phê sau bửa cơm sáng lót dạ. Buổi sớm trên những con đường quê không có những hối hả, gấp gáp cho kịp đến sở làm như người "kẻ chợ". Người ta đón nhận ngày mới thật nhẹ nhàng như nó vốn có, tôi thích cái cách nghĩ suy này, nó làm cho ta thấy ngày mới thật đẹp và ý nghĩa chứ không phải ngày mới với bao nhiêu toan tính đầy mệt mỏi. Mới sớm tinh mơ, những chiếc xe đẩy tay chở đủ loại từ cá thịt, rau quả cho đến các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu toả đi khắp các nẻo vùng quê. Những bà nội trợ không cần băng một quãng đường dài để đến chợ, họ có thể chuẩn bị thức ăn cho gia đình ngay trước sân nhà từ những cái chợ lưu động ấy. Buổi sớm trên những nẻo đường quê tuy nhẹ nhàng, nhưng nó củng không kém phần hừng hực cho một ngày mới. Trong ánh ban mai hồng tươi, từng bụi cây, ruộng lúa và cả con đường như bừng sáng lên trong sắc màu rực rở. Ẩn chứa dưới những cơ bắp của anh lực điền, dưới tà áo bà ba phất phơ trước gió của cô thôn nữ trên đường ra chợ, và cả trong những đôi mắt đã hằn vết thời gian của những lão nông tri điền... là sức sống mãnh liệt, cuồn cuộn chảy của một vùng quê giàu nghĩa, nặng tình. Người ta vẫn yêu thương nhau, vẫn đùm bọc nhau như từ thuở nào cha ông mở đất. Đồng lúa bát ngát màu xanh., những khu vườn say cành trĩu quả và cuộc sống ấm no ngày càng sinh sôi nãy nở trên mãnh đất vốn đã được thiên nhiên hào phóng ban cho nhiều tặng vật. Người miền tây yêu mến đất đai của mình như chính những người thân của họ. Tình yêu với đất, tình yêu thương con người hoà quyện nhau trong đạo lý sống của người miền tây. Người ta sống chan hoà và cảm thông, xuề xoà bỏ chín làm mười và luôn dạy cháu con ăn hiền ở lành, giữ gìn đạo lý . Buổi sáng vào mùa cưới, khi chạy xe trên các con đường quê, bạn sẽ rất thú vị khi phải lách xe qua những bàn tiệc được che rạp dọn ngay trên đường. Rượu đế và những lời chúc tụng chảy tràn. Có gì đâu chứ, trong ngày vui vi phạm giao thông chút đỉnh thì có gì ghê gớm đâu. Người miền Tây là thế đấy, không câu nệ tiểu tiết. Hề hà lởi xởi tưởng chừng như rất vô tâm, nhưng lại chân thành và nghĩa tình xiết bao.


Buổi trưa, khi mà trời nắng đổ lửa, chạy xe trên những con đường quê rợp mát bóng cây, ta mới cảm nhận hết cái mát mẽ, sảng khoái của không gian mênh mông trong lành vùng quê miền Tây. Không gian thật yên ắng, tỉnh lặng. Những chú bò uể oải, hờ hững nhấm nháp mấy đọt cỏ non trong bóng râm mát rượi của hàng gáo vàng đang kỳ ra hoa. Những chú gà nhởn nhơ bới tìm thức ăn trong những bụi cỏ,hàng rào ven đường. Lủ nhóc không ngủ trưa được kéo nhau ra góc vườn xa chơi trò trốn tìm. Một không khí nghĩ ngơi thật sự, cả con chim trao trảo trên cây trứng cá củng cất tiếng hót ngập ngừng như sợ phá vở cái không gian tĩnh lặng ấy. Làng quê miền tây bình dị, và hiền hoà. Thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp dưới bóng khế già, trong cái khoảng sân chiếu đầy hoa nắng, hình ảnh một cụ bà đầu tóc bạc phơ, cặp kính lão trễ xuống mũi, chăm chú vào miếng vá trên tay mình. Tôi không biết mình có quá củ không, Tôi luôn cảm thấy tâm hồn mình có gì đó thật xao động trước những hình ảnh mộc mạc, bình dị như thế. Chỉ là một chiếc cầu củ bắc qua con rạch, chỉ là một cành hoa dâm bụt vừa mới nở bên hàng rào nhà ai đó, chỉ là cô thôn nữ giặt áo bên chiếc cầu ven con rạch...chỉ chừng ấy thôi củng đủ để xúc động, củng đủ để làm nhẹ đi những mệt mỏi của đời sống thường nhật.
Buổi chiều, khi mà cư dân sống ven những nẻo đường quê kết thúc một ngày lao động là thời điểm tôi thích nhất khi đi trên những con đường ấy. Thấp thoáng trong những vườn cây loang loáng ánh phản chiếu của những mái nhà, những sợi khói bếp màu lam lãng đãng trên vòm cây rồi hoà vào mây trôi lững lơ trên bầu trời trong nắng chiều vàng rực chiếu xiên qua hàng cây ven đường. Chiều xuống chầm chậm. Bóng đàn bò đủng đỉnh về chuồng trãi dài trên đồng lúa xanh ngắt một màu. Ở một góc bãi cỏ xanh rờn ngay khúc quanh, lủ trẻ quê vô tư reo hò thả những con diều giấy bay lên tận trời xanh. Đôi khi tôi dừng lại nơi một sân bóng tự tạo từ mãnh ruộng vừa gặt xong để xem trận bóng đá giữa những cầu thủ nông dân sau những giờ làm việc trên đồng ruộng. Họ đến với sân chơi củng hết mình lăn xã như khi lao động trên mãnh đất của mình. Hạnh phúc của những con người bình dị ấy thật giản đơn và trong sáng xiết bao. Họ kết thúc một ngày làm việc hết sức thảnh thơi, không băn khoăn lo nghĩ. Sảng khoái biết bao. Chiều trên những con đường làng đẹp như một bài thơ mộc mạc mà đậm đà thi vị. Lẫn trong tiếng gió chiều xào xạc là tiếng cười đùa vang động mặt sông của những thôn nữ tranh thủ giặt giũ khi thuỷ triều lên. Người ta kết thúc một ngày lao động với cảm giác an bình, thảnh thơi thật sự. Cuộc sống vốn ít đòi hỏi thì cần chi những toan tính ngược xuôi. Những gì cần làm cho ngày mai họ sẽ trao đổi trong bửa cơm chiều ấm cúng, cả nhà quây quần bên nhau trên bộ ván trước hiên nhà. Có thể có thêm vài "xị đế" để cánh đàn ông "lai rai" chuyện lúa, chuyện làng, chuyện lứa đôi của lủ trẻ. Điện đã được đưa về tận những nẻo đường xa xôi hẻo lánh, buổi tối họ lại có thêm thú vui bên chiếc ti vi với bao nhiêu điều mới lạ, họ đã có thể khám phá những vùng đất xa xôi mà chưa một lần được đặt chân đến.
Bình yên xiết bao trên những nẻo đường quê. Không hối hả, không vội vàng nhưng ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mảnh liệt. Những nẻo đường quê như những nét chấm phá cho bức tranh miền tây thêm phần thi vị. Nó không lung linh huyền ảo hững sắc màu, siêu thực, mà mộc mạc chắc khẻo như những bức tranh dân gian . Tuy nhiên, cuộc sống luôn luôn phát triển, đó là một sự vận động tất yếu. Khi mà những tiện nghi cuộc sống củng như lối sống thực dụng chốn phố chợ tràn về nông thôn, liệu sự bình yên thi vị trên những nẻo đường quê có còn đó hay chăng ?! Sẽ có lúc, ở những ngã rẽ bất chợt vào những con đường quê, cuộc sống vẫn ồn ào như nơi phố chợ, cái bình yên êm ả của chốn làng quê chỉ là ký ức. Tôi không biết lúc ấy mình sẽ làm gì để tìm một khoảnh khắc cho tâm hồn thư thái, an bình trước những náo nhiệt cả cuộc đời.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2008

Tháng bảy và Mẹ

Tháng bảy, trời buồn !
Tháng bảy mênh mang thu tím
Mưa ngâu tan trên xác lá vàng.
Tháng bảy con tìm về bên mẹ
Khói nhang thơm quyện khói trời xa.


Tháng bảy, chiều sương,
bụi lòng đường cay mắt.
Gió thu ru câu hát à ơi...
Dòng sông trôi xuôi khuất cuối chân trời
Tuổi thơ và Mẹ... xa dần năm tháng.


Tháng bảy, nước lên
Đồng mênh mông trắng xoá.
Chấp chới cánh cò trên sóng chao nghiên.
Mẹ một đời oằn vai sương gió.
Cho con bình yên đi giữa nhân gian.

Bến củ còn đây,
Mẹ giờ xa khuất nẽo.
Cánh buồm trôi về chốn hư vô.
Ổ bánh nóng giòn, cánh hoa sao trong gió.
Trẻ thơ ơi lạc đâu mất dòng sông.


Tháng bảy, người đi
bao nẻo đời dong ruổi
Mùa Vu lan vẫn lại xuôi về.
Cành hồng trắng giữa chiều thu tím
Bao năm xa vẫn tinh khiết một màu.


Lối củ con về,
thắp nén hương cho mẹ.
Mùa Vu lan thơm ngát nụ hồng.
Lãng đãng mưa bay chiều thu mờ mịt.
Bóng mẹ mênh mông che chở đời con.

Tháng bảy con về,
tìm những yêu thương.
Tìm lại tuổi thơ bên dòng sông cũ.
Giữa mênh mang thu chiều tắt nắng.
Tiếng mẹ ru trong khói hương bay

Tháng bảy mưa ngâu,
Ô thước bắt cầu nối bến.
Ả Chức, Chàng Ngưu thoả nổi khát khao.
Sao không có chiếc cầu về ký ức.
Cho con nằm nôi nghe câu hát ầu ơ.

Mùa vu lan

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

Rạch Voi

Nhạc sỹ Hoàng Hiệp đã hết sức chính xác khi viết " quê tôi ai củng có, một dòng sông bên nhà.. con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi..". Miền Tây là một vùng đất kinh rạch chằng chịt, để tiện cho sinh hoạt củng như nhu cầu đi lại, cư dân miền tây chủ yếu cất nhà hai bên bờ các kênh rạch. Có thể nói có người dân miền tây nào mà không có những kỹ niệm tuổi thơ gắn liền với con sông quê. Những con sông quê mang bao phù sa cho đồng ruộng, mang bao gắn bó cho những đời người.Những con sông thầm lặng chảy khắp vùng đồng bằng châu thổ, và củng thầm lặng chảy trong ký ức của những đứa con lớn lên trên vùng sông nước Cửu long. Tôi củng có một dòng sông thơ ấu. Ở đó, trong dòng nước lặng lờ của con sông, những ký ức tuổi thơ tôi luôn cuồn cuộn chảy. Con sông của tôi không lớn, nó chỉ là một con rạch nhỏ có cái tên dân gian Rạch Voi, chiều rộng lúc nước lớn nhất chưa đến 10 mét, nhưng nó chứa đựng cả một trời tuổi thơ tôi với biết bao nhiêu buồn vui, hạnh phúc.
Tôi sinh ra là lớn lên bên bờ con rạch Voi, tôi không biết nói có tự bao giờ, nhưng nó vẫn luôn ở đó mỗi khi tôi mở cửa nhà sau ra, thân thiết và gần gũi như một người bạn. Tôi củng chẳng có thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, chỉ biết rằng ngày xưa khi vùng đất này chưa được khai phá, những đàn thú hoang trong đó có những con voi to lớn kéo nhau ra sông Hậu uống nước khi mùa khô hạn đến, lâu dần lối mòn của chúng đi ngày một rộng thêm, sâu thêm rồi trở thành con rạch qua bao mùa mưa nắng. Vì vậy dân gian gọi là rạch Voi. Rạch Voi dài khoảng sáu bảy km, bắt nguồn từ kinh 7 nằm giữa đồng của xã Vĩnh thạnh trung (Châu phú-An Giang) , rồi chảy băng qua cánh đồng tiến ra sông Hậu, đến cầu chữ S nó bắt đầu chảy dọc theo quốc lộ 91 rồi đổ vào rạch Phù Vật khi vừa qua khỏi chợ Cái Dầu. Chỉ là một con rạch nhỏ và bây giờ củng đã bị lấp đi để quy hoạch làm tuyến dân cư, nhưng với tôi nó không đơn giản chỉ là một con sông mà nó chính là những ký ức gắn liền với một trời tuổi thơ tôi. Bên bờ con rạch ấy, tôi đã được nghe những tiếng ầu ơ đầu đời từ tình yêu của mẹ. Tôi, với những vui buồn của một tuổi rong chơi đều dường như gắn liền với ngày hai buổi lớn ròng của con rạch. Củng có những nuối tiếc khi vào một ngày thơ bé, ta đã lơ đễnh để dòng sông trôi xa về biển rộng. Nhưng con rạch vẫn ở đó với bao mùa mưa nắng đi qua, cho dù giờ đây nó đã biến mất vào trong sự phát triển xã hội, nhưng dòng nước của nó vẫn lặng lờ chảy trong ký ức những con người đã từng uống nước, từng tắm mát trên con sông ấy. Rạch Voi không rộng lắm, khi nước lớn muốn đi qua chỉ cần ngồi lên xuồng xô mạnh một cái là đã qua bờ bên kia con rạch. Phía bên bờ tôi ở, con rạch chạy dọc theo quốc lộ 91 nên nhà cửa đông đúc, còn bên bờ đối diện là một cánh đồng nhỏ trồng rẩy, củng là nơi bọn trẻ con trong xóm chơi trò "vượt sông trinh sát'' khi những đám sắn, đám mía đến hồi thu hoạch. Mùa nước nổi thì khỏi nói rồi, cánh đồng và xung quanh đó trở thành nơi rong chơi khám phá. Bọn nhóc chúng tôi đứa nào củng lăm lăm trên tay những cây ná tự tạo, len lõi trong các vườn cây giờ đã ngập nước lùng săn những chú rắn mối, rắn nước, những chú chuột cống nhum mập ú làm tổ trên ngọn cây tránh lũ. Phía bờ rạch bên ấy (đoạn chảy qua sau nhà tôi ) không có đường nên chỉ có mấy gia đình có đất trên cánh đồng ấy sinh sống. Hồi đó không có nước máy, nên mọi sinh hoạt từ tắm giặt,ăn uống đều chủ yếu dựa vào nước của con rạch. Dưới bến sông mỗi nhà đều có một chiếc cầu theo kiểu cầu ao, làm nơi tắm giặt. Những khi chiều nước lớn, cả xóm ra sông kẻ tắm, người giặt còn lủ con nít thì phấn khích nô đùa vang cả một đoạn sông. Bên cạnh nhà tôi là cái bến sông nơi bác Tư máy Cày đậu chiếc "chẹt" mỗi khi đưa máy cày từ trong ruộng về. Ngay mép nước có một cây gáo vàng to, có một cành vươn dài ra đến giữa con rạch, bọn nhóc chúng tôi leo ra ngoài nhánh cây rồi làm một cú nhảy " dừa khô " xuống mặt sông làm nước bắn lên tung toé. Cả xóm hầu như đều thuộc lòng chu kỳ nước lớn ròng, thuộc lòng thuỷ triều của con rạch. Củng có khi nước "kiệt", lòng rạch cạn khô, nếu không dự trữ trước thì phải chờ đến nữa đêm khi trăng lên, nước lớn mới có nước tắm. Lúc này cả xóm lại vang lên tiếng cót két của những cái rỏ rẻ trượt trên những sợi dây thép có treo chiếc thùng để kéo nước lên nhà. Những khi gặp nước kém, phải đào một cái hầm sâu ngay dưới bến để chứa nước .Vào mùa nước thì lại khác, nước dâng lên tràn bờ, ngập ra tận quốc lộ 91, có những năm ngập trên cả sàn nhà tôi. Lúc này thì sướng rồi, khắp xung quanh nhà ở đâu củng là nước, bọn nhóc chúng tôi tha hồ tắm vào bất cứ lúc nào. Tôi rất thích lội qua bên kia con rạch chổ có mấy cây cà na của chú hai Chuông để hái cà na chín. Cà na trổ bông vào tháng năm tháng sáu và chín khi nước đã tràn đủ lên đồng. Những trái cà na chín mềm, thơm lừng vừa chua vừa ngọt, không phải là đặc sản quý giá gì, nhưng nó vẫn là một hương vị khó quên của chốn quê thơ ấu.
Miền tây trong những năm thập niên 70 còn khá nhiều tôm cá, con rạch Voi tuy nhỏ nhưng củng là nơi có thể khai thác cá cho bà con xung quanh. Từ cầu chữ S đến nhà tôi chỉ khoảng ba bốn trăm mét, thế mà đã có đến ba gọng vó to kềnh càng bắt cá hầu như quanh năm (tháng giêng, tháng hai đôi khi những gọng vó ấy củng phải treo lên trời vì lòng sông cạn khô). Nếu không muốn đi chợ, chỉ cần qua chổ vó của chú ba Tông hay vó của vợ chồng hai Mạnh là đã có những con cá tươi ngon roi rói rồi. Không nhiều nhõi gì cho lắm, nhưng tiền bán cá hàng ngày củng đủ nuôi sống cả gia đình chú ba Tông gần cả chục đứa con. Từ mùa khô cho đến mùa lũ, lúc nào củng có thể kiếm cá trên con rạch ấy. Tháng tám, khi nước tràn ngập ra tận quốc lộ 91 củng là mùa cá, những chiếc vó mỗi lần cất lên đều trĩu nặng đủ loại cá. Bọn trẻ chúng tôi thì tha hồ câu, chỗ nào củng đầy nước, ngồi câu cá ngay ngoài hiên nhà mình.Những năm mới giải phóng tôi chỉ mới học cấp hai, hồi ấy cuộc sống thật nhiều những khó khăn. Tôi củng có một chiếc xuồng nhỏ, một cái chài dây ny lon.Mùa nước, ngoài giờ đi học tôi lại chèo chiếc xuồng nhỏ của mình khắp các bến để chài cá, chủ yếu là để cải thiện bửa ăn. Tuy vậy ở lúc "cá ra" sông , tôi củng kiếm đủ cá để ủ nước mắm dự trữ cho cả năm ( cuối tháng 9 âl nước bắt đầu rút xuống, những con cá sinh ra và lớn lên trên đồng giờ kéo nhau ra sông,. Đặc biệt là chúng không đi riêng lẻ, mà tập họp lại thành đàn và chỉ áo ạt ra sông trong khoảng ba bốn ngày, lúc này bà con nông dân gọi là cá ra ).Những hôm đi chài buổi tối về ướt mem, lạnh cóng, làm cá xong nấu một tô canh chua cá thơm lừng mùi rau ngò cho bửa tối, húp một muỗng nóng hổi vừa chua vừa ngọt, ấm áp biết bao. Những bửa cơm gia đình đạm bạc với cái món canh chua dân dã ấy , củng ngon và có một hương vị riêng tư, đọng lại mãi trong tôi dù đã nhiều năm trôi qua rồi. Khi chúng tôi câu được những con cá rô biển to tướng cũng là lúc mùa gió bấc về, con rạch lại ngày hai buổi nước lớn ròng. Mỗi ngày khi nước rút xuống khoảng trên đầu gối, ở khắp các bến bãi của con rạch, chỗ nào củng có người bắt cá.Kẻ sử dụng lưới kéo, người dùng chày ,người dùng nôm, thậm chí có cả những người bắt cá bằng tay không rất giỏi. Chỉ cần đi qua một vòng quậy nước cho xao động mạnh, những chú cá he, cá rô biển hoảng sợ trốn vào các gốc cây ven sông hoặc các dấu chân, lúc này chỉ cần nhẹ nhàng mò tay vào chộp lấy. Miền Tây của một thời đúng là lắm tôm nhiều cá, chuyện tìm cá cải thiện cho một bửa gia đình là điều quá dể dàng trên con rạch Voi ngày ấy. Thậm chí cả khi nước kiệt, lòng sông thu nhỏ chỉ còn hơn một mét vẫn có thể kiếm cá ăn. Hai cha con của bác hai Chuông là người nổi tiếng bắt cá chạch trong xóm. Bắt cá chạch bằng tay không đâu phải dễ, những con cá chạch trơn lùi lại sống vùi trong bùn, lủi rất nhanh khi bị động. Thọc sâu hai tay xuống bùn ròi moi lên, nhanh chóng chộp những chú cá chạch trước khi chúng lủi sâu. Những năm sau người ta chế ra một dụng cụ như một cái bàn cào cỏ nhưng răng nhỏ và dầy, thọc sâu xuống bùn rồi kéo lên, những con cá chạch nằm dưới bùn sẽ bị vướng vào răng của bàn cào. Món đặc biệt mà tôi thích khi mẹ tôi mua của bác hai Chuông là những con Lịch, một loại như lươn nhưng thịt mềm và ngon vô cùng. Những con lịch đem um với lá cách cho thêm một ít nước cốt dừa và đậu phộng vào thì còn gì bằng. Bọn nhóc chúng tôi thì khoái chơi trò " tát đìa " khi lòng sông cạn khô nước. Chọn một đoạn rạch khoảng chục mét rồi đắp chận ở hai đầu, tát khô nước để bắt cá. Đứa nào củng đầy sình từ đầu xuống tới chân, chủ yếu là vui vẽ, vậy mà củng kiếm được bửa ăn cho gia đình.Con rạch Voi không rộng lắm, nguồn lợi từ thuỷ sản củng không nhiều lắm nhưng nó củng đã giúp nuôi sống, củng như cải thiện bửa ăn cho bao gia đình nghèo sống bên bờ của nó. Tuy nhiên, do khai thác quá mức, cùng với việc nước không lên đồng được do đê bao để làm vụ ba vì thế không có chổ cho cá sinh sản, nguồn lợi thuỷ sản trên con rạch Voi củng dần dần bị cạn kiệt. Những năm trước khi nó bị lấp đi vào khoảng cuối thập niên 90, thì việc bắt cá để cải thiện bửa ăn thôi đã là điều khó khăn. Điều này củng dể hiểu thôi, bằng nhiều hình thức, chúng ta đã vắt cạn những tài nguyên mà thiên nhiên đã hào phóng mang lại cho vùng đất Miền Tây hiền hoà màu mở này.
Mặc dù không phải là con đường thuỷ quan trọng trong khu vực ,nhưng trước khi có con kinh 10 nối liền từ sông Hậu đến Hà Tiên, rạch Voi củng đóng góp rất nhiều cho giao thông đường thuỷ. Các sản vật nông nghiệp của cánh đồng Vĩnh Thạnh Trung được chuyển ra sông Hậu phần nhiều bằng đường rạch Voi. Từ trên các bến bãi của con rạch Voi, Những chiếc ghe chất đầy lúa, dậu , bắp hoặc các loại rau củ quả như dưa hấu, dưa hoàng kim, khổ hoa...toả đi khắp mị nơi. Đồng thời những thứ trái cây, sản vật của "miệt dưới" củng được đưa về cho cư dân ở hai bên rạch Voi. Hồi ấy khi nước lủ lên cao, những buổi cơm chiều gia đình tôi thường dọn ra phía sau nhà, vừa mát mẽ vừa có thể ngắm ghe xuồng qua lại. Mùa nước mua hàng từ các xuồng ghe dưới sông thật dễ dàng, chỉ cần cặp sát xuồng vào "sàn nước" là có thể ngồi trên nhà chọn lựa thoải mái. Tôi thích nhất là những tiếng rao ngọt ngào vang động mặt sông, hoà vào tiếng mái chèo khua nước của những cô gái bán hàng. Hết sức gần gủi ,hết sức mộc mạc nhưng củng lung linh như một bức tranh thuỷ mặc được vẽ với một bút pháp tinh tế. Những khi nước lớn bơi xuồng trên rạch củng thú vị vô cùng.
Cả xóm tôi hồi ấy nhà nào củng có chí ít là một chiếc xuồng để làm phương tiện di chuyển trên con rạch. Nhẹ nhàng buông chèo xuôi dòng con nước, cuộc sống thanh bình êm ả biết bao. Khói bếp lãng đãng bay lên từ những mái nhà của mái nhà vên bờ con rạch, tiếng cười đùa vô tư của những cô gái quê tắm giặt dưới bến sông... cái khung cảnh quê thanh bình bên bờ con rạch Voi ngày ấy vẫn còn mãi mãi đọng lại trong tâm trí tôi.
Chiều nay tôi đi ra phía sau nhà, ngồi ở nơi mà trước kia là cái bến nước có chiếc cầu nhỏ tôi thường xuống tắm giặt. Mọi thứ giờ đây đã không còn nhận ra, con rạch đã chim sâu dưới lòng cát của tuyến dân cư. Cuộc sống luôn là một sự vận động tất yếu, trong dòng chảy áo ạt của sự phát triển kinh tế xã hội, dòng sông tuổi thơ của tôi đã bị cuốn trôi nhưng không phải ra biển rộng mà về một nơi khuất xa của quá khứ. Nhưng với tôi, ký ức của một thời tuổi thơ ấy làm sao quên được, tôi vẫn còn như nghe đâu đây tiếng kẽo kẹt mái chèo khua nước đêm trăng.Tôi đi dọc theo bờ cát, dưới chân tôi dường như con rạch vẫn lặng lờ chảy, vẫn lặng lờ chuyên chở bao tấm lòng với quê hương của những người con đã từng tắm mát trên con rạch Voi ngày ấy.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2008

Sao không về Mỹ Đức

Em có về thăm Mỹ Đức
Nhớ qua vườn nhãn năm nào
hỏi gió còn đong đưa trái
mùa sang huơng nhãn thơm nồng














Em có về thăm Mỹ Đức
Cầu Ngang dừng lại nghe em
Nước chảy dấu xưa còn mất
Hòn sỏi nào quen bước chân

Sao không về thăm Mỹ Đức
Tháng năm chợt nắng chợt mưa
Đường đời bao ngày dong ruổi
Vãn mong bắt gặp một lần

Sao không về thăm Mỹ Đức
Đình làng vẫn hội Kỳ Yên
Áo tím em xưa lạc mất
Lố xưa tôi mãi mê tìm














Lâu rồi chưa về Mỹ Đức
Nằm nghe hương nhãn sang mùa
Nắng mưa đường đời dong ruổi
vẫn nồng hương nhãn đầu môi
Tháng 3-2003

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

Tượng Phật Di Lặc Trên đỉnh Núi Cấm

Núi Giống như một tặng vật mà thiên nhiên ban cho An Giang. Núi ở trên đồng và trên đồng có núi. Dãy Thất Sơn gồm bảy ngọn núi chính và rất nhiều ngọn núi khác đã tạo cho Bảy Núi một cảnh quan hết sức độc đáo. Bảy núi vẫn còn giử được dáng vẽ hoang sơ, chưa bị bàn tay con người làm mất đi cảnh quan thiên nhiên. Có thể nói Bảy Núi là nơi ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch to lớn chưa đuợc khai thác đúng mức. Tin rằng trong những năm sắp tới, với nổ lực của nghành du lịch và nhân dân An Giang, Bảy Núi hứa hẹn sẽ là một địa điểm du lịch độc đáo thu hút nhiều du khách

Chùa Phật Thầy Tây An toạ lạc dưới chân núi Sam ( Di tích được xếp hạng). Chùa được xây dựng vào năm Thiệu trị thứ 7 ( năm 1847 ) do Tổng Đốc Mưu Lược Tướng Tĩnh Doãn Uẫn chịu trach nhiệm trông coi (theo Đại Nam nhất thống chí). Chùa nằm ở ngay ngã ba, lưng tụa vào núi, mặt hướng ra đường cái quan. Đây là ngôi chùa đầu tiên bạn bắt gặp trên đường từ Châu Đốc vào vùng Thất Sơn.
Trong nổ lực nhằm phát triển ngành Du lịch An Giang. UBND Tỉnh An Giang cùng với sự đóng góp của tăng ni, phật tử và nhân dân đã xây dựng trên đỉnh núi Cấm (Thiên Gấm Sơn) một tượng Phật Di Lặc cao 33,6 mét (Có tài liệu ghi 36m) với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng


Đường lên đỉnh Núi Cấm đã được trái nhưa hoặc bê-tông khang trang và dể đi. bạn có thể ngồi xe du lịch của công ty Du Lịch An Giang với giá 40.000 đồng cho một lượt khứ hồi. Còn muốn thảnh thơi chụp ảnh hoặc ngắm cảnh thì có thể đi hon đa ôm với giá 50.000 đòng cho một lượt khứ hồi.


Tuy nhiên nếu khoẻ như một vận đông viên thì bạn củng có thể đi bộ khoảng hai tiếng để đến với tượng Phật Di Lặc

Toạ lạc sừng sững trên đỉnh núi có độ cao 716 mét so với mực nước biển, Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Núi Cấm là một trong 14 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam được công bố trông Đại lễ Phật Đản 2008 tại Việt Nam. Nằm ở vị trí cao trên đỉnh một ngọn đồi, tượng Di Lặc to lớn sừng sững in trên nền trời, đặt thêm một dấu chấm phá cho cảnh quan thiên nhiên núi Cấm.



Phần nội thất bên trong tượng hiện đang xây dựng dở dang, khi hoàn thành hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho du khách khi đến thăm Tượng Phật to nhất Việt Nam.

Đối diện với Tượng Phật Di Lặc là chùa Vạn Linh, một ngôi chùa nỏi tiếng đã có từ rất lâu đời. Khởi đầu nó chỉ là một cái Am nhỏ do Hoà Thượng Thích Thiện Minh dựng lên năm 1929 để tu hành. Năm 1940 nó chính thức mang tên chùa Vạn Linh. Kể từ năm 1995 chùa được xây dựng thành một quần thể kiến trúc Phật Giáo quy mô. Mặc dù vẫn trong quá trìng xây dựng, nhưng đến với chùa Vạn Linh bạn sẽ cảm nhận được một không gian trầm mặc tỉnh lặng trong một quần thể cảnh quan hết sức độc đáo. Từ xa nhìn vào Quan Âm Các với mái cao chín tầng in hình trên nền trời tạo cho cảnh quan càng uy nghi hùng vĩ

Chánh điện chùa Vạn Linh vừa trùng tu xong, cảnh quan đẹp, sạch sẽ tạo nên một sự thanh khiết an bình cho du khách khi viếng cảnh chùa.


Toàn cảnh chùa Vạn Linh trong nắng chiều.

Có dịp hãy về An Giang ghé thăm Bảy Núi, các bạn sẽ có những giây phút thú vị với cảnh quan thiên nhiên và con người trên vùng đất này.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008

Bông Điên Điển

Cuộc sống với biết bao công việc, và những nổi lo toan thường nhật, ngày lại ngày tất bật ngược xuôi, riết rồi muốn quên đi ngày tháng, quên đi các mùa tiết trong năm. Chiều nay đi ra cánh đồng phía sau nhà, bất chợt bắt gặp những cánh hoa Điên điển nở vàng lác đác mới chợt hay mùa lủ miền Tây lại về. Là một loại hoa nhưng thật ra Điên điển chỉ được gọi là bông một cách hết sức mộc mạc dân dã. Bông Điên Điển sinh ra không phải để trang hoàng cho đời thêm lộng lẫy, nó không có vị trí ở chỗ bình hoa trong phòng khách, mà nếu nó có vào được phòng khách thì củng chỉ là đi từ đường bếp lên, và củng chỉ ở trên một trong những đĩa thức ăn trên bàn. Bông Điên điển mộc mạc chân chất như những cô gái quê miền Tây. Dù mùa tiết có như thế nào, dù nước nổi có lên đồng hay không, bông Điên điển vẫn âm thầm trổ bông, không ồn ào khoa trương hương sắc, chỉ đơn giản điểm tô cho ruộng đồng bằng một màu vàng tươi dịu hiền trong nắng ấm phương nam.Trước đây khi trên đồng Nam bộ còn trồng lúa nước, mùa lủ về cả cánh đồng ngập nước trắng xoá, mênh mông trời nước. Để chắn gió trong mùa lủ, dọc theo bờ vườn bờ ruộng nông dân sạ những đám Điển điển dày dặc, tạo thành một bức tường thiên nhiên, tránh sóng khi có gió lớn trên đồng. Tháng sáu âm lịch Điển điển bắt đầu trổ bông, nhưng nhiều nhất là vào tháng tám khi nước lên đầy trên đồng ruộng. Vào thời điểm này, bông Điên điển trổ đầy cây ,từ xa nhìn vào chỉ thấy vàng rực một màu. Đồng nước như thêm phần thi vị với chiếc áo màu vàng tươi ấm áp. Bây giờ hãy cầm lấy một cây cần câu và lên xuồng nhé, nhẹ nhàng thôi, hãy len lõi trong đám Điển điển rồi buông câu chờ đợi. Từng chùm, từng chùm hoa vàng tươi đong đưa theo gió.Trên mặt nước, những cánh hoa Điên điển rụng đầy, bồng bềnh theo những con sóng nhỏ. Ngày trước khi còn đồng lúa nước, có những đám Điên điển chạy dài mút mắt, trong mùa nước nổi củng góp phần giúp đở rất nhiều gia đình nghèo giải quyết công ăn việc làm trong mùa lủ, chỉ cần có một chiếc xuồng con và chịu khó thức khuya đi hái bông Điên điển.Điên điển trổ bông đều dặn hàng ngày cho đến khi nước rút khỏi đồng. Lúc này thân cây được nông dân nhổ lên có thể sử dụng để làm dàn muớp, khổ hoa hoặc làm chất đốt cho cả mùa khô.
Bông Điên điển ngon nhất là được hái vào lúc sáng sớm và khi hoa chưa nở bung ra, những cánh hoa vẫn còn khép chặt, ôm
giữ đầy đủ nhụy hoa, phấn hoa, tạo nên một mùi vị đặc trưng nhất là khi ăn sống. Có thể nói trong ẩm thực mùa nước nổi ở miền Tây, bông Điên điển củng có một chỗ đứng không đến nổi quá khiêm tốn. Điên điển được sử dụng như một món rau có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau. Đơn giản nhất là hái xuống rồi rửa sạch ăn sống. Còn gì tuyệt vời hơn bửa cơm chiều đạm bạc trên đồng nước nổi với tô cá Linh hay cá Rô đồng kho lạc bốc khói. Cho một tí nước chanh vào, một tí ớt nữa cùng với một dĩa bông Điên điển vừa mới hái tươi roi rói cùng vài cọng bông súng , một bửa ăn đơn sơ dân dã nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ cảm nhận được sự đậm đà khó quên của một hương vị đồng quê. Cho một ít bông Điên điển, vài cọng bông súng vào chén rồi để vào muỗng nước cá kho vào. Vị Điên điển vừa nhẫn một tí, bùi một tí, cộng với mặn một tí , chua một tí và cay một tí, tất cả chỉ là một chút,một chút, nhưng khi chúng hoà vào nhu trong miệng tạo nên một hương vị hết sức độc đáo, hết sức riêng tư. Ăn lẩu mắm trong mùa nước nổi mà trong thành phần rau không có bông Điên điển củng sẽ là một thiếu sót lớn. Khi để sống , bông Điên điển có thể sử dụng như một thứ rau, kết hợp với rất nhiều món ăn. Nếu không thích ăn sống chúng ta củng có thể chế biến thành những món ăn khác nhau. Một dĩa Điên điển xào với những con tép đồng tươi roi rói, chấm với nước mắm chanh ớt, không sang trọng nhưng vẫn sẽ thấy khó quên. Đến miền Tây trong những ngày nước nổi mà không thưởng thức một nồi canh chua bông Điên điển nấu với cá Rô đồng thì quả thật sẽ là một sự tiếc nuối. Múc một muổng canh nóng hổi ,bốc khói, mùi rau canh chua thơm lừng xông lên mủi cộng với vị nhẫn nhẫn đặc trưng của bông Điên điển dường như đọng lại mãi trên đầu lưỡi. Gắp một ít bông Điên điển rồi chấm vào chén nước mắm đồng nguyên chất dầm ớt, rồi hít hà với những chua cay mặn ngọt. Bông điên điển củng được xào chung với tép hoặc thịt ba rọi để làm nhưng bánh xèo, một món ăn quen thuộc của người miền Tây. Ở vào thời điểm nước nổi, ghé vào những quán cơm sườn ở An Giang, bên cạnh rau muống ngâm giấm, bạn củng sẽ thưởng thức được món bông Điên điển làm dưa chua, ăn với cơm sườn nướng thì còn gì ngon hơn cho một bửa điểm tâm sáng.
Chỉ là một thứ hoa dân dã, bông Điên điển đã gắn bó từ lâu đời với đồng nước nổi miền Tây. Không rực rở khoe hương sắc, Điên điển chỉ lặng lẽ dâng cho đời chút hương vị mộc mạc, cho cuộc sống một vùng quê thêm phần thi vị. Những năm gần đây người ta làm đê bao
ngăn lủ lên đồng để trồng lúa vụ ba, Cây Điên điển mất đi vai trò chắn sóng cho đồng ruộng. Vả lại giá trị kinh tế của nó không cao, nên cây Điên điển củng không được nông dân chú ý. Có lẽ bạn sẽ hiếm có dịp bắt gặp những đám Điên điển chạy dài mút tầm mắt, trổ hoa vàng rực cả một góc trời. Tuy nhiên Điên điển vẫn trổ bông khắp nơi trên đồng ruộng miền Tây, chừng nào vẫn còn mùa nước nổi thì vẫn sẽ còn đó những chùm hoa vàng, bình dị đong đưa trong gió, lặng lẽ mang lại cho miền Tây chút hương vị riêng tư mộc mạc.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2008

Bánh mì nóng giòn

Ký ức của chúng ta là một cái kho lưu trử hết sức kỳ diệu, có những việc chỉ mới hôm qua thôi, hôm nay ta đã quên khuâý đi mất, nhưng có những sự việc cho dù đã xãy ra từ lâu lắm rồi chúng ta vẫn không thể quên được. Mỗi khi ký ức quay về,tất cả lại hiện ra rỏ mồn một như "vừa mới hôm qua". Khoảng cách thời gian dường như không hề tồn tại, tất cả dường như mới nguyên khi ta nhớ về nó.

Mẹ tôi mất năm tôi mới lên mười, nên những kỷ niệm về mẹ tôi lưu giữ không nhiều, nhưng với tôi đó là những ký ức không thể phai mờ. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ về mẹ, những ký ức tuổi thơ ấy vẫn luôn sống động trong tôi như một cuộn phim quay lại.
Mẹ tôi là một người giản dị và chịu thương chịu khó, bà chẳng nề hà sự cực khổ, miễn sao có thêm thu nhập cho gia đình. Trong ký ức của tôi, mẹ tôi luôn luôn tất bật với công việc, cha tôi bảo mẹ con chỉ cần ở không là bà ấy bệnh. Khoảng đầu thập niên bảy mươi, cha tôi tham gia chính quyền sài gòn và giữ chức vụ trưởng ấp. Đồng lương trưởng ấp tuy không cao nhưng vẫn đãm bảo cuộc sống gia đình tôi, mẹ tôi lại là một thợ may, nên gia đình tôi sống không thiếu thốn lắm. Cha tôi bảo mẹ tôi là người biết lo xa, nhiều lần thấy bà vất vả ông bảo bà bớt tham công lại đi để còn giử gìn sức khoẻ. Bà chỉ cười bảo còn khoẻ còn làm được tranh thủ kiếm ít tiền cho con - Cha nói giọng buồn rười rượi - có lẽ mẹ con linh cảm bà ấy không ở được lâu với các con. Những khi ít đồ để may hoặc tới mùa vụ, mẹ tôi làm đủ thứ công việc từ nhận làm cỏ rẩy cho đến cắt lúa.

Hồi đó vùng tứ giác Long Xuyên còn trồng lúa nước, mỗi năm chỉ có một vụ. Tháng ba âm lịch, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu kéo về, củng là lúc mùa gieo sạ bắt đầu. Tháng bảy những cây lúa được mưa tưới mát và cao ngang đầu gối, củng là lúc mùa lủ hàng năm tràn về mang phú sa lên đồng cho cây lúa. Vậy là bắt đầu một hành trình vượt lủ, những cây lúa tự chiến đấu để sinh tồn, nước lên đến đâu, lúa lại vượt cao lên đến đó để rồi đến tháng chạp,khi mùa lủ rút đi củng là lúc lúa chín. Mùa lúa chín củng là mùa gió bấc. Không biết những năm gần đây do khí hậu ấm dần lên hay do cảm nhận trẻ thơ của tôi, dường như mùa đông bây giờ không lạnh hơn ngày xưa ! Lủ trẻ chúng tôi hồi ấy mỗi sáng thức giấc lại quây quần bên một đống lửa được đốt từ rạ mới. Cả bon ngồi quanh hơ đôi tay lạnh cóng, những hạt lúa nếp còn sót lại thỉnh thoảng lại nổ tí tách văng ra nhứng hạt gạo đã được nướng chín, nở bung ra. Tôi thích nhặt những hạt gạo ấy bỏ vào miệng, nhấm nháp cái vị vừa béo vừa thơm của gạo đầu mùa.

Bốn giờ sáng mẹ tôi đã dậy nhóm lửa nấu cơm để mang theo. Căn bếp chỉ cách chổ tôi ngủ có một bức vách làm từ lá vàng bạc, hơn nữa nhà lót vạc tre nên khi mẹ bắt nồi cơm lên bếp, tôi củng thức giấc chui ra lăng xăng với mẹ. Buổi sớm tháng chạp trời lạnh như cắt da khi những cơn gió bấc len lõi vào gian bếp tranh tối tranh sáng. Tôi ngồi trong lòng mẹ cạnh bếp chờ nồi cơm sôi, ánh lử trên bếp cứ nhảy nhót tinh nghịch như những con sóc lửa đang nô đùa cùng nhau. Hơi ấm từ trong lòng mẹ và hơi ấm toả ra từ ngọn lửa trên bếp hoà vào nhau, tạo nên một không gian ấm áp xung quanh tôi. Tôi cuộn lại như con mèo trong lòng mẹ, tận hưởng cái ầm áp trong buổi sớm mùa đông đầy gió. Trong khi chờ cơm chín,thường thì mẹ mở chương trình đọc truyện của đài Sài Gòn. Có lẽ từ chính những buổi được nghe đọc truyện, đã hình thành trong tôi lòng yêu thích đọc sách. Đó là lần đầu tiên tôi được biết các nhân vật Tiết Nhơn Quý, La Thông...tuổi thơ tôi xem họ như những thần tượng và mong muốn mình củng có được những chiến công hiển hách giúp ích cho quê hương đất nước. Tuy nhiên tôi lại thích chương trình "Gia đình Bác Tám" hơn. Đây là một chương trình kịch truyền thanh giáo dục cộng đồng rất được thính giả trước 1975 yêu thích. Với tôi một đứa trẻ mới bảy ,tám tuổi thì chủ yếu là chương trình rất vui và gần gủi. Mẹ vừa trông chừng nồi cơm trên bếp, vừa dọn dẹp các thứ ngăn nắp. Tôi củng lăng xăng khi thì cầm cái này, lúc cầm cái khác giúp mẹ. Cho đến giờ tôi vẫn cảm thấy ấm áp mỗi khi nhớ về những buổi sáng mùa đông ấy, trong cái chái bếp ám mùi khói, trong ánh lửa chập chờn nhãy múa trên bếp, tôi đã có những khoảnh khắc hạnh phúc bên mẹ. Với người khác có lẽ điều này bình thường, nhưng với tôi một thằng bé mất mẹ năm mười tuổi thì những kỷ niệm về mẹ luôn là những tình cảm thiêng liêng mà tôi cất giử rất cẩn thận.

Thật ra tôi thức sớm cùng mẹ chẳng phải để sẻ chia với mẹ,một đứa con nít như tôi làm gì biết đến những điều ấy, mà tôi thức sớm chẳng qua là để được ăn một ổ bánh mì nóng giòn của chú chệt. Như thường lệ, khi hết chương trình " Gia đình Bác Tám" thì chiếc xe đạp cà tàng và tiếng rao bánh mì nóng giòn của chú Chệt củng vừa tới cửa nhà tôi. Ông và cha tôi có chút giao tình, tôi lại là "mối" của ông, nên sáng nào đến cửa nhà tôi ông đều ngừng lại rao lớn: Bánh mì nóng giòn đây ! Không đợi rao đến lần thứ hai tôi đã nắm tay mẹ chạy ra cửa, mẹ tôi mĩm cười vì bà biết tôi chỉ chờ đợi phút giây này. Trong cần xé ở phía sau xe đạp của chú Chệt, ổ bánh nào củng nóng hổi giòn tan như từ lấy trong lò ra . Nhưng tôi vẫn thích tự tay lựa bánh mì cho mình, nên mẹ phải bồng tôi lên mới có thể đưa tay vào trong cần xé. Trời tháng chạp đêm dài, năm giờ sáng vẫn còn rất tối, từng cơn gió bấc len lỏi vào da thịt buốt giá. Chỉ có ngọn đèn dầu của chú chệt treo kế bên cần xé bị gió thổi lúc tối lúc sáng thì thấy đường đâu để lựa, tôi chỉ muốn thọc tay vào cái bao vải tận hưởng cái ấm áp trong cái bao vải, những ổ bánh mì nóng hổi kêu sột soạt dưới đôi tay tôi, hơi ấm như lan cả thân người. Bên trong cái cần xé bánh mì, chú Chệt đặt ở dưới đáy một ngăn chứa cái lò than luôn đủ nóng để những ổ bánh mì lúc nào củng như mới được lấy từ trong lò ra. Vì vậy ông bán bánh mì rất đắt hàng. Từ chợ Cái Dầu chạy lên nhà tôi hơn cây số, giờ này ông đã lấy thêm chuyến bánh thứ hai. Một ổ bánh mì nóng giòn với một ly café sửa nóng, với những người lao động thức sớm thì đó quả là một bửa điểm tâm tuyệt vời. Người ta không chỉ thích bánh mì nóng của chú chệt và còn thích luôn cả cái tính vui nhộn với giọng nói luôn bị ngọng bởi chử "n" của chú. Mẹ tôi bảo chú Chệt bán bánh mỳ để nuôi những người con ăn học, hồi đó tôi chưa biết rỏ mọi việc lắm nhưng tôi rất kính trọng chú Chệt. Nhiều hôm tranh thủ mẹ tôi nói chuyện với chú, tôi cứ khoắng cả hai tay vào cái bao vải đựng bánh mì tận hưởng cái ấm nóng từ những ổ bánh mì, mẹ tôi phải giục - nhanh lên để chú còn đi bán, còn chú Chệt thì cười xoa đầu tôi.

Cầm bánh mỳ trên tay, tôi nhanh chóng chạy vào bếp lấy cái ly đưa cho mẹ. Tôi thèm thuồng nhìn dòng sửa chảy vào ly từ cái hộp sửa Ông Thọ trên tay mẹ. Một ly sửa nóng, ổ bánh mì giòn, với tôi nó là cả một bửa tiệc. Bẻ một miếng bánh nóng hổi, chấm vào ly sửa rồi đưa vào miệng, cái cảm giác ấy dường như đọng lại đến bây giờ. Trong khi tôi ăn, thì mẹ củng chuẩn bị cơm để mang theo vào đồng. Trước khi đi mẹ luôn dặn đi dặn lại- ăn xong con dẹp ly vào bếp rồi vào mùng ngủ tiếp đi nhé. Củng có những hôm cha thức cùng tôi và mẹ, nhưng hôm ấy mẹ pha một bình trà rồi ngồi nhìn hai cha con khề khà ly trà nóng.
Tôi vẫn giữ mãi những hình ảnh đẹp của tháng ngày thơ ấu vào một góc riêng tâm hồn mình, nó như một thứ bảo vật quý giá, như một ngọn lửa nhỏ để sưởi tâm hồn khi đường đời giá buốt. Bánh mì vẫn ra lò, vẫn nóng vẫn giòn, nhưng đã không còn ai bán bánh mì với cái lò than trong cần xé nữa. Và với tôi những ổ bánh mì củng không còn thơm giòn kể từ khi mẹ vĩnh viễn ra đi, về nơi chốn xa hư không vô định.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Làng bè Châu Đốc

Nằm ở nơi đầu nguồn con nước tiếp giáp với Kampuchia, thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản. Thị xã Châu Đốc được biết đến với những làng Bè độc đáo, vừa để sinh hoạt vừa để nuôi cá, hàng năm cung cấp một lượng lớn cá Ba sa cho thị trường và xuất khẩu.













Cầu Cồn Tiên. Do Công ty Xổ Số Kiến Thiết An Giang đầu tư xây dựng nối liền thị xã Châu Đốc và huyện An Phú.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2008

Sáng kiến thời cúp điện

Lúc này không biết vì cái lẽ gì mà mấy ông nhà điện cứ cúp điện suốt, nhất là trong khu vực nông thôn, một tuần cúp đâu 3,4 bửa rồi. Người thì bảo thiếu nước cái guồng quay không đều, kẻ thì nói chia điện cho nước nước bạn... đủ sự bàn tán, từ bác vá ép cho tới bà bếp, cả mấy thằng nhóc tì đá bòng buổi chiều ngoài sân ruộng củng bàn chuyện về điện. Nó thời sự quá mà ! có ai mà không liên quan tới nó đâu ? Trước đây không có điện, nhóm lửa thổi cơm bằng củi tre thổi phù phù chẳng sao, trước không có điện nằm tre bộ chõng tre phe phẩy chiếc quạt mo củng chẳng sao... Rồi có điện ! bao nhiêu là cái sự khoẻ khoắn: nấu cơm không cần nhóm lửa, quạt mát mà không mõi tay, tối tối còn được xem Tiết Nhơn Quý chinh đông, La Thông tảo bắc trên cái tivi màu nghĩa địa.. sướng riết rồi quen mà, thành thử cúp điện kiểu này khó chịu thấu trời. mà nhè những lúc cao điểm cúp mới chết chứ. Buổi tối với bao nhiêu sinh hoạt, giải trí, thì ổng lại cúp. Hổng biết làm gì thì ngủ sớm( mà cái sự ngủ sớm củng lắm phiền hà chứ bộ ), đợi đến khi hết các chương trình tivi và cả nhà củng vừa ngon giấc, bổng nhiên phụp một phát cả nhà sáng trưng, cái tivi ré lên những tiêng rít, có lẽ nó củng giận vì bị đánh thức, hết đài rồi mà !Trong buồng ông già chửi đổng lên, cái radio ông mở nằm chờ điện rồi mòn mõi ngủ luôn giờ nó hú lên như tàu súp-lê rời bến. Vậy là phải lọ mọ ra đi tắt mọi thứ, càu nhàu rồi củng thôi. Ở đời cái sự mua bán củng lộn ngược, người mua đáng ra không mua thì thôi, đằng này ông bán thích bán thì bán. Tôi thì tôi chẳng có thời gian để ý xem cái sự cúp điện từ đâu mà ra, nhưng mấy ông nhà điện củng coi lại chớ kiểu này riết chắc tui chịu hổng thấu cái vụ giựt mình thức giấc nữa đêm này quá.


Hôm qua xuống nhà thằng cháu thợ may ngay lúc khách hàng tới lấy đồ. Hắn mang bếp ga ra tôi vội bảo : mới sáng sớm không nhậu nổi đâu đừng làm lẩu. Hắn cười hề hề rồi bật bếp ga kêu cái cốc, lửa phà ra ở trên bếp. Từ từ, hắn thận trọng đặt chiếc.....bàn ủi điện lên bếp ga đang hừng hực cháy. Hắn cười chỉ tay vào chiếc bếp dầu : đốt bàn ủi bằng bếp dầu củng được nhưng bàn ủi bị đen .hư đồ ! Tôi nhìn chiếc bàn ủi trên bếp, đớ lưỡi. không biết các bạn phát biểu thế nào, tôi thì chịu.