Thứ Ba, 8 tháng 7, 2008

Đào tạo liên kết Giáo viên âm nhạc sư phạm và một số hạn chế

Kể từ khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chủ trương đưa bộ môn âm nhạc vào trường phổ thông, Sở Giáo Dục Đào Tạo An Giang đã có những cố gắng bằng nhiều hình thức tổ chức đào tạo đội ngủ giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc phần nào đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực của tỉnh nhà. Với sự thành lập của trường Đại học An Giang, việc đào tạo đội ngủ giáo viên âm nhạc càng có những thuận lợi. Trong những năm qua , bằng hình thức liên kết đào tạo với trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, mỗi năm đều có một số lượng giáo viên âm nhạc THCS được đào tạo chính quy bổ sung cho các trường THCS. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu như tất cả các trường THCS trong địa bàn tỉnh đã có giáo viên dạy môn âm nhạc.
Để đáp ứng nguồn GV của địa phương, việc liên kết đào tạo GV âm nhạc với trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện chưa đủ nhân lực củng như pháp nhân đào tạo. Bằng nhiệt tình và chuyên môn của mình, trong những năm qua, các giảng viên âm nhạc của trường Đại Học Sư Phạm TPHCM đã có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo,xây dựng một đội ngủ giáo viên dạy âm nhạc cho tỉnh. Tuy nhiên, phương thức đào tạo liên kết củng có những hạn chế nhất định. Do đào tạo liên kết nên việc xếp lịch học hoàn toàn phụ thuộc vào thời khoá biểu của các giảng viên, chủ yếu là vào các kỳ hè hoặc khi Thầy cô không có giờ dạy ở trường ĐHSP TP.HCM. Vì vậy không thể rãi đều các tiết học ra trong học kỳ,mà thông thường mỗi học phần (60 tiết) được dồn vào trong một tuần ( mỗi này 10 tiết). Đối với các môn kiến thức như : lịch sử âm nhạc, nhạc lý cơ bản... thì có thể tiếp thu được, sau đó " tiêu hoá "dần dần, nhưng đối những môn năng như nhạc cụ , thanh nhạc... thì tình hình có vẽ khó khăn thật sự cho cả thầy lẫn trò. Trong quy chế tuyển sinh thì phần nhạc cụ không phải là nội dung thi bắt buộc mà chỉ là điểm khuyến khích, vì vậy đa số sinh viên khi đậu vào lớp CĐSP âm nhạc đều chưa biết đàn. Với sáu ngày cho học phần đầu tiên, thì sinh viên chỉ mới biết cách sử dụng đàn organ và hoàn thành một vài bài tập ngón. Nhạc cụ là một trong những môn năng mà cho dù người học có năng khiếu đến đâu, vẫn phải có một thời gian tập luyện nhất định (đủ với từng cá nhân). Đối với môn thanh nhạc thì những kỹ thuật như cộng minh, vị trí âm vang, nhã chữ... là những thuật khó, từ chổ cảm nhận được phần kỹ thuật đến vịệc thực hiện lại là cả một quá trình rèn luyện, nó đòi hỏi phải có một quãng thời gian đủ mới có thể thấu đáo và thực hiện đúng với yêu cầu. Nếu sáu chục tiết được phân bố đều cho cả học kỳ, thời gian rèn luyện sẽ nhiều hơn, củng như ở mỗi học phần số kỹ năng sẽ được cung cấp nhiều hơn. Có thể nói chỉ với sáu ngày cho một học phần, thì cả thầy lẫn trò chỉ có thể tập trung vào một vài bài để hoàn thành điểm số học phần. Cho dù Giáo viên có tâm huyết và chuyên môn cao đến đâu củng không thể khác hơn được. Ở mỗi lớp học thì chuyện chênh lệch trình độ nhau là chuyện bình thường, trong âm nhạc chuyện chênh lệch về mặt năng khiếu lại càng rỏ rệt. Một thời khoá biểu hợp lý sẽ giúp các em có thời gian bù lại mặt hạn chế kia, nhưng với thời gian ngắn quá các em phải chấp nhận yêu cầu tối thiểu ( tập một bài để thi học phần). Đối với giảng viên, việc giảng dạy luôn phải dựa trên tiếp thu của từng lớp mà có các yêu cầu phù hợp, nên phải theo mặt bằng chung, cho dù có muốn nâng chuẩn kiến thức củng không thực hiện được. Đối với những học sinh giỏi, năng khiếu tốt đành chấp nhận với việc hỏi thêm thầy cô ngoài thời gian chính khoá để tự nâng cao. Ở mỗi đợt ra trường hàng năm của sinh viên CĐSP âm nhạc An giang, chỉ khoảng ba bốn em được xem là đánh đàn giỏi, mà thường thì rơi vào những em đã biết đánh đàn từ trước hoặc có điều kiện tự mua sắm nhạc cụ rèn luyện. Chúng ta có thể đánh giá khả năng sử dụng nhạc cụ của giáo viên âm nhạc trong tỉnh theo tỷ lệ sau :
--Từ 10% đến 15% có thể tham gia đệm đàn cho các hoạt động âm nhạc ngoài nhà trường ( Đám tiệc, liên hoan, các hội thi..)
--Khoảng 30% đến 40% có thể đãm bảo cho các sinh hoạt, phong trào trong nhà trường.
--Khoảng 40% đến 50% trực tiếp đành đàn trong các tiết dạy.
--Khoảng 50% giáo viên âm nhạc hiện nay chấp nhận với mức tối thiểu, có nghĩa là chỉ đàn được giai điệu đơn khi dạy hát, còn lại đều sử dụng phần nhạc nền được làm trước.
Điều này củng một phần chủ quan về ý thức rèn luỵên của cá nhân, nhưng nếu ngay từ trong đào tạo chúng ta có một thời gian củng như lượng kỹ năng hợp lý , sẽ tạo nên một chuẩn bắt buộc của giáo viên khi ra trường. Thực hành tự học, tự rèn luyện nhạc cụ là điều khó cả về thực hành lẫn về kiến thức kỹ năng. Khi đã có được những kiến thức và kỹ năng nền nhất định, thì việc tự học sẽ dễ có kết quả, tạo nên sự thích thú, nó củng giúp hiểu thấu đáo hơn những môn lý thuyết. Nhưng khi có quá ít vốn kỹ năng thì việc tự rèn luyện đánh đàn sẽ rất khó khăn, dễ làm nản chí , chính vì vậy có thể nói có đến nữa số giáo viên dạy âm nhạc trong tỉnh sau khi ra trường thì hầu như không rèn luyện gì thêm.
Mục tiêu giảng dạy âm nhạc trong trường phổ thông không phải là dạy học sinh đàn giỏi hát hay mà là hình thành ở các em một tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật âm nhạc nhằm giúp các em phát triển hài hoà về nhân cách. Muốn đạt được mục tiêu đó trong tình hình âm nhạc thị trường phức tạp như hiện nay không phải dễ. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên âm nhạc không chỉ là cái tâm đối với nghề mà điều quan trọng là cái "tài" của người thầy. Muốn học sinh yêu thích bộ môn điều quan trọng là học sinh có thật sự nể phục thầy hay không thông qua chuyên môn và phong cách của người thầy .Từ sự nể phục sẽ tạo ra một thái độ tích cực trong học tập khi thầy cô của chúng đàn giỏi hát hay. Tâm lý của học sinh rất thích được nghe thầy cô giáo trực tiếp hát minh hoạ trên lớp hơn là nghe băng đĩa. Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, các em có thể nghe những bài hát ấy qua băng đĩa bán trên thị trường hoặc qua mạng rất dể dàng. Chủ yếu các em muốn được nghe tiếng hát tiếng đàn thật sự, nó sống động ngay trước mắt chứ không phải giọng hát phát ra từ loa (Tôi đã dự những giờ mà học sinh chăm chú nhìn, nghe say sưa khi thầy biểu diễn, các em tỏ rỏ sự thán phục thật sự, và cũng đã dự những giờ mà học thì thào lo ra khi nghe đĩa bài hát minh hoạ). Được nhìn , được nghe trực tiếp sẽ tác động nhiều đến tâm tư tình cảm của các em. Ở một góc độ nào đó khi các em nể phục tài năng của GV, tự nhiên sẽ dẫn đến việc yêu thích bộ môn. Để cho học sinh có thể cảm thụ và yêu thích một tác phẩm âm nhạc do thầy cô giáo trinh bày, thì lúc này người giáo viên phải diễn tấu tác phẩm với một chất lượng nghệ thuật đủ để đạt được mục tiêu giảng dạy. Nó không chỉ đơn thuần là thị phạm, minh hoạ mà là biểu diễn, và lúc này người giáo viên phải như là một nghệ sỹ. Trong giờ học hát củng thế, các em thích được thầy cô đệm đàn trực tiếp, tiếng đàn của thầy, tiếng hát của trò hoà vào không khí buổi học với những tình huống sư phạm thật sự. Còn nếu hát trên nền nhạc thu sẵn trong đàn organ củng giống như khi các em hát karaoke ở nhà. Muốn làm được điều này người GV phải có một kỹ năng nhất định cho tất cả các môn âm nhạc . Chúng ta không thể đòi hỏi tất cả các giáo viên đạt được một trình độ đồng đều như thế, nhưng trong chiến lược phát triển giáo dục củng cần phải phải phấn đấu đến một chuẩn mực nào đó để có thể đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.Với sáu học phần chia đều cho sáu học kỳ,và một thời khoá biểu phù hợp, sinh viên sẽ được tập luyện nhiều để có thể đạt một chuẩn kỹ năng nhất định khi ra trường. Trong chương trình đào tạo GV âm nhạc hiện nay của Đại Học An Giang phần nhạc cụ chỉ có môn organ , vì vậy các giáo viên thường xuyên bị động và lên lớp "chay" nếu gặp phải sự cố cúp điện, trong khi mỗi trường THCS , Sở GD ĐT An Giang cấp trên 15 đàn guitar. đành phải nằm im vì hầu như ít GV biết sử dụng Guitar. Bên cạnh guitar là một nhạc cụ phổ biến , cơ động, không phụ thuộc vào điện, và rất phù hợp với các sinh hoạt tập thể ngoài trời. Nên đưa phân môn guitar vào chương trình đào tạo chính khoá, để khi ra trường GV dạy âm nhạc có thể sử dụng được hai loại nhạc cụ : guitarorgan , để giáo viên không bị động khi có những sự số, củng như đáp ứng tốt cho giảng dạy và phong trào ở cơ sở.
Cả nước chúng ta đang thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, tiến tới bắt kịp và hoà nhập với giáo dục các nước trong khu vực. Trong mục tiêu ấy, có thể nói lực lượng giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng, vì vậy việc nâng cao trình độ, kỹ năng của giáo viên là điều cần thiết. Với khoảng 50% giáo viên ( đây chỉ là tỷ lệ ước tính, trên thực tế không thể thấp hơn số ấy được) thực hành nhạc cụ ở mức tối thiểu trên lớp, thiết nghĩ Hội Đồng Bộ Môn Âm nhạc củng nên có các định hướng hợp lý từng bước nâng cao tay nghề của GV âm nhạc trong tỉnh. Nhưng để khắc phục tình trạng này trong đào tạo, các bên liên quan nên chăng ngồi lại tìm ra một giải pháp tốt nhất trong việc sắp xếp lịch học đúng với đặc thù bộ môn trên tinh thần hướng đến cái chung : chất lượng của giáo viên khi ra trường. Hiện nay với yêu cầu mức chuẩn về thực hành nhạc cụ ở bậc cao đẳng sư phạm âm nhạc, đội ngủ giáo viên âm nhạc của trường Đại học An Giang tuy còn non trẻ nhưng nếu được sự hổ trợ của các thầy cô của Đại Học Sư Phạm TP.HCM thiết nghĩ có thể đãm đương được việc giảng dạy các môn nhạc cụ. Bước đầu sẽ có những khó khăn nhất định, nhưng cái lợi là sinh viên được nhiều thời gian rèn luyện, chắc chắc là kỷ năng sẽ được nâng lên rất nhiều. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước tiên cần nâng cao chất lượng đào tạo của lực lượng GV. Vì lợi ích chung của sinh viên, học sinh mong rằng các bên liên quan trong đào tạo có một giải pháp hợp lý nhất để ngày càng nâng cao chất lượng giáo viên của tỉnh nhà.

Không có nhận xét nào: