Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Hành trình xuyên Việt 5

Tây Bắc chập chùng

Vẫn vượt đèo leo dốc


Bửa cơm chân tình và phút chia tay


Trên dốc Cầu Mây



Suối Bạc đẹp và màu sắc




Cùng các thiếu nữ Hmông trên đường đi thăm bãi đá cổ



Ở Bãi đá cổ Sa Pa

Thị trấn Sa Pa chụp qua của kính xe


Nhà thờ trung tâm thị trấn


Ở khu chợ của người dân tộc

Với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài ngay Phù điêu công viên trung tâm thị trấn




Phần 1
Sa Pa chẳng có mây

Tiếp tục hành trình xuyên Việt của Đoàn văn nghệ sỷ An Giang trong chuyến đi thực thế sáng tác lần này là thăm một số nơi ở Tây Bắc như : Mường Khương, xi-ma-cai, Sapa, Bắc Hà…. Trong đoàn chỉ riêng nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã đến Tây Bắc nhiều lần, còn lại tất cả chúng tôi đều chỉ biết Tây Bắc qua sách vở, báo chí, và…ảnh. Được đến tham quan Tây Bắc trong 3 ngày quả là thật thú vị. Bên cạnh hầu như các trại viên của trại đều đã nộp bài đăng ký sáng tác đợt trại này cho nhà thơ Lê Thanh My, tổng biên tập tạp chí Thất Sơn, nên những ngày tham quan Tây Bắc sẽ không còn nổi lo cho tác phẫm nữa. Chỉ có tham quan nhìn ngắm và cảm nhận về vùng đất địa đầu của tổ quốc, nên ai cũng thấy háo hức.

Hơn 3 giờ rưởi sáng mọi người đã có mặt ở sảnh của nhà sáng tác, cả anh tài xế mấy hôm nay thức cùng các trận đấu wold cup 2010 cũng có mặt đúng giờ để lên đường. Đợt đến Tam Đảo ngay vào mùa nắng, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên chỉ hai ngày đầu Tam đảo đầy mây, còn lại không khí ở điểm du lịch nổi tiếng được xem như một Đà Lạt của miền bắc cũng nóng như ở đồng bằng. Tam Đảo không có mây thì khác chi núi Cấm của An Giang. Tuy nhiên, sớm hôm nay khi chúng tôi lên xe, không khí bên ngoài cũng se lạnh. Trên đỉnh Tam Đảo mây cũng từ từ lan tỏa phủ xuống thị trấn một màng sương mõng làm cảnh vật trở nên huyền ảo hơn so với mấy hôm nay. Có lẽ trận mưa đêm qua làm cho không khí dịu đi, trả lại cho tam đảo cái nên thơ của xứ sở mây mù. Trong màn sương đục nhờ nhờ qua khung kính xe, thị trấn Tam Đảo vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Chiếc mercedes lặng lẽ cùng chúng tôi leo xuống những con dốc thẳng tiến về phía Tây Bắc.

Chúng tôi ăn sáng khi đã vào địa phận của tỉnh Phú Thọ. Lại món bún chả, nhưng không ngon bằng ở Thanh Hóa. Từ khi ra Bắc đến nay, dân miền Tây như cúng tôi thật khổ cho chuyện ăn sáng, uống cà phê. Đâu đâu cũng thấy quán phở, ngán vô cùng. Thèm một dĩa cơm tấm, một tô cháo lòng heo… chịu, người phương Bắc dường như chỉ thích ăn phở. Chúng tôi mua một ít bưởi Đoan Hùng đem theo. Từ lâu vốn đã nghe tiếng bưởi Đoan Hùng ngon nhất miền Bắc, cũng phải thử để biết nữa chứ.

Chuyến đi Tây Bắc được dự kiến trong 3 ngày, hôm nay mục tiêu của chúng tôi là Sapa, tuy nhiên, phải tranh thủ đến Lào Cai khoảng 11g để dùng cơm thân mật với Hội VHNT tỉnh Lào Cai. Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã có hẹn trước với nhà văn Lê Minh Thảo, chủ tịch hội VHNT Lào Cai, nên chúng tôi cố gắng đến kịp giờ, không có thời gian tà tà ngắm nhìn phong cảnh như chuyến lên Hữu nghị Quan tuần trước. Cảnh vật hai bên đường vùn vụt trôi qua cửa kính ô tô. Những địa danh ngày nào chỉ nghe qua sách vở, bản đồ lần lượt hiện ra với cuộc sống sinh hoạt thật sự. So với con đường lên Lạng Sơn, cảnh vật hai bên đường không hùng vĩ bằng. Nhưng bù lại, xóm làng trù phú, xanh tươi, cuộc sống người dân phát triển. Những mảnh ruộng nho nhỏ được chăm sóc kỹ lưỡng xanh mơn mởn nằm sát đường xe qua. Trên những con đồi và cả những bãi đất thoải thoải trên núi, những nương chè được trồng đều đặn, thẳng tắp uốn lượn theo địa hình chạy dài mút tầm mắt. Không phải là vụ thu hoạch nên không thấy ai ra rẫy hái chè.

Khi xe đi qua Lục Yên, tôi chợt nhớ đến người anh hùng Hoàng Hoa Thám, con hùm xám của núi rừng Yên Thế năm xưa, người đã làm cho thực dân pháp khiếp đãm và bằng mọi giá tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của ông. Có lẽ giờ đây ông đã an tâm về với các bậc tiền nhân khi trên mảnh đất năm xưa một thời đau thương thù hận, giờ mầm đã lên xanh, cuộc sống sinh sôi nãy nở. Mặc dù cuộc khởi nghĩa của ông không thành công, nhưng tinh thần yêu nước của ông vẫn không chút nào nhạt phai trong lòng mỗi người dân Yên Thế nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Tôi nhìn ra cửa kính xe về phía núi rừng xa xa nơi ghi lại dấu chân của bao người yêu nước, thà hy sinh cả quyết không chấp nhận kiếp sống nô lệ, làm người mất nước. Anh linh của đoàn quân Yên Thế vẫn còn ẩn khuất đâu đây giữa chốn núi rừng¸nhắc nhở cháu con chung tay cho một Việt Nam ấm no hạnh phúc.

Con người bất cứ ở đâu nơi đâu cũng đều mong muốn có được một cuộc sống yên bình, được những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống sinh hoạt. Nhìn mùa xanh ngút ngàn của núi rừng Yên bái, tôi lại nhớ đến những cánh đồng khô cằn bên con đường đầy bụi đỏ, nhớ đến những nếp nhà nhỏ đơn sơn phơi mình dưới cái nắng Miền Trung. Ngay cả thiên nhiên còn không công bằng nói gì đến con người. Hai vùng đất trên cùng một đất nước, sao mà cách biệt nhau đến thế. Bao giờ cuộc sống của người dân miền Trung mới có được sự ấm no trù phú như ở hai miền Nam và Bắc.

Xe ngang qua mỏ đá Lục Yên, tôi định đề nghị dừng lại để tham qua, nhưng thấy không có thời gian, nên lại thôi. Cũng tiếc, năm 2009 khi bắt đầu tìm hiểu tranh đá quý, tôi đã tìm đọc rất nhiều tài liệu về đá quý Lục Yên trên mạng Internet. Hôm nay nó đã ở ngay trước mặt lại không tham quan được, cũng tiếc. Dự định lên xe ngủ một giấc bù lại thời gian xem đá bóng đêm qua. Nhưng với cảnh vật như thế này thì ngủ quả là đáng tiếc. Cảnh vật hai bên đường quả là không chê vào đâu được. Đi xe ở miền Tây chỉ thấy hai bên là nhà. Còn ở đây, những bức tranh thiên nhiên được bàn tay con người tô điểm, thổi vào đấy sức sống để rồi thiên nhiên trở nên gần gủi và trao lại cho con người những thành quả mà con người xứng đáng được nhận. Vượt qua Yên Bái, chúng tôi đi dọc theo con con Nậm Thi, bắt nguồn từ Vân Nam của Trung Quốc……….Mùa này ít mưa nên nước sông không nhiều, dòng chảy cũng nhẹ nhàng mặc dù chảy qua địa hình khá gập gềnh khúc khuỷu. Dưới sông, tôi không thấy một chiếc thuyền hay bè mãng đi lại. Những dòng sông ở đây chủ yếu chuyên nhước về đồng bằng, chứ không có hoạt động giao thông như sông rạch ở miền Tây.

Mãi đến 1 giờ chúng tôi mới đến được thành phố Lào Cai. Những người bạn của hội VHNT Lào cai vẫn kiên trì chờ đón chúng tôi. Nhà văn Lê Minh Thảo – chủ tịch hội VHNT Lào Cai cùng với mấy anh em trong BCH hội đưa chúng tôi đến một nhà hàng khá khang trang để thưởng thức các món nấu thịt dê của xứ xở này. Bửa cơm diển ra trong không khí chân tình ấm áp. Những chén rượu ngô hết vơi lại đầy, không khí buổi tiệc cũng rôm rả như những buổi nhậu của miền Tây sông nước. Những người bạn văn nghệ của hai đầu đất nước lần đầu gặp nhau, mà sự kết dính là cái tình cảm giữa nhà thơ Trịnh Bửu Hoài và nhà văn Lê Minh Thảo, đã xóa hẳn cái khoảng cách địa lý mấy ngàn km, làm cho bưa cơm thắm đẫm tình cảm bè bạn.

Chúng tôi rời Lào Cai trong cái cảm giác ngà say của rượu ngô tiếp tục thẳng tiến về hướng Sapa như kế hoạch. Đã gần 3 giờ chiều, thời gian không còn nhiều cho hôm nay. Trước khi vào thị trấn, chúng tôi đến tham quan Thác Bạc, một thắng cảnh nổi tiếng nằm trong vùng phụ cận của Sa Pa. So với thác Bạc của Tam Đảo, thác Bạc Sa Pa đẹp và hùng vĩ hơn nhiều. Tuy nhiên dưới chân tháp có quá nhiều hàng quán của người dân tộc, người kinh mua bán các đồ đặc sản, làm cho khung cảnh khá lộn xộn, mất đi vẽ mỹ quan của một thắng cảnh nổi tiếng. Ở cầu Mây và bãi đá cổ Sa Pa chúng tôi tranh thủ chụp một số hình ảnh rồi vội vàng về thị trấn. Chỉ ở đây có một đêm, nếu đến thị trấn trời tối quá không ghi ảnh lại được chắc chắn sẽ rất tiếc.

Cuối cùng thì cũng đến được trung tâm thị trấn Sa Pa. Đã 6 giờ chiều, nhưng có lẽ nằm trên cao và ở tháng ngày dài nên thị trấn vẫn còn ánh sáng mặt trời . Khu chợ của người dân tộc ngay trung tâm thị trấn vẫn còn đông đúc. Thị trấn Sa Pa rộng và náo nhiệt hơn tôi tưởng tượng nhiều. Trước đây tôi biết Sa Pa qua sách vở, qua những bức ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Võ An Ninh. Tôi hình dung Sa Pa thơ mộng và vẫn những hoang sơ của thiên nhiên vùng Tây Bắc với mây chập chùng giăng giăng, với những con đường ẩn hiện trong cái bạt ngàn của núi rừng Tây Bắc. Có vẽ như tôi đòi hỏi nhiều quá. Thị Trấn Sa Pa của hôm nay phát triển hết sức phồn thịnh và đông đúc náo nhiệt không thua một thị xã ở miền xuôi. Phố nối tiếp nhau với những nhà hàng, quán ăn sang trọng mà chủ yếu phục vụ cho khách du lịch nước ngoài. Có rất nhiều người ngoại quốc đến Sa Pa du lịch, họ ngồi trong các nhà hàng máy lạnh để tránh cái nóng, nhìn xe của chúng tôi chậm chạp đi qua. Để đến được nơi nghỉ, chiếc mercesdes của đoàn chúng tôi cũng vất vã chen qua những hàng xe du lịch, và khách đi dạo và cả người bản địa mua bán đủ thứ đồ kỷ niệm. Sinh hoạt của thị trấn khá ồn ào và xô bồ trong buổi chiều chúng tôi đến. Ở trong mùa nắng, nên sa Pa cũng chẳng có chút mây. Có lẽ Võ An Ninh cũng phải chịu xếp máy ảnh lại khi không tìm ra một chút mù khơi bàng bạc của sứ xở sương mù này. Chúng tôi vội vã xuống trung tâm thị trấn để chụp ảnh trước khi trời tắt nắng. Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài có hơi tiếc khi đưa đoàn đến Sa Pa vào thời điểm này. Nhưng với chúng tôi bấy nhiêu cũng đủ để bồi hồi, để mà lâng lâng khi được đặt chân đến thị trấn du lịch đã nổi tiếng từ lâu này.

Nhận chổ nghỉ xong, chúng tôi đến ăn cơm trong một nhà hàng theo lối dân tộc, có múa hát phục vụ. Tất cả chỉ là dịch vụ. những chàng trai cô gái ăn mặc theo lối dân tộc, múa điệu dân tộc trên sân khấu kia chủ yếu là người Kinh, được đào tạo để phục vụ khách du lịch. Một anh chàng người dân tộc ra sân khấu độc tấu sáo mèo. Cái giai điệu mênh mang trầm ấm mang nặng chất núi rừng của tiếng sáo mèo, sao mà lạc lõng giữa cái ồn ào náo nhiệt của tiếng cụng ly, tiếng cười đùa rôm rả của thực khách đang vui vẻ nhậu nhẹt kia. Buổi tối, khá vất vả chúng tôi mới tìm được một quán cà phê xem chừng vừa túi. Ở đây mọi thứ đều đắt đỏ. Người ta chủ yếu nhắm vào đối tượng khách du lịch nước ngoài có lắm tiền, nên có rất nhiều thứ được hét giá bằng đô la. Một bà lão dân tộc đến chào bán mấy món đò kỷ niệm lặt vặt. Chúng tôi không ai muốn mua. Anh Thành, tài xế của đoàn móc túi lấy hai ngàn đồng cho bà, thật bất ngờ bà đã thể hiện sự không vừa ý vì chỉ được cho có hai ngàn ! Ngoài công viên, hai chú bé dân tộc đang cố hết sức múa khèn cho du khách xem với mục đích rao bán những chiếc khèn. Không có ai mua, hai chú bé quay sang xin tiền những người đứng xem xung quanh.

Chúng tôi lên phòng nghỉ sớm để mai tiếp tục lên đường. Từ cửa sổ phòng ngủ trên tầng năm của khách sạn, tôi đứng rất lâu chiêm ngưỡng toàn cảnh khu trung tâm của thị trấn Sa Pa. Ngoài phố đã rất thưa người. Tôi thử hình dung ra cái thị trấn Sa Pa đầy mây, chập chùng huyền ảo như những tác phẩm của nghệ sỹ Võ An Ninh mà lâu nay tôi tưởng tượng ra. Chịu ! Phố xá nằm im dưới ánh điện, Sa Pa một ngày không có chút mây mù.

Buổi sáng sớm, khi chúng tôi ra xe để đi về Mường Khương, trời đột nhien đỏ xuống một đám mưa. Không khí dịu lại rồi chuyển sang se lạnh. Trong ánh sáng chập choạng của buổi bình minh, những đỉnh núi xa xa cũng bắt đầu có mây phủ, cảnh vật có vẽ huyền ảo hơn đêm qua. Xe chúng tôi rời Sa Pa khi cả thị trấn du lịch còn say trong giấc ngủ

Không có nhận xét nào: