Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Đêm thơ Nguyên Tiêu 2011

Đêm 16 âm lịch (18-2-2011),Tại Nhà hàng Hoa Miền Quê ( thị trấn Cái Dầu-Châu Phú-An Giang) đã diễn ra đêm thơ nhạc Nguyên Tiêu 2011 do Hội Văn Học Nghệ Thuật Châu Phú tổ chức. Đến dự với đêm thơ nhạc có nhà thơ Trịnh Bửu Hoài- chủ tịch Hội LHVHNT An Giang, Nhà văn Mai Bửu Minh - P.chủ tịch Hội LHVHNT An Giang, Nhà văn Đổ Phu - Chủ tịch Hội VHNT Châu Đốc, Nhà thơ Trương Kỉnh Ngươn - Hội VHNT Thoại Sơn, Đại diên chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành huyện, học sinh các trường THCS trong khu vực, cùng với trên bốn mươi hội viên của hội VHNT Châu phú.
Đêm thơ nhạc Nguyên tiêu 2011 huyện Châu Phú đã diễn ra trong không khí ấm cúng, chân tình. Ngoài Vân Anh được bổ sung từ Hội VHNT Châu Đốc, Các giọng ngâm thơ chủ yếu của địa phương hoặc các tác giả tự thể hiện tác phẩm của mình. Nhà thơ Thảo Vi và tác giả Phan Võ Hoàng Nam vừa là người dẩn chương trình vừa làm người ngâm thơ .
Sự góp mặt của dàn nhạc đệm với Bầu, Sáo, Nguyệt, Tranh càng làm cho đêm thơ nhạc thêm phần màu sắc hơn. Các giọng ngâm thơ tuy chưa hay lắm, song chính sự gần gủi giữa khán giả và người trình bày đã tạo cho không khí của đêm thơ nhạc thật sự chân tình và ấm cúng.
Đêm thơ nhạc Nguyên Tiêu 2011 của huyện Châu Phú dã diễn ra thành công tốt đẹp, tạo được một sân chơi lành mạnh trong những ngày đầu xuân Tân Mão .

Tặng hoa cho các tác giả

Nhạc sỹ Huỳnh Thưởng Chủ tịch Hội VHNT Châu Phú phát Biểu khai mạc đêm thơ


Thanh Nga với bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh


Nhà Thơ Thảo Vi trình bày bài thơ của mình

Phan Võ Hoàng Nam cũng ngâm thơ !


Ca sỹ Quốc Tạo với bài thơ "ngô nghê mùa xuân của Thanh Quang


Phút suy tư của tác giả bài thơ Bao la lòng mẹ - Quang Kỹ

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Tản mạn phút giao thời

Vậy là sắp bước sang năm mới. Tất bật chưa kịp ngồi lại thở thì đã hết năm. Thời gian dường như trôi nhanh hơn khi ta đã có tuổi. Ngày ấy, mong chờ mỗi khi tết đến để được lì xì, để được khoe áo mới, nhưng sao tháng ngày cứ đủng đỉnh, chậm rãi trôi qua. Gòn giờ đây, khi đã nữa đời dong ruổi, tháng ngày bỗng hờ hững trôi nhanh. Chưa kịp nguội tuần trà thưởng xuân, đã thấy gió đông chớm trong nắng sớm. Miệt mày, cắm cúi, chưa đi hết đường cày mặt trời đà chếch hướng về tây. Thời gian cứ nhẫn nha sao vẫn trôi vùn vụt về phía trước, còn ta mãi tất bật lăng xăng, sao vẫn hoài đứng lại phía sau.
Năm 2010 đi qua với một bức tranh xã hội thật sự khó làm an lòng những ai có chút tâm huyết với cuộc sống. Điểm lại tin các báo trên mạng Internet bất chợt không khỏi rùng mình với những thực tế xã hội nhức nhối. Hàng hoá giả, độc hại của Trung Quốc tràn ngập khắp mọi nơi, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Điều đáng buồn là chính những lái buôn người Việt lại tiếp tay cho sự bất ổn an ninh lương thực ấy. Năm 2010 cũng là năm có nhiều vụ án giết người rồi phi tang bằng cách phanh thây. Người ta không còn lại chút xíu nào tình đồng bào, tình người với nhau nữa rồi. Người ta hành hạ trẻ con như súc vật trong những nơi để chăm sóc các em. Đạo lý " Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước....." của ông cha ta đã không còn là truyền thống của đất nước này nữa rồi ư !? Chỉ vì một chút tư lợi người ta có thể đối xử với đồng bào mình như với kẻ thù vậy sao. Không chỉ đối với sinh hoạt xã hội, ngay cả trong nhà trường nơi đào tạo các thế hệ tương lai cho người Việt, thì các quan hệ ứng xử với nhau giữa thầy và trò, giữa trò và trò cũng đáng báo động. Bạo lực học đường bùng phát khắp mọi nơi. Những đứa học trò mặt còn non choẹt, xử bạn mình tàn bạo và tự hào ghi lại chiến tích của mình. Những vụ dâm loạn giữa thầy và trò được báo chí săm soi kỷ lưỡng càng làm nhức lòng bao người.... Những hiện tượng xã hội như thế đã không còn cá biệt ở nơi nầy, nơi nọ mà nó diễn ra hàng ngày trên một diện rộng và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Phải chăng đã đến lúc đi tìm cái nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp đạo đức xã hội. Cái gì đã làm cho người Việt Nam đánh mất đi những đạo lý ngàn đời mà ông cha ta đã dày công hun đúc ? Câu trả lời thật không đơn giản !!!
Tết năm nay chính quyền địa phương cho giăng cờ hoa rực rở trên khắp các nèo thôn xóm. Đời sống người dân ngày càng tốt hơn, nhiều hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân tăng...Đó là điều mà chính quyền đang cố thuyết phục mọi người hay tự thuyết phục mình tin như thế. Các báo cáo cuối năm đều có những con số tăng trưởng làm nức lòng những người hưởng lương. Mà quả là tăng thiệt. Nền kinh tế không phát triển thì làm sao những chủ nhân của nó có thể chễm chệ thưởng thức bửa ăn sáng triệu đồng. Tôi là người không quen với việc để ý những con số hay có thể có một tầm nhìn rộng để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng có lẽ với giá trị đồng lương mình nhận được và không khí chuẩn bị đón tế của cái xóm lao động sau nhà tôi phần nào tôi cũng cảm nhận được sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Mọi năm, hăm bảy hăm tám tết đã thấy không khí chuẩn bị đón tết rộn rịp của cả xóm. Người ta í ới nhau, hỏi thăm nhau đã chuẩn bị được gì, rồi bày biện đón tết dẫu không thịnh soạn nhưng cũng ấm lòng ngày tết. Còn năm nay, những người đi làm Bình Dương về, bị các công ty giam lương, cả xóm nghèo đành quạnh hiu ăn tết. Người Việt ăn tết có lớn không ? sao lại không khi mà những món quà tết trị giá cả chục triệu đồng cũng bán đắt hàng. Nhưng có thể bình quân không khi mà chỉ có hai người lại hưởng 80 đồng, trong khi 98 người còn lại chỉ chia nhau 20 mươi đồng. Hai triệu sáu tiền lương, bốn trăm tiền thưởng tết, cộng lại cho cả cái tết của gia đình bốn miệng. Chẳng bằng nữa tiền món quà mười triệu. Không biết nên vui hay buồn...
Cứ ngồi nhìn lại chắc chắn sẽ có quá nhiều nỗi ưu tư, thôi thì chuẩn bị đón giao thừa, đón một năm mới. Hy vọng rằng trong năm mới cuộc sống xã hội không buồn hơn thế nữa, các giá trị đạo đức của người Việt Nam sẽ sống với sự phát triển của dân tộc.
Trước thềm năm mới, xin gửi đến bạn bè thân hữu xa gần lời chúc đầu năm an lành hạnh phúc.
phan võ hoàng nam.

Chuyến xe chiều cuối năm

Chiều cuối năm
Những hành khách muộn màng.
Lắc lư nhịp đời
Chuyến xe về quê cũ.
Lắc lư nhịp đời,
Con đường dài mong ngóng.
Góc quê xuân, phút đoàn tụ đầu xuân.


Ngày cuối năm
Bao nỗi lòng da diết
Những riêng tư nặng chuyến xe đời.
Chiều ba mươi bỗng chung niềm ước vọng
Quê hương ơi.
Phút đón giao thừa

Bà lão run run
Gói quà run run
Đôi tay gầy.
Bàn chân nắng mưa dong ruổi.
Chiếc áo mới từ bao tờ vé số
Sáng đôi mắt trẻ thơ.
Ấm trái tim già.

Gã trai lực điền gật gà giấc ngủ.
Hồn phiêu diêu. Chốn cũ, vườn xưa.
Bàn tay ấm ngày bỏ quê lên phố.
Con đò trôi.
Cô thôn nữ dịu dàng.

Chuyến xe chiều nay trĩu nặng niềm riêng.
Nẻo quê hương cuối đường ngóng đợi.
Những đứa con tha phương tìm hạnh phúc.
Có lúc nào nguôi nổi nhớ quê.

Người thiếu phụ buồn, mắt đau đáu trời xa.
Chốn quê xưa tình yêu nào đợi.
Tắt lửa ba sinh.
Đò ngang lỡ nhịp.
Phù du trôi một kiếp giữa dòng đời.

Chuyến xe chiều nay có về kịp giao thừa.
Để mắt mẹ thôi cay.
Đêm trừ tịch.
Những đứa con tháng ngày trôi nổi.
Hẹn hò xưa lỗi nhịp cung đàn.

Đã bao mùa xuân
Bao nhiêu ước vọng.
Lộc đầu xuân có làm xanh những ước mơ.
Bao nỗi đời lênh đênh. Bờ bến lạ.
Quê hương ơi.
Cạn nước mắt đêm trường.

Nắng tắt ở cuối đường
Phố đèn hoa rực rở.
Có bao người chậm chân, lỡ chuyến xe chiều.
Lỗi hẹn đoàn viên,
Lỡ ngày sum họp.
Nén nhang tổ tiên...thắp ở trong lòng.

Chuyến xe cuối năm
Bao nẻo đời hội ngộ.
Bao niềm riêng, bao mảnh đời riêng
Quê hương ơi chốn ấy yên bình.
Mong nắng ấm ngày xuân đoàn tụ.

Tranh đá Bảy Núi***




Mẹ và con
42cmx62cm

Tỉnh và động
42cmx62cm

Hồ Chí Minh
42cmx62cm

Biển sớm
62cmx42cm

Bác Hồ
60cm80cm

Bâng khuâng
62cmx42cm

Áo dài 1
42cmx62cm

Bến lặng
62cmx42cm

Đàn bà 4
42cmx62cm

răng đồng nước
42cmx62cm

Cặp đôi
62cmx42cm

Chiều Bảy Núi
62cmx42cm

Cô đơn
42cmx62cm

Đàn bà
42cmx62cm


Trăng 1
42cmx62cm

Hồng hạc 1
30cmx70cm

Hồng hạc
30cmx70cm

Tự do
62cmx42cm

Thích ca
42cmx62cm

Bác Hồ
60cmx80cm


Tự hoạ
30cmx70cm