Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Thầy giáo vùng Bảy Núi làm tranh nghệ thuật bằng đá granite

Từ những hòn đá granite thô cứng, thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam đã tạo nên những bức tranh nghệ thuật vô cùng độc đáo, chỉ có ở vùng Bảy Núi.
Thầy Nam bên bức tranh thiếu nữ mặc áo dài đạp xe đến trường được làm hoàn toàn từ đá /// ẢNH: DUY TÂN  
 
Thầy Nam bên bức tranh thiếu nữ mặc áo dài đạp xe đến trường được làm hoàn toàn từ đá
ẢNH: DUY TÂN
Thầy Nguyễn Hoàng Nam (54 tuổi) hiện là giáo viên dạy nhạc tại Trường THCS Cái Dầu, TT.Cái Dầu, H.Châu Phú, An Giang. Đến phòng tranh của thầy Nam, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những bức tranh nghệ thuật với chỉ 2 màu sáng tối mà đẹp lạ lùng và sống động như thật.
Đưa tay giới thiệu những bức tranh đá, ánh mắt thầy Nam ánh lên niềm vui bởi đã tạo ra dòng tranh bằng chất liệu đá quê hương An Giang. Từ tranh thiếu nữ với tà áo dài thướt tha, tranh đua bò Bảy Núi cuồng nhiệt sôi động đến tranh vẽ những chiếc ghe neo trên sông yên ả thanh bình… Tất cả đều chân thật đến từng chi tiết.
Thầy giáo vùng Bảy Núi làm tranh nghệ thuật bằng đá granite - ảnh 1

Từ hòn đá thô cứng, thầy Nam đã ‘hô biến’ thành những bức tranh nghệ thuật vô cùng độc đáo

ẢNH: DUY TÂN

Thầy Nam kể, trong chuyến hành trình xuyên Việt theo đoàn văn nghệ sĩ tỉnh An Giang đến tỉnh Yên Bái, thấy người dân ở đây khai thác đá quý làm tranh, thầy bỗng lóe lên suy nghĩ tận dụng đá vùng Bảy Núi làm tranh. Năm 2005, thầy bắt đầu mày mò học hỏi cách làm tranh. Mãi đến năm 2008, thầy mới tìm được công thức phù hợp để cho ‘ra đời; bức tranh bằng đá đầu tiên.
Một bức tranh đá được tạo nên vô cùng kỳ công. Nguyên liệu làm tranh cũng do thầy Nam tự tìm từ các mỏ khai thác đá vùng Bảy Núi hoặc nhặt dưới chân núi, bên đường. Để làm tranh đá phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp: đá khi đem về phải tiến hành đập nhuyễn, rửa sạch bụi, giữ lại đá còn nguyên hạt, phân loại màu sắc, phác thảo bản vẽ, rải đá, đổ keo…
“Sau khi phát họa, những hạt đập nhuyễn sẽ được xếp lại thành các đường nét sáng, tối trên nền. Hạt đá lớn dùng làm nền, hạt đá nhỏ được đính vào điểm chi tiết của bức tranh. Còn những hạt mịn màu xám dùng để kết nối chuyển tiếp giữa 2 mảng màu sáng, tối”, thầy Nam cho biết.
Công đoạn cuối cùng là đổ keo và rất quan trọng, bởi dù có xếp đá thành hình hoàn chỉnh, nhưng nếu đổ keo cuối cùng để cố định đá bị thất bại thì xem như bỏ đi một bức tranh. Cũng chính vì các công đoạn phức tạp và tốn nhiều công sức nên đôi khi mất hàng tháng trời mới hoàn thiện được 1 bức tranh và giá dao động từ 2 triệu đến hơn 10 triệu đồng/bức.
Thầy giáo vùng Bảy Núi làm tranh nghệ thuật bằng đá granite - ảnh 2

Bức tranh đua bò Bảy Núi được tái hiện vô cùng chân thật

ẢNH: DUY TÂN

Chủ đề tranh thầy Nam thường làm là quê hương, hoa, phong cảnh, nhân vật… Tiêu chí để định giá mỗi bức phẩm tranh đá tùy theo chủ đề, hình ảnh, nội dung. Theo thầy Nam, cái hay của dòng tranh này là làm người nhìn bị đánh lừa thị giác, bởi khi nhìn vào người xem sẽ thấy có màu. Tuy nhiên, các màu này chỉ là sự hòa hợp với nhau trong 2 mảng đen trắng từ màu sắc tự nhiên của đá. Tức là nhìn tranh thì thấy có màu nhưng thực chất nó là tranh đen trắng.
Thầy giáo vùng Bảy Núi làm tranh nghệ thuật bằng đá granite - ảnh 3

Bức tranh về các loài chim được làm bằng đá vô cùng đẹp mắt

ẢNH: DUY TÂN

“Trong quá trình tìm kiếm màu sắc của đá, giã nhuyễn đá và phân loại kích cỡ hạt đá, tôi đã thu được trên 20 sắc thái màu sắc, có thể áp dụng cho nhiều đề tài. Nhờ những sắc màu đá tự nhiên đó khiến người nhìn sẽ thấy có màu mặc dù nó chỉ là 2 màu đen trắng”, thầy Nam nói.
Đến nay, thầy Nam đã làm được trên 150 bức tranh nghệ thuật bằng đá granite với đủ thể loại: chân dung, phong cảnh, tranh chữ... Đồng thời, thầy đã tổ chức thành công 2 lần triển lãm tranh đá.
 
 
 
 
Duy Tân

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

An Giang: Biến thứ vật liệu không tưởng thành những kiệt tác nghệ thuật độc nhất vô nhị giá bạc triệu

 An Giang: Biến thứ vật liệu không tưởng thành những kiệt tác nghệ thuật độc nhất vô nhị giá bạc triệu

Chúc Ly - Mai Anh
Bằng chất liệu không tưởng, thầy giáo dạy nhạc ở miền Tây đã tạo nên những bức tranh đá độc nhất vô nhị.

Tranh đá Bảy Núi

https://danviet.vn/an-giang-bien-thu-vat-lieu-khong-tuong-thanh-nhung-kiet-tac-nghe-thuat-doc-nhat-vo-nhi-gia-bac-trieu-20210405004258462.htm?zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR1cFMnEuUXuw_Fw8CEqNAB3-m7EwDpRsfXpkGlMoE1O88TRFNcz_FTONNM

Tại tỉnh An Giang, chủ yếu là đá granite, dùng trong xây dựng. Cũng chính điều này đã thôi thúc thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Hoàng Nam (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tạo ra những bức tranh đá đầy tính nghệ thuật từ chính loại đá của An Giang.

Thầy giáo Nam đã phải trải qua quá trình tự nghiên cứu và sáng tạo trong nhiều năm. Từ những phiến đá granite gồ ghề đã trở thành những bức tranh đá độc đáo.

Vốn là người đam mê nghệ thuật nhưng ở với hội họa thầy giáo Nam là người "ngoại đạo". Nhưng với khả năng thiên bẩm, khi ông mang đá "hóa" tranh lại tạo nên những tác phẩm sống động.

An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 2.
An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 3.
An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 4.

Sau nhiều năm mày mò tìm hiểu và nghiên cứu, thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Hoàng Nam đã có trong tay bộ sưu tập tranh đá độc đáo. Ảnh: M.A.

Theo ông Nam, từ năm 2005-2008, ông loay hoay thử nghiệm. Mãi đến năm 2008, ông mới cho ra những bức tranh đầu tiên của mình. Ông gọi dòng tranh này là tranh trắng đen, bởi đá granite không có nhiều màu.

"Tôi tìm những loại đá nào phù hợp với màu sắc trắng đen như thế này. Nguyên liệu tìm các mỏ đá trên Bảy Núi, mỏ đá Nhà Bàng, Tịnh Biên. Tôi tìm những viên đá thuần 1 màu đem về. Sau đó tôi đập, giã nhỏ ra, rồi sàng ra các kích cỡ hạt khác nhau. Sau đó, đem những hạt đá đó đi vệ sinh sạch sẽ và thu được các màu đá như mong muốn", ông Nam chia sẻ.

An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 5.
An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 6.

Những viên đá thô sơ qua bàn tay của thầy giáo Nam trở thành vật liệu lạ. Ảnh: M.A.

Đá Granite ở tỉnh An Giang không có lợi thế về màu sắc, đơn thuần chỉ với hai với 2 gam màu đen trắng. Cứ ngỡ là điều bất lợi, nhưng lại hóa đặc biệt. Vì trên nền đen trắng, bức tranh đá mới toát lên nét dung dị, chân thực rất đặc biệt.

Những bức tranh đá độc đáo

Khi bắt đầu làm tranh, những hạt đá sẽ được thầy giáo Nam xếp thành những đường nét sáng - tối trên nền bức vẽ do chính ông phác họa. Những hạt đá lớn được dùng làm nền, những hạt nhỏ dùng vào điểm chi tiết của bức tranh. Còn những hạt mịn màu xám dùng để kết nối chuyển tiếp giữa 2 mảng màu sáng - tối.

An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 7.
An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 8.

Qua nhiều công đoạn, ông Nam có trong tay chất liệu là những hạt đá li ti để làm tranh đá. Ảnh: M.A.

Và dù tỉ mỉ bố trí những hạt đá thành hình một bức tranh vẫn chưa thể gọi là thành công. Bởi công đoàn đổ keo cuối cùng để cố định đá bị thất bại thì xem như bỏ đi một bức tranh đá. 

"Các chi tiết xác định 1 cách chắc chắn, cố định để sau đó không bị lẫn lộn với nhau. Bởi khi cố định keo là mình không thể sửa được, muốn sửa phải đục ra toàn bộ", ông Nam cho hay.

An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 9.
An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 10.

Việc làm tranh đá đòi hỏi người nghệ sỹ phải có sự tỉ mỉ. Ảnh: M.A.

Thầy giáo Nam là tay ngang khi đến với hội họa. Nhưng nhờ sự nỗ lực trong nhiều năm liền giúp thầy giáo dạy nhạc có nhiều bức tranh đẹp. Thầy giáo Nam có trên 150 bức tranh đá đủ các thể loại: Chân dung, phong cảnh, hay tranh chữ... Các bức tranh đá này đều rất sinh động, mang đậm nét đẹp vùng quê Nam Bộ.

Những bức tranh đá do ông sáng tác, ông đặt bằng một cái tên chung là tranh đá Bảy Núi. Với ông đó là cái tên gần gũi như tính cách người dân vùng Bảy Núi.

An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 11.
An Giang: Những bức tranh đá độc nhất vô nhị của thầy giáo dạy nhạc - Ảnh 12.

Sau nhiều năm sáng tạo, thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Hoàng Nam có trong tay những bức tranh đá vô cùng sống động và độc nhất vô nhị. Ảnh: M.A.

Theo thầy giáo Nam, ông mong muốn đóng góp vào sự đa dạng của văn hóa địa phương. Ông hy vọng dòng tranh đá được người nơi khác biết đến khi du lịch ở An Giang. Dù chỉ làm bằng chất liệu phổ thông, nhưng độ bền của tranh đá không thua kém những loại tranh khác. Hiện những bức tranh đá của thầy giáo này có giá từ vài triệu, đến vài chục triệu một bức.

 

 

Chúc Ly - Mai Anh