Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

Tượng Phật Di Lặc Trên đỉnh Núi Cấm

Núi Giống như một tặng vật mà thiên nhiên ban cho An Giang. Núi ở trên đồng và trên đồng có núi. Dãy Thất Sơn gồm bảy ngọn núi chính và rất nhiều ngọn núi khác đã tạo cho Bảy Núi một cảnh quan hết sức độc đáo. Bảy núi vẫn còn giử được dáng vẽ hoang sơ, chưa bị bàn tay con người làm mất đi cảnh quan thiên nhiên. Có thể nói Bảy Núi là nơi ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch to lớn chưa đuợc khai thác đúng mức. Tin rằng trong những năm sắp tới, với nổ lực của nghành du lịch và nhân dân An Giang, Bảy Núi hứa hẹn sẽ là một địa điểm du lịch độc đáo thu hút nhiều du khách

Chùa Phật Thầy Tây An toạ lạc dưới chân núi Sam ( Di tích được xếp hạng). Chùa được xây dựng vào năm Thiệu trị thứ 7 ( năm 1847 ) do Tổng Đốc Mưu Lược Tướng Tĩnh Doãn Uẫn chịu trach nhiệm trông coi (theo Đại Nam nhất thống chí). Chùa nằm ở ngay ngã ba, lưng tụa vào núi, mặt hướng ra đường cái quan. Đây là ngôi chùa đầu tiên bạn bắt gặp trên đường từ Châu Đốc vào vùng Thất Sơn.
Trong nổ lực nhằm phát triển ngành Du lịch An Giang. UBND Tỉnh An Giang cùng với sự đóng góp của tăng ni, phật tử và nhân dân đã xây dựng trên đỉnh núi Cấm (Thiên Gấm Sơn) một tượng Phật Di Lặc cao 33,6 mét (Có tài liệu ghi 36m) với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng


Đường lên đỉnh Núi Cấm đã được trái nhưa hoặc bê-tông khang trang và dể đi. bạn có thể ngồi xe du lịch của công ty Du Lịch An Giang với giá 40.000 đồng cho một lượt khứ hồi. Còn muốn thảnh thơi chụp ảnh hoặc ngắm cảnh thì có thể đi hon đa ôm với giá 50.000 đòng cho một lượt khứ hồi.


Tuy nhiên nếu khoẻ như một vận đông viên thì bạn củng có thể đi bộ khoảng hai tiếng để đến với tượng Phật Di Lặc

Toạ lạc sừng sững trên đỉnh núi có độ cao 716 mét so với mực nước biển, Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Núi Cấm là một trong 14 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam được công bố trông Đại lễ Phật Đản 2008 tại Việt Nam. Nằm ở vị trí cao trên đỉnh một ngọn đồi, tượng Di Lặc to lớn sừng sững in trên nền trời, đặt thêm một dấu chấm phá cho cảnh quan thiên nhiên núi Cấm.



Phần nội thất bên trong tượng hiện đang xây dựng dở dang, khi hoàn thành hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho du khách khi đến thăm Tượng Phật to nhất Việt Nam.

Đối diện với Tượng Phật Di Lặc là chùa Vạn Linh, một ngôi chùa nỏi tiếng đã có từ rất lâu đời. Khởi đầu nó chỉ là một cái Am nhỏ do Hoà Thượng Thích Thiện Minh dựng lên năm 1929 để tu hành. Năm 1940 nó chính thức mang tên chùa Vạn Linh. Kể từ năm 1995 chùa được xây dựng thành một quần thể kiến trúc Phật Giáo quy mô. Mặc dù vẫn trong quá trìng xây dựng, nhưng đến với chùa Vạn Linh bạn sẽ cảm nhận được một không gian trầm mặc tỉnh lặng trong một quần thể cảnh quan hết sức độc đáo. Từ xa nhìn vào Quan Âm Các với mái cao chín tầng in hình trên nền trời tạo cho cảnh quan càng uy nghi hùng vĩ

Chánh điện chùa Vạn Linh vừa trùng tu xong, cảnh quan đẹp, sạch sẽ tạo nên một sự thanh khiết an bình cho du khách khi viếng cảnh chùa.


Toàn cảnh chùa Vạn Linh trong nắng chiều.

Có dịp hãy về An Giang ghé thăm Bảy Núi, các bạn sẽ có những giây phút thú vị với cảnh quan thiên nhiên và con người trên vùng đất này.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008

Bông Điên Điển

Cuộc sống với biết bao công việc, và những nổi lo toan thường nhật, ngày lại ngày tất bật ngược xuôi, riết rồi muốn quên đi ngày tháng, quên đi các mùa tiết trong năm. Chiều nay đi ra cánh đồng phía sau nhà, bất chợt bắt gặp những cánh hoa Điên điển nở vàng lác đác mới chợt hay mùa lủ miền Tây lại về. Là một loại hoa nhưng thật ra Điên điển chỉ được gọi là bông một cách hết sức mộc mạc dân dã. Bông Điên Điển sinh ra không phải để trang hoàng cho đời thêm lộng lẫy, nó không có vị trí ở chỗ bình hoa trong phòng khách, mà nếu nó có vào được phòng khách thì củng chỉ là đi từ đường bếp lên, và củng chỉ ở trên một trong những đĩa thức ăn trên bàn. Bông Điên điển mộc mạc chân chất như những cô gái quê miền Tây. Dù mùa tiết có như thế nào, dù nước nổi có lên đồng hay không, bông Điên điển vẫn âm thầm trổ bông, không ồn ào khoa trương hương sắc, chỉ đơn giản điểm tô cho ruộng đồng bằng một màu vàng tươi dịu hiền trong nắng ấm phương nam.Trước đây khi trên đồng Nam bộ còn trồng lúa nước, mùa lủ về cả cánh đồng ngập nước trắng xoá, mênh mông trời nước. Để chắn gió trong mùa lủ, dọc theo bờ vườn bờ ruộng nông dân sạ những đám Điển điển dày dặc, tạo thành một bức tường thiên nhiên, tránh sóng khi có gió lớn trên đồng. Tháng sáu âm lịch Điển điển bắt đầu trổ bông, nhưng nhiều nhất là vào tháng tám khi nước lên đầy trên đồng ruộng. Vào thời điểm này, bông Điên điển trổ đầy cây ,từ xa nhìn vào chỉ thấy vàng rực một màu. Đồng nước như thêm phần thi vị với chiếc áo màu vàng tươi ấm áp. Bây giờ hãy cầm lấy một cây cần câu và lên xuồng nhé, nhẹ nhàng thôi, hãy len lõi trong đám Điển điển rồi buông câu chờ đợi. Từng chùm, từng chùm hoa vàng tươi đong đưa theo gió.Trên mặt nước, những cánh hoa Điên điển rụng đầy, bồng bềnh theo những con sóng nhỏ. Ngày trước khi còn đồng lúa nước, có những đám Điên điển chạy dài mút mắt, trong mùa nước nổi củng góp phần giúp đở rất nhiều gia đình nghèo giải quyết công ăn việc làm trong mùa lủ, chỉ cần có một chiếc xuồng con và chịu khó thức khuya đi hái bông Điên điển.Điên điển trổ bông đều dặn hàng ngày cho đến khi nước rút khỏi đồng. Lúc này thân cây được nông dân nhổ lên có thể sử dụng để làm dàn muớp, khổ hoa hoặc làm chất đốt cho cả mùa khô.
Bông Điên điển ngon nhất là được hái vào lúc sáng sớm và khi hoa chưa nở bung ra, những cánh hoa vẫn còn khép chặt, ôm
giữ đầy đủ nhụy hoa, phấn hoa, tạo nên một mùi vị đặc trưng nhất là khi ăn sống. Có thể nói trong ẩm thực mùa nước nổi ở miền Tây, bông Điên điển củng có một chỗ đứng không đến nổi quá khiêm tốn. Điên điển được sử dụng như một món rau có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau. Đơn giản nhất là hái xuống rồi rửa sạch ăn sống. Còn gì tuyệt vời hơn bửa cơm chiều đạm bạc trên đồng nước nổi với tô cá Linh hay cá Rô đồng kho lạc bốc khói. Cho một tí nước chanh vào, một tí ớt nữa cùng với một dĩa bông Điên điển vừa mới hái tươi roi rói cùng vài cọng bông súng , một bửa ăn đơn sơ dân dã nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ cảm nhận được sự đậm đà khó quên của một hương vị đồng quê. Cho một ít bông Điên điển, vài cọng bông súng vào chén rồi để vào muỗng nước cá kho vào. Vị Điên điển vừa nhẫn một tí, bùi một tí, cộng với mặn một tí , chua một tí và cay một tí, tất cả chỉ là một chút,một chút, nhưng khi chúng hoà vào nhu trong miệng tạo nên một hương vị hết sức độc đáo, hết sức riêng tư. Ăn lẩu mắm trong mùa nước nổi mà trong thành phần rau không có bông Điên điển củng sẽ là một thiếu sót lớn. Khi để sống , bông Điên điển có thể sử dụng như một thứ rau, kết hợp với rất nhiều món ăn. Nếu không thích ăn sống chúng ta củng có thể chế biến thành những món ăn khác nhau. Một dĩa Điên điển xào với những con tép đồng tươi roi rói, chấm với nước mắm chanh ớt, không sang trọng nhưng vẫn sẽ thấy khó quên. Đến miền Tây trong những ngày nước nổi mà không thưởng thức một nồi canh chua bông Điên điển nấu với cá Rô đồng thì quả thật sẽ là một sự tiếc nuối. Múc một muổng canh nóng hổi ,bốc khói, mùi rau canh chua thơm lừng xông lên mủi cộng với vị nhẫn nhẫn đặc trưng của bông Điên điển dường như đọng lại mãi trên đầu lưỡi. Gắp một ít bông Điên điển rồi chấm vào chén nước mắm đồng nguyên chất dầm ớt, rồi hít hà với những chua cay mặn ngọt. Bông điên điển củng được xào chung với tép hoặc thịt ba rọi để làm nhưng bánh xèo, một món ăn quen thuộc của người miền Tây. Ở vào thời điểm nước nổi, ghé vào những quán cơm sườn ở An Giang, bên cạnh rau muống ngâm giấm, bạn củng sẽ thưởng thức được món bông Điên điển làm dưa chua, ăn với cơm sườn nướng thì còn gì ngon hơn cho một bửa điểm tâm sáng.
Chỉ là một thứ hoa dân dã, bông Điên điển đã gắn bó từ lâu đời với đồng nước nổi miền Tây. Không rực rở khoe hương sắc, Điên điển chỉ lặng lẽ dâng cho đời chút hương vị mộc mạc, cho cuộc sống một vùng quê thêm phần thi vị. Những năm gần đây người ta làm đê bao
ngăn lủ lên đồng để trồng lúa vụ ba, Cây Điên điển mất đi vai trò chắn sóng cho đồng ruộng. Vả lại giá trị kinh tế của nó không cao, nên cây Điên điển củng không được nông dân chú ý. Có lẽ bạn sẽ hiếm có dịp bắt gặp những đám Điên điển chạy dài mút tầm mắt, trổ hoa vàng rực cả một góc trời. Tuy nhiên Điên điển vẫn trổ bông khắp nơi trên đồng ruộng miền Tây, chừng nào vẫn còn mùa nước nổi thì vẫn sẽ còn đó những chùm hoa vàng, bình dị đong đưa trong gió, lặng lẽ mang lại cho miền Tây chút hương vị riêng tư mộc mạc.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2008

Bánh mì nóng giòn

Ký ức của chúng ta là một cái kho lưu trử hết sức kỳ diệu, có những việc chỉ mới hôm qua thôi, hôm nay ta đã quên khuâý đi mất, nhưng có những sự việc cho dù đã xãy ra từ lâu lắm rồi chúng ta vẫn không thể quên được. Mỗi khi ký ức quay về,tất cả lại hiện ra rỏ mồn một như "vừa mới hôm qua". Khoảng cách thời gian dường như không hề tồn tại, tất cả dường như mới nguyên khi ta nhớ về nó.

Mẹ tôi mất năm tôi mới lên mười, nên những kỷ niệm về mẹ tôi lưu giữ không nhiều, nhưng với tôi đó là những ký ức không thể phai mờ. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ về mẹ, những ký ức tuổi thơ ấy vẫn luôn sống động trong tôi như một cuộn phim quay lại.
Mẹ tôi là một người giản dị và chịu thương chịu khó, bà chẳng nề hà sự cực khổ, miễn sao có thêm thu nhập cho gia đình. Trong ký ức của tôi, mẹ tôi luôn luôn tất bật với công việc, cha tôi bảo mẹ con chỉ cần ở không là bà ấy bệnh. Khoảng đầu thập niên bảy mươi, cha tôi tham gia chính quyền sài gòn và giữ chức vụ trưởng ấp. Đồng lương trưởng ấp tuy không cao nhưng vẫn đãm bảo cuộc sống gia đình tôi, mẹ tôi lại là một thợ may, nên gia đình tôi sống không thiếu thốn lắm. Cha tôi bảo mẹ tôi là người biết lo xa, nhiều lần thấy bà vất vả ông bảo bà bớt tham công lại đi để còn giử gìn sức khoẻ. Bà chỉ cười bảo còn khoẻ còn làm được tranh thủ kiếm ít tiền cho con - Cha nói giọng buồn rười rượi - có lẽ mẹ con linh cảm bà ấy không ở được lâu với các con. Những khi ít đồ để may hoặc tới mùa vụ, mẹ tôi làm đủ thứ công việc từ nhận làm cỏ rẩy cho đến cắt lúa.

Hồi đó vùng tứ giác Long Xuyên còn trồng lúa nước, mỗi năm chỉ có một vụ. Tháng ba âm lịch, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu kéo về, củng là lúc mùa gieo sạ bắt đầu. Tháng bảy những cây lúa được mưa tưới mát và cao ngang đầu gối, củng là lúc mùa lủ hàng năm tràn về mang phú sa lên đồng cho cây lúa. Vậy là bắt đầu một hành trình vượt lủ, những cây lúa tự chiến đấu để sinh tồn, nước lên đến đâu, lúa lại vượt cao lên đến đó để rồi đến tháng chạp,khi mùa lủ rút đi củng là lúc lúa chín. Mùa lúa chín củng là mùa gió bấc. Không biết những năm gần đây do khí hậu ấm dần lên hay do cảm nhận trẻ thơ của tôi, dường như mùa đông bây giờ không lạnh hơn ngày xưa ! Lủ trẻ chúng tôi hồi ấy mỗi sáng thức giấc lại quây quần bên một đống lửa được đốt từ rạ mới. Cả bon ngồi quanh hơ đôi tay lạnh cóng, những hạt lúa nếp còn sót lại thỉnh thoảng lại nổ tí tách văng ra nhứng hạt gạo đã được nướng chín, nở bung ra. Tôi thích nhặt những hạt gạo ấy bỏ vào miệng, nhấm nháp cái vị vừa béo vừa thơm của gạo đầu mùa.

Bốn giờ sáng mẹ tôi đã dậy nhóm lửa nấu cơm để mang theo. Căn bếp chỉ cách chổ tôi ngủ có một bức vách làm từ lá vàng bạc, hơn nữa nhà lót vạc tre nên khi mẹ bắt nồi cơm lên bếp, tôi củng thức giấc chui ra lăng xăng với mẹ. Buổi sớm tháng chạp trời lạnh như cắt da khi những cơn gió bấc len lõi vào gian bếp tranh tối tranh sáng. Tôi ngồi trong lòng mẹ cạnh bếp chờ nồi cơm sôi, ánh lử trên bếp cứ nhảy nhót tinh nghịch như những con sóc lửa đang nô đùa cùng nhau. Hơi ấm từ trong lòng mẹ và hơi ấm toả ra từ ngọn lửa trên bếp hoà vào nhau, tạo nên một không gian ấm áp xung quanh tôi. Tôi cuộn lại như con mèo trong lòng mẹ, tận hưởng cái ầm áp trong buổi sớm mùa đông đầy gió. Trong khi chờ cơm chín,thường thì mẹ mở chương trình đọc truyện của đài Sài Gòn. Có lẽ từ chính những buổi được nghe đọc truyện, đã hình thành trong tôi lòng yêu thích đọc sách. Đó là lần đầu tiên tôi được biết các nhân vật Tiết Nhơn Quý, La Thông...tuổi thơ tôi xem họ như những thần tượng và mong muốn mình củng có được những chiến công hiển hách giúp ích cho quê hương đất nước. Tuy nhiên tôi lại thích chương trình "Gia đình Bác Tám" hơn. Đây là một chương trình kịch truyền thanh giáo dục cộng đồng rất được thính giả trước 1975 yêu thích. Với tôi một đứa trẻ mới bảy ,tám tuổi thì chủ yếu là chương trình rất vui và gần gủi. Mẹ vừa trông chừng nồi cơm trên bếp, vừa dọn dẹp các thứ ngăn nắp. Tôi củng lăng xăng khi thì cầm cái này, lúc cầm cái khác giúp mẹ. Cho đến giờ tôi vẫn cảm thấy ấm áp mỗi khi nhớ về những buổi sáng mùa đông ấy, trong cái chái bếp ám mùi khói, trong ánh lửa chập chờn nhãy múa trên bếp, tôi đã có những khoảnh khắc hạnh phúc bên mẹ. Với người khác có lẽ điều này bình thường, nhưng với tôi một thằng bé mất mẹ năm mười tuổi thì những kỷ niệm về mẹ luôn là những tình cảm thiêng liêng mà tôi cất giử rất cẩn thận.

Thật ra tôi thức sớm cùng mẹ chẳng phải để sẻ chia với mẹ,một đứa con nít như tôi làm gì biết đến những điều ấy, mà tôi thức sớm chẳng qua là để được ăn một ổ bánh mì nóng giòn của chú chệt. Như thường lệ, khi hết chương trình " Gia đình Bác Tám" thì chiếc xe đạp cà tàng và tiếng rao bánh mì nóng giòn của chú Chệt củng vừa tới cửa nhà tôi. Ông và cha tôi có chút giao tình, tôi lại là "mối" của ông, nên sáng nào đến cửa nhà tôi ông đều ngừng lại rao lớn: Bánh mì nóng giòn đây ! Không đợi rao đến lần thứ hai tôi đã nắm tay mẹ chạy ra cửa, mẹ tôi mĩm cười vì bà biết tôi chỉ chờ đợi phút giây này. Trong cần xé ở phía sau xe đạp của chú Chệt, ổ bánh nào củng nóng hổi giòn tan như từ lấy trong lò ra . Nhưng tôi vẫn thích tự tay lựa bánh mì cho mình, nên mẹ phải bồng tôi lên mới có thể đưa tay vào trong cần xé. Trời tháng chạp đêm dài, năm giờ sáng vẫn còn rất tối, từng cơn gió bấc len lỏi vào da thịt buốt giá. Chỉ có ngọn đèn dầu của chú chệt treo kế bên cần xé bị gió thổi lúc tối lúc sáng thì thấy đường đâu để lựa, tôi chỉ muốn thọc tay vào cái bao vải tận hưởng cái ấm áp trong cái bao vải, những ổ bánh mì nóng hổi kêu sột soạt dưới đôi tay tôi, hơi ấm như lan cả thân người. Bên trong cái cần xé bánh mì, chú Chệt đặt ở dưới đáy một ngăn chứa cái lò than luôn đủ nóng để những ổ bánh mì lúc nào củng như mới được lấy từ trong lò ra. Vì vậy ông bán bánh mì rất đắt hàng. Từ chợ Cái Dầu chạy lên nhà tôi hơn cây số, giờ này ông đã lấy thêm chuyến bánh thứ hai. Một ổ bánh mì nóng giòn với một ly café sửa nóng, với những người lao động thức sớm thì đó quả là một bửa điểm tâm tuyệt vời. Người ta không chỉ thích bánh mì nóng của chú chệt và còn thích luôn cả cái tính vui nhộn với giọng nói luôn bị ngọng bởi chử "n" của chú. Mẹ tôi bảo chú Chệt bán bánh mỳ để nuôi những người con ăn học, hồi đó tôi chưa biết rỏ mọi việc lắm nhưng tôi rất kính trọng chú Chệt. Nhiều hôm tranh thủ mẹ tôi nói chuyện với chú, tôi cứ khoắng cả hai tay vào cái bao vải đựng bánh mì tận hưởng cái ấm nóng từ những ổ bánh mì, mẹ tôi phải giục - nhanh lên để chú còn đi bán, còn chú Chệt thì cười xoa đầu tôi.

Cầm bánh mỳ trên tay, tôi nhanh chóng chạy vào bếp lấy cái ly đưa cho mẹ. Tôi thèm thuồng nhìn dòng sửa chảy vào ly từ cái hộp sửa Ông Thọ trên tay mẹ. Một ly sửa nóng, ổ bánh mì giòn, với tôi nó là cả một bửa tiệc. Bẻ một miếng bánh nóng hổi, chấm vào ly sửa rồi đưa vào miệng, cái cảm giác ấy dường như đọng lại đến bây giờ. Trong khi tôi ăn, thì mẹ củng chuẩn bị cơm để mang theo vào đồng. Trước khi đi mẹ luôn dặn đi dặn lại- ăn xong con dẹp ly vào bếp rồi vào mùng ngủ tiếp đi nhé. Củng có những hôm cha thức cùng tôi và mẹ, nhưng hôm ấy mẹ pha một bình trà rồi ngồi nhìn hai cha con khề khà ly trà nóng.
Tôi vẫn giữ mãi những hình ảnh đẹp của tháng ngày thơ ấu vào một góc riêng tâm hồn mình, nó như một thứ bảo vật quý giá, như một ngọn lửa nhỏ để sưởi tâm hồn khi đường đời giá buốt. Bánh mì vẫn ra lò, vẫn nóng vẫn giòn, nhưng đã không còn ai bán bánh mì với cái lò than trong cần xé nữa. Và với tôi những ổ bánh mì củng không còn thơm giòn kể từ khi mẹ vĩnh viễn ra đi, về nơi chốn xa hư không vô định.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Làng bè Châu Đốc

Nằm ở nơi đầu nguồn con nước tiếp giáp với Kampuchia, thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản. Thị xã Châu Đốc được biết đến với những làng Bè độc đáo, vừa để sinh hoạt vừa để nuôi cá, hàng năm cung cấp một lượng lớn cá Ba sa cho thị trường và xuất khẩu.













Cầu Cồn Tiên. Do Công ty Xổ Số Kiến Thiết An Giang đầu tư xây dựng nối liền thị xã Châu Đốc và huyện An Phú.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2008

Sáng kiến thời cúp điện

Lúc này không biết vì cái lẽ gì mà mấy ông nhà điện cứ cúp điện suốt, nhất là trong khu vực nông thôn, một tuần cúp đâu 3,4 bửa rồi. Người thì bảo thiếu nước cái guồng quay không đều, kẻ thì nói chia điện cho nước nước bạn... đủ sự bàn tán, từ bác vá ép cho tới bà bếp, cả mấy thằng nhóc tì đá bòng buổi chiều ngoài sân ruộng củng bàn chuyện về điện. Nó thời sự quá mà ! có ai mà không liên quan tới nó đâu ? Trước đây không có điện, nhóm lửa thổi cơm bằng củi tre thổi phù phù chẳng sao, trước không có điện nằm tre bộ chõng tre phe phẩy chiếc quạt mo củng chẳng sao... Rồi có điện ! bao nhiêu là cái sự khoẻ khoắn: nấu cơm không cần nhóm lửa, quạt mát mà không mõi tay, tối tối còn được xem Tiết Nhơn Quý chinh đông, La Thông tảo bắc trên cái tivi màu nghĩa địa.. sướng riết rồi quen mà, thành thử cúp điện kiểu này khó chịu thấu trời. mà nhè những lúc cao điểm cúp mới chết chứ. Buổi tối với bao nhiêu sinh hoạt, giải trí, thì ổng lại cúp. Hổng biết làm gì thì ngủ sớm( mà cái sự ngủ sớm củng lắm phiền hà chứ bộ ), đợi đến khi hết các chương trình tivi và cả nhà củng vừa ngon giấc, bổng nhiên phụp một phát cả nhà sáng trưng, cái tivi ré lên những tiêng rít, có lẽ nó củng giận vì bị đánh thức, hết đài rồi mà !Trong buồng ông già chửi đổng lên, cái radio ông mở nằm chờ điện rồi mòn mõi ngủ luôn giờ nó hú lên như tàu súp-lê rời bến. Vậy là phải lọ mọ ra đi tắt mọi thứ, càu nhàu rồi củng thôi. Ở đời cái sự mua bán củng lộn ngược, người mua đáng ra không mua thì thôi, đằng này ông bán thích bán thì bán. Tôi thì tôi chẳng có thời gian để ý xem cái sự cúp điện từ đâu mà ra, nhưng mấy ông nhà điện củng coi lại chớ kiểu này riết chắc tui chịu hổng thấu cái vụ giựt mình thức giấc nữa đêm này quá.


Hôm qua xuống nhà thằng cháu thợ may ngay lúc khách hàng tới lấy đồ. Hắn mang bếp ga ra tôi vội bảo : mới sáng sớm không nhậu nổi đâu đừng làm lẩu. Hắn cười hề hề rồi bật bếp ga kêu cái cốc, lửa phà ra ở trên bếp. Từ từ, hắn thận trọng đặt chiếc.....bàn ủi điện lên bếp ga đang hừng hực cháy. Hắn cười chỉ tay vào chiếc bếp dầu : đốt bàn ủi bằng bếp dầu củng được nhưng bàn ủi bị đen .hư đồ ! Tôi nhìn chiếc bàn ủi trên bếp, đớ lưỡi. không biết các bạn phát biểu thế nào, tôi thì chịu.

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2008

Đào tạo liên kết Giáo viên âm nhạc sư phạm và một số hạn chế

Kể từ khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chủ trương đưa bộ môn âm nhạc vào trường phổ thông, Sở Giáo Dục Đào Tạo An Giang đã có những cố gắng bằng nhiều hình thức tổ chức đào tạo đội ngủ giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc phần nào đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực của tỉnh nhà. Với sự thành lập của trường Đại học An Giang, việc đào tạo đội ngủ giáo viên âm nhạc càng có những thuận lợi. Trong những năm qua , bằng hình thức liên kết đào tạo với trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, mỗi năm đều có một số lượng giáo viên âm nhạc THCS được đào tạo chính quy bổ sung cho các trường THCS. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu như tất cả các trường THCS trong địa bàn tỉnh đã có giáo viên dạy môn âm nhạc.
Để đáp ứng nguồn GV của địa phương, việc liên kết đào tạo GV âm nhạc với trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện chưa đủ nhân lực củng như pháp nhân đào tạo. Bằng nhiệt tình và chuyên môn của mình, trong những năm qua, các giảng viên âm nhạc của trường Đại Học Sư Phạm TPHCM đã có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo,xây dựng một đội ngủ giáo viên dạy âm nhạc cho tỉnh. Tuy nhiên, phương thức đào tạo liên kết củng có những hạn chế nhất định. Do đào tạo liên kết nên việc xếp lịch học hoàn toàn phụ thuộc vào thời khoá biểu của các giảng viên, chủ yếu là vào các kỳ hè hoặc khi Thầy cô không có giờ dạy ở trường ĐHSP TP.HCM. Vì vậy không thể rãi đều các tiết học ra trong học kỳ,mà thông thường mỗi học phần (60 tiết) được dồn vào trong một tuần ( mỗi này 10 tiết). Đối với các môn kiến thức như : lịch sử âm nhạc, nhạc lý cơ bản... thì có thể tiếp thu được, sau đó " tiêu hoá "dần dần, nhưng đối những môn năng như nhạc cụ , thanh nhạc... thì tình hình có vẽ khó khăn thật sự cho cả thầy lẫn trò. Trong quy chế tuyển sinh thì phần nhạc cụ không phải là nội dung thi bắt buộc mà chỉ là điểm khuyến khích, vì vậy đa số sinh viên khi đậu vào lớp CĐSP âm nhạc đều chưa biết đàn. Với sáu ngày cho học phần đầu tiên, thì sinh viên chỉ mới biết cách sử dụng đàn organ và hoàn thành một vài bài tập ngón. Nhạc cụ là một trong những môn năng mà cho dù người học có năng khiếu đến đâu, vẫn phải có một thời gian tập luyện nhất định (đủ với từng cá nhân). Đối với môn thanh nhạc thì những kỹ thuật như cộng minh, vị trí âm vang, nhã chữ... là những thuật khó, từ chổ cảm nhận được phần kỹ thuật đến vịệc thực hiện lại là cả một quá trình rèn luyện, nó đòi hỏi phải có một quãng thời gian đủ mới có thể thấu đáo và thực hiện đúng với yêu cầu. Nếu sáu chục tiết được phân bố đều cho cả học kỳ, thời gian rèn luyện sẽ nhiều hơn, củng như ở mỗi học phần số kỹ năng sẽ được cung cấp nhiều hơn. Có thể nói chỉ với sáu ngày cho một học phần, thì cả thầy lẫn trò chỉ có thể tập trung vào một vài bài để hoàn thành điểm số học phần. Cho dù Giáo viên có tâm huyết và chuyên môn cao đến đâu củng không thể khác hơn được. Ở mỗi lớp học thì chuyện chênh lệch trình độ nhau là chuyện bình thường, trong âm nhạc chuyện chênh lệch về mặt năng khiếu lại càng rỏ rệt. Một thời khoá biểu hợp lý sẽ giúp các em có thời gian bù lại mặt hạn chế kia, nhưng với thời gian ngắn quá các em phải chấp nhận yêu cầu tối thiểu ( tập một bài để thi học phần). Đối với giảng viên, việc giảng dạy luôn phải dựa trên tiếp thu của từng lớp mà có các yêu cầu phù hợp, nên phải theo mặt bằng chung, cho dù có muốn nâng chuẩn kiến thức củng không thực hiện được. Đối với những học sinh giỏi, năng khiếu tốt đành chấp nhận với việc hỏi thêm thầy cô ngoài thời gian chính khoá để tự nâng cao. Ở mỗi đợt ra trường hàng năm của sinh viên CĐSP âm nhạc An giang, chỉ khoảng ba bốn em được xem là đánh đàn giỏi, mà thường thì rơi vào những em đã biết đánh đàn từ trước hoặc có điều kiện tự mua sắm nhạc cụ rèn luyện. Chúng ta có thể đánh giá khả năng sử dụng nhạc cụ của giáo viên âm nhạc trong tỉnh theo tỷ lệ sau :
--Từ 10% đến 15% có thể tham gia đệm đàn cho các hoạt động âm nhạc ngoài nhà trường ( Đám tiệc, liên hoan, các hội thi..)
--Khoảng 30% đến 40% có thể đãm bảo cho các sinh hoạt, phong trào trong nhà trường.
--Khoảng 40% đến 50% trực tiếp đành đàn trong các tiết dạy.
--Khoảng 50% giáo viên âm nhạc hiện nay chấp nhận với mức tối thiểu, có nghĩa là chỉ đàn được giai điệu đơn khi dạy hát, còn lại đều sử dụng phần nhạc nền được làm trước.
Điều này củng một phần chủ quan về ý thức rèn luỵên của cá nhân, nhưng nếu ngay từ trong đào tạo chúng ta có một thời gian củng như lượng kỹ năng hợp lý , sẽ tạo nên một chuẩn bắt buộc của giáo viên khi ra trường. Thực hành tự học, tự rèn luyện nhạc cụ là điều khó cả về thực hành lẫn về kiến thức kỹ năng. Khi đã có được những kiến thức và kỹ năng nền nhất định, thì việc tự học sẽ dễ có kết quả, tạo nên sự thích thú, nó củng giúp hiểu thấu đáo hơn những môn lý thuyết. Nhưng khi có quá ít vốn kỹ năng thì việc tự rèn luyện đánh đàn sẽ rất khó khăn, dễ làm nản chí , chính vì vậy có thể nói có đến nữa số giáo viên dạy âm nhạc trong tỉnh sau khi ra trường thì hầu như không rèn luyện gì thêm.
Mục tiêu giảng dạy âm nhạc trong trường phổ thông không phải là dạy học sinh đàn giỏi hát hay mà là hình thành ở các em một tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật âm nhạc nhằm giúp các em phát triển hài hoà về nhân cách. Muốn đạt được mục tiêu đó trong tình hình âm nhạc thị trường phức tạp như hiện nay không phải dễ. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên âm nhạc không chỉ là cái tâm đối với nghề mà điều quan trọng là cái "tài" của người thầy. Muốn học sinh yêu thích bộ môn điều quan trọng là học sinh có thật sự nể phục thầy hay không thông qua chuyên môn và phong cách của người thầy .Từ sự nể phục sẽ tạo ra một thái độ tích cực trong học tập khi thầy cô của chúng đàn giỏi hát hay. Tâm lý của học sinh rất thích được nghe thầy cô giáo trực tiếp hát minh hoạ trên lớp hơn là nghe băng đĩa. Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, các em có thể nghe những bài hát ấy qua băng đĩa bán trên thị trường hoặc qua mạng rất dể dàng. Chủ yếu các em muốn được nghe tiếng hát tiếng đàn thật sự, nó sống động ngay trước mắt chứ không phải giọng hát phát ra từ loa (Tôi đã dự những giờ mà học sinh chăm chú nhìn, nghe say sưa khi thầy biểu diễn, các em tỏ rỏ sự thán phục thật sự, và cũng đã dự những giờ mà học thì thào lo ra khi nghe đĩa bài hát minh hoạ). Được nhìn , được nghe trực tiếp sẽ tác động nhiều đến tâm tư tình cảm của các em. Ở một góc độ nào đó khi các em nể phục tài năng của GV, tự nhiên sẽ dẫn đến việc yêu thích bộ môn. Để cho học sinh có thể cảm thụ và yêu thích một tác phẩm âm nhạc do thầy cô giáo trinh bày, thì lúc này người giáo viên phải diễn tấu tác phẩm với một chất lượng nghệ thuật đủ để đạt được mục tiêu giảng dạy. Nó không chỉ đơn thuần là thị phạm, minh hoạ mà là biểu diễn, và lúc này người giáo viên phải như là một nghệ sỹ. Trong giờ học hát củng thế, các em thích được thầy cô đệm đàn trực tiếp, tiếng đàn của thầy, tiếng hát của trò hoà vào không khí buổi học với những tình huống sư phạm thật sự. Còn nếu hát trên nền nhạc thu sẵn trong đàn organ củng giống như khi các em hát karaoke ở nhà. Muốn làm được điều này người GV phải có một kỹ năng nhất định cho tất cả các môn âm nhạc . Chúng ta không thể đòi hỏi tất cả các giáo viên đạt được một trình độ đồng đều như thế, nhưng trong chiến lược phát triển giáo dục củng cần phải phải phấn đấu đến một chuẩn mực nào đó để có thể đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.Với sáu học phần chia đều cho sáu học kỳ,và một thời khoá biểu phù hợp, sinh viên sẽ được tập luyện nhiều để có thể đạt một chuẩn kỹ năng nhất định khi ra trường. Trong chương trình đào tạo GV âm nhạc hiện nay của Đại Học An Giang phần nhạc cụ chỉ có môn organ , vì vậy các giáo viên thường xuyên bị động và lên lớp "chay" nếu gặp phải sự cố cúp điện, trong khi mỗi trường THCS , Sở GD ĐT An Giang cấp trên 15 đàn guitar. đành phải nằm im vì hầu như ít GV biết sử dụng Guitar. Bên cạnh guitar là một nhạc cụ phổ biến , cơ động, không phụ thuộc vào điện, và rất phù hợp với các sinh hoạt tập thể ngoài trời. Nên đưa phân môn guitar vào chương trình đào tạo chính khoá, để khi ra trường GV dạy âm nhạc có thể sử dụng được hai loại nhạc cụ : guitarorgan , để giáo viên không bị động khi có những sự số, củng như đáp ứng tốt cho giảng dạy và phong trào ở cơ sở.
Cả nước chúng ta đang thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, tiến tới bắt kịp và hoà nhập với giáo dục các nước trong khu vực. Trong mục tiêu ấy, có thể nói lực lượng giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng, vì vậy việc nâng cao trình độ, kỹ năng của giáo viên là điều cần thiết. Với khoảng 50% giáo viên ( đây chỉ là tỷ lệ ước tính, trên thực tế không thể thấp hơn số ấy được) thực hành nhạc cụ ở mức tối thiểu trên lớp, thiết nghĩ Hội Đồng Bộ Môn Âm nhạc củng nên có các định hướng hợp lý từng bước nâng cao tay nghề của GV âm nhạc trong tỉnh. Nhưng để khắc phục tình trạng này trong đào tạo, các bên liên quan nên chăng ngồi lại tìm ra một giải pháp tốt nhất trong việc sắp xếp lịch học đúng với đặc thù bộ môn trên tinh thần hướng đến cái chung : chất lượng của giáo viên khi ra trường. Hiện nay với yêu cầu mức chuẩn về thực hành nhạc cụ ở bậc cao đẳng sư phạm âm nhạc, đội ngủ giáo viên âm nhạc của trường Đại học An Giang tuy còn non trẻ nhưng nếu được sự hổ trợ của các thầy cô của Đại Học Sư Phạm TP.HCM thiết nghĩ có thể đãm đương được việc giảng dạy các môn nhạc cụ. Bước đầu sẽ có những khó khăn nhất định, nhưng cái lợi là sinh viên được nhiều thời gian rèn luyện, chắc chắc là kỷ năng sẽ được nâng lên rất nhiều. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước tiên cần nâng cao chất lượng đào tạo của lực lượng GV. Vì lợi ích chung của sinh viên, học sinh mong rằng các bên liên quan trong đào tạo có một giải pháp hợp lý nhất để ngày càng nâng cao chất lượng giáo viên của tỉnh nhà.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2008

Nói chuyện với con trai

Con trai
Lâu rồi bận rộn bao nhiêu chuyện cuộc sống, không có thời gian để mấy cha con ta nói chuyện với nhau. Thật ra thì cha vẫn cứ nghĩ, các con vẫn bé nhỏ của thời khăn quàng đỏ, vẫn vô tư nũng nịu đòi quà. Hôm qua thấy con chải đầu làm dáng trước gương, mới chợt nhận ra, các con đã lớn. Hết hè này thì cả hai đứa đều đã vào lớp 11, các con đang ở cái tuổi nhạy cảm với những tác động của cuộc sống. Luôn muốn tự khẳng định mình, có thừa nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng lại chưa đủ có những trang bị cần thiết cho cuộc sống. Tuổi c
ác con hiện nay củng đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí- teen 9x. Dạo quanh những tờ báo trên mạng, đọc những bài viết về lứa tuổi các con cha cảm thấy xốn xang. Cái xốn xang của bậc làm cha mẹ khi thấy những đứa con bổng chốc không còn nhận ra nữa, cái xốn xang của một con người, của một công dân khi nghĩ về tương lai đất nước. Nhưng thôi chuyện đó lớn lao quá, rồi củng sẽ có người gánh lấy trách nhiệm thôi. Cha chỉ là một người cha bình thường, hôm nay cha chỉ muốn nói chuyện với các con một vài điều về những tháng ngày tới của con. Có thể hôm nay con chưa lĩnh hội hết được những điều cha nói, nhưng không sao hãy giữ lấy nó, rồi một ngày trên bước đường đời, con sẽ tự chiêm nghiệm được những điều mà ngày hôm nay con chưa thấu đáo.
Con trai ! Điều đầu tiên mà cha muốn nói với hai con ( đó củng là lý do mà buổi nói chuyện cha đã không gọi em gái con) đó là việc các con cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của một người đàn ông trong xã hội củng như trong gia đình. Hiện nay mặc dù người phụ nữ đang được khuyến khích bình đẳng như nam giới, nhưng cho dù có sự bình đẳng nhất định nào đó giữa chồng và vợ trong quan hệ gia đình, thì con với tư cách là một người đàn ông, một người chồng, người cha vẫn phải là trụ cột vững chắc cho mái ấm của mình. Con có đủ vòng tay rộng để che chở ? Con có đủ vững chắc để người khác nương tựa.? Con có đủ tài năng để tạo cho mình một đời sống hạnh phúc không ? Điều này tuỳ thuộc vào việc con có cố gắng rèn luyện, học hỏi xây dựng cho mình một bản lĩnh sống hay không. Chính các con chứ không ai khác chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Ngày mai hạnh phúc hay khổ đau tuỳ thuộc vào việc hôm nay con sống rèn luyện ra sao." Rể của sự học tập thì đắng, nhưng quả của nó thì ngọt " (Cha nhớ không chính xác lắm). Hãy chịu khó học hỏi những điều gì ta có thể học được, đừng để mọi thứ trôi qua . Các con đang ở lứa tuổi mà lửa nhiệt huyết luôn âm ỉ cháy trong người, hãy luôn giữ gìn và thắp sáng nó trên con đường mưu cầu hạnh phúc của mình.
Hiện nay với sự phát triển của cuộc sống, các con có quá nhiều những điều kiện để có thể học tập, rèn luyện, thực hiện những ước mơ của mình, So với thời của cha ngày ấy ( không biết ta có thể gọi là 6x được không nhỉ) có gì đâu để mà chọn lựa. Tuy nhiên, có quá nhiều thứ như thế củng sẽ dễ làm các con phân vân, không biết phải chọn cho mình con đường nào. Cái gì củng thích, cái gì củng muốn biết. Điều này cũng bình thường thôi con trai ạ, khi ở tuổi các con ,chúng tôi củng thế, chỉ sợ một điều là con không thích gì cả. Cứ mạnh dạn lên, đừng ngại ngần ,con có thể thử sức mình ở nhiều lĩnh vực. Biết nhiều thứ trong đời sống cũng là điều tốt, nó giúp ta dễ thích nghi khi phải thay đổi môi trường làm việc. Nhưng con sẽ chẳng làm nên được điều gì nếu con chỉ biết mỗi thứ một tí, vì vậy con phải có con đường đi của mình . Điều này chỉ có thể trông mong vào chính con, chỉ có con mới hiểu mình thích gì, mình làm cái gì tốt nhất để từ đó các con chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất với chính bản thân mình. Đừng vội vã, hấp tấp, hãy nghĩ suy lựa chọn bằng chính sự đam mê của trái tim, và sự trăn trở của lý trí. Cha tin rằng không khó để các con có thể tìm ra con đường của bản thân mình. Khi đã có con đường của mình rồi thì đừng do dự, hãy mạnh dạn tiến bước. Có thể con đường mà con chọn có nhiều gập ghềnh khúc khuỷu, hoặc trước con chưa từng có ai đi, chuyện ấy thì có hề gì cơ chứ, trên trái đất này làm gì có đường, người ta đi riết thành đường - cha nhớ không lầm là Lỗ Tấn đã nói như vậy. Biết đâu con trở thành người tiên phong mở ra một con đường không chỉ cho mình mà còn cho người khác. Có một điều con củng cần nên hiểu, cuộc sống không phải lúc nào củng suôn sẽ như mong muốn của mình. Có thể các con không thu hoạch gì hết khi đến cuối con đường, đừng nản, đó chẳng qua là học phí cho những kinh nghiệm sống thôi mà, và rồi các con sẽ tìm được điều mình cần tìm thôi, dĩ nhiên là con phải có một sự cố gắng nhất định, cơ hội không bao giờ tự tìm đến với người không cần nó.Con đường mà các con chọn cho mình nó sẽ gắn liền với cuộc đời của con. Mọi vui buồn , vinh nhục hay thành bại của các con đều ở trên chính con đường đó. Vì vậy, hãy biết nghĩ suy một cách có trách nhiệm với chính cuộc đời mình, cuộc sống không có chổ cho những hối tiếc đâu con trai ạ.
Bây giờ con đã chọn cho mình một con đường, vậy thì mạnh dạn lên, bắt đầu cho một hành trình cuộc sống. Hãy ghi nhớ, cuộc sống là của con vì thế đừng đi trên con đường của mình bằng đôi giày mượn của kẻ khác. Mượn rồi phải trả, đó là quy luật, lúc ấy con chẳng còn lại cái gì là của con hết. Bằng chính đôi chân của mình con mới cảm nhận hết được những gập ghềnh khúc khuỷu của con đường, các con mới có thể có những bước chân vững chắc, không do dự dù rằng con đường phía trước nhiều ổ gà. Khi còn là học trò con có thể mượn điểm của bạn bè từ việc coppy bài, nhưng khi con bước vào đời sống thì con chỉ có thể sống bằng chính khả năng của mình. Sự giúp đỡ của người khác chỉ là vô nghĩa nếu như con không thể tự thân vận động.Vì vậy trên bước đường đời đừng mãi rong chơi theo hoa thơm cỏ lạ, để rồi ở cuối con đường các con chẳng có gì hết ngoài việc đánh mất đi những ước mơ, những khát vọng của một thời. Khi đã có một mục đích, một hướng đi đã chọn, hãy biết kiên trì nhé. Ngày qua ngày, hãy như chú ong xây tổ , như chú kiến tha mồi, quan sát, lắng nghe và học hỏi cuộc sống quanh ta. Nhà phát minh vĩ đại Edison đã nói " Thiên tài là 99% lao động cần cù cộng với 1% thông minh sẵn", thiên tài còn tốn đến 99% thời gian lao động, còn chúng ta, các con nghĩ chúng ta phải thế nào ? Luôn học hỏi, nâng cao năng lực của bản thân từ chuyên môn đến những vấn đề về cuộc sống. Từng ngày qua các con sẽ làm đầy thêm hành trang của mình bằng những hiểu biết, và chính những thứ ấy là chìa khoá để con mở được cánh cửa ước mơ của mình, là công cụ để con đạt thành ước vọng. Hãy nhớ lấy điều ấy, đừng bao giờ đặt một điểm dừng cho việc học, rồi con sẽ được đền đáp. Cuộc sống rất công bằng, hãy vươn lên bằng ý chí, nghị lực của mình, cha tin rằng các con sẽ nhận được những sự đãi ngộ từ cuộc sống.
Còn một điều cha rất mong các con ghi nhớ, sự thành công của một con người không chỉ ở yếu tố tài năng, mà sự rèn luyện đạo đức củng là một phần không thể thiếu được.Hãy sống chân thành và rộng mở tấm lòng với mọi người, các con sẽ nhận biết được giá trị đích thực của con người và cuộc sống. Trên con đường ta đi, còn gì buồn hơn khi ta chỉ là kẻ lử hành cô độc, xung quanh ta "đôi tay nhân gian chưa hề độ lượng". Hãy chìa tay ra với một sự chân thành, con sẽ có được những bạn đồng hành có thể xẻ chia (dĩ nhiên cũng sẽ có nhiều những Lý Thông đấy). Hãy an tâm rằng cuộc sống vẫn còn rất nhiều chổ cho người tốt, quan trọng là con có phấn đấu để trở thành một trong số họ không. Không só việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, khi ta làm điều gì bằng chính cái tâm của mình ắt sẽ thành công. Bây giờ hãy đứng lên và bước đi, có thể con đường con sắp chọn sẽ lắm chông gai và gập gềnh khúc khuỷu, hãy mang theo một niềm tin như cha vững tin "chân cứng, đá mềm".