Trong chế độ phong kiến, ảnh hưởng tư tưởng Khổng Mạnh, các vị vua ở phương đông đều xem mình là con trời. Thay mặt Ngọc Đế chăn dắt muôn dân và xem muôn dân như con của mình. Chính vì vậy, những vị vua luôn chăm lo đức độ của bản thân và đề cao trách nhiệm đối với cuộc sống của thần dân. Cứ theo truyền thống như thế, các quan lại cai trị cũng xem mình là chi dân phụ mẫu, luôn xác định mối quan hệ với dân là mối quan hệ của người làm cha mẹ, có trách nhiệm thay mặt vị Thiên Tử chăm lo cho sự thái bình, thinh trị cho xã tắc, cho các con dân được hưởng một cuộc sống ấm no dưới sự cai trị công bằng và sáng suốt của các bậc làm cha mẹ.
Khi còn học phổ thông, thầy giáo dạy sử của tôi bảo đấy là một quan niệm lỗi thời, một tàn dư của chế độ phong kiến tập quyền, cần phải loại ra khỏi ý thức xã hội. Cũng phải thôi, làm sao có thể là cha mẹ dân cơ chứ. Dân là giềng mối của quốc gia, là cái gốc để tạo dựng nên những chế độ, làm sao những kẻ ăn lương của dân lại có thể làm cha mẹ những người nuôi dưỡng sự tồn tại của bộ máy công quyền ấy. Nhưng rỏ ràng không phải đơn giản mà hầu như các nước phong kiến phương đông đều xem đấy là đạo lý trong quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Những kẻ cầm quyền phong kiến luôn hiểu rằng dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, không có được dân làm sao có được xã tắc, không dược lòng dân làm sao bền vững ngai vàng. Vì vậy những bậc minh quân luôn đề cao trách nhiệm chăm lo cho muôn dân từ việc lớn đến việc nhỏ, giống như cha mẹ lo lắng cho con cái. Mối qua hệ ấy không chỉ là trách nhiệm pháp lý cho những người quản lý xã hội, mà đó còn là sự ràng buộc về mặt đạo lý.
Con cái luôn là điều quý giá nhất của các bậc cha mẹ. Các bậc phụ mẫu có thể hy sinh tất cả cho cuộc sống của con mình. Không chỉ chăm lo việc đói no ấm lạnh, mà còn lo cho sự yên bình, lo cho tương lai tươi sáng. Ấy vậy nên các bậc Vua hiền tôi sáng luôn luôn chú trọng đến phẩm hạnh cá nhân, đề cao bổn phận phải yêu thương dân như chính con của mình. Luôn tôn trọng dân và xem dân là một thứ vốn quý (quý tử), chứ không phải một sự coi thường, chà đạp (dân đen). Người dân miền Tây làm sao không ghi ơn Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Văn Thành... Những vị quan triều Nguyễn đã sát cánh đồng cam cộng khổ với lưu dân miền Tây trong những ngày mở đất. Bằng đức độ và trách nhiệm của bậc chi dân phụ mẫu, họ đã để lại trong lòng dân chúng miền Tây hình ảnh những vị quan thanh liêm, đức độ, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên cao nhất. Thế nên đâu cần tuyên truyền rầm rộ gì, những người dân với một sự thành kính thật sự đã xem họ như những vị phúc đẳng thần, và hàng năm đều cúng tế bày tỏ lòng biết ơn những bậc Phụ mẫu đã hết lòng vì cuộc sống của con dân.
Khi còn học phổ thông, thầy giáo dạy sử của tôi bảo đấy là một quan niệm lỗi thời, một tàn dư của chế độ phong kiến tập quyền, cần phải loại ra khỏi ý thức xã hội. Cũng phải thôi, làm sao có thể là cha mẹ dân cơ chứ. Dân là giềng mối của quốc gia, là cái gốc để tạo dựng nên những chế độ, làm sao những kẻ ăn lương của dân lại có thể làm cha mẹ những người nuôi dưỡng sự tồn tại của bộ máy công quyền ấy. Nhưng rỏ ràng không phải đơn giản mà hầu như các nước phong kiến phương đông đều xem đấy là đạo lý trong quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Những kẻ cầm quyền phong kiến luôn hiểu rằng dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, không có được dân làm sao có được xã tắc, không dược lòng dân làm sao bền vững ngai vàng. Vì vậy những bậc minh quân luôn đề cao trách nhiệm chăm lo cho muôn dân từ việc lớn đến việc nhỏ, giống như cha mẹ lo lắng cho con cái. Mối qua hệ ấy không chỉ là trách nhiệm pháp lý cho những người quản lý xã hội, mà đó còn là sự ràng buộc về mặt đạo lý.
Con cái luôn là điều quý giá nhất của các bậc cha mẹ. Các bậc phụ mẫu có thể hy sinh tất cả cho cuộc sống của con mình. Không chỉ chăm lo việc đói no ấm lạnh, mà còn lo cho sự yên bình, lo cho tương lai tươi sáng. Ấy vậy nên các bậc Vua hiền tôi sáng luôn luôn chú trọng đến phẩm hạnh cá nhân, đề cao bổn phận phải yêu thương dân như chính con của mình. Luôn tôn trọng dân và xem dân là một thứ vốn quý (quý tử), chứ không phải một sự coi thường, chà đạp (dân đen). Người dân miền Tây làm sao không ghi ơn Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Văn Thành... Những vị quan triều Nguyễn đã sát cánh đồng cam cộng khổ với lưu dân miền Tây trong những ngày mở đất. Bằng đức độ và trách nhiệm của bậc chi dân phụ mẫu, họ đã để lại trong lòng dân chúng miền Tây hình ảnh những vị quan thanh liêm, đức độ, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên cao nhất. Thế nên đâu cần tuyên truyền rầm rộ gì, những người dân với một sự thành kính thật sự đã xem họ như những vị phúc đẳng thần, và hàng năm đều cúng tế bày tỏ lòng biết ơn những bậc Phụ mẫu đã hết lòng vì cuộc sống của con dân.
Xã hội ta văn minh tiến bộ hơn, biết tôn trọng nhân dân, trả lại vị trí đúng nghĩa của người dân trong một quốc gia, vị trí ông chủ. Vậy nên những bậc chi dân phụ mẫu của ngày xưa ấy trở lại thành những người làm công cho ông chủ nhân dân và dĩ nhiên là phải thành đầy tớ ( công bộc) của dân rồi. Vậy là quá đúng với logic cuộc sống rồi. Kể từ nay người dân sẽ được làm chủ và buộc những đầy tớ mà mình trả lương phải làm việc theo ý mình (lòng dân ). Nếu cái đạo lý ấy được thực hiện một cách trọn vẹn có trách nhiệm thì cuộc sống đẹp biết bao. Chủ tớ nào có phải ruột thịt và quan hệ trên cơ sở thỏa thuận tiền trao cháo múc. Tôi làm việc, anh trả tiền. Trả tiền nhiều, làm việc nhiều. Chẳng có một sự ràng buộc trách nhiệm nào về mặt đạo lý. Còn chuyện đày tớ chôm đồ của ông chủ là chuyện quá bình thường. Trong lịch sử đã có biết bao nhiêu đầy tớ hại chủ, gây nhiều khổ sở cho chủ.
Tuy nhiên xét cho cùng vấn đề ở đây là nhận thức của những bậc chăn dắt muôn dân. Không phải cũng đã có biết bao nhiêu kẻ phụ mẫu chi dân là những tên tham quan, ô lại bòn rút của dân, gây ra cho dân tình nhiều nỗi thống khổ. Bọn tham quan ấy cũng hàng khoa bảng làm sao không được giáo huấn cái đạo lý thương dân như con. Chữ Tài trong quan niệm của dân tộc ta luôn gắn liền với chữ đức. Chỉ có Tài mà không có Đức, chắc chắn sẽ dẫn đến sự lợi dụng vị trí, chức quyền, tham ô, xa rời dân, trở thành những kẻ hại dân, hại nước. Tôi là người sinh sau đẻ muộn, được hưởng may mắn của sự tiến bộ xã hội, trở thành người chủ của đất nước độc lập tự do. Tuy nhiên tôi cũng muốn được một lần làm con dân để được nhận sự chăm sóc, lo lắng của các bậc phụ mẫu. Còn làm ông chủ mà cứ nơm nớp lo sợ thì thiệt sự khổ sở.
Tuy nhiên xét cho cùng vấn đề ở đây là nhận thức của những bậc chăn dắt muôn dân. Không phải cũng đã có biết bao nhiêu kẻ phụ mẫu chi dân là những tên tham quan, ô lại bòn rút của dân, gây ra cho dân tình nhiều nỗi thống khổ. Bọn tham quan ấy cũng hàng khoa bảng làm sao không được giáo huấn cái đạo lý thương dân như con. Chữ Tài trong quan niệm của dân tộc ta luôn gắn liền với chữ đức. Chỉ có Tài mà không có Đức, chắc chắn sẽ dẫn đến sự lợi dụng vị trí, chức quyền, tham ô, xa rời dân, trở thành những kẻ hại dân, hại nước. Tôi là người sinh sau đẻ muộn, được hưởng may mắn của sự tiến bộ xã hội, trở thành người chủ của đất nước độc lập tự do. Tuy nhiên tôi cũng muốn được một lần làm con dân để được nhận sự chăm sóc, lo lắng của các bậc phụ mẫu. Còn làm ông chủ mà cứ nơm nớp lo sợ thì thiệt sự khổ sở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét