Huế - Thanh Hóa
Ngày thứ ba trong hành trình xuyên Việt của đoàn văn nghệ sỹ An Giang bắt đầu vào lúc 4g30 sáng. Tôi đã có một ngày nghỉ ngơi ở Huế trước khi đoàn đến nên thức sớm không có vấn đề gì, nhưng những thành viên khác có vẽ thấm mệt sau hai ngày ngồi xe từ An Giang đến Huế. Người cuối cùng ra xe lại chính là anh chàng tài xế, dù hai ngày lái xe chở đoàn từ An Giang đến Huế vẫn kiên quyết không bỏ trận đấu vòng bảng wollcup giữa hai đội…….
Với riêng tôi, đây là chuyến đi đầu tiên của tôi ra phía bắc. Đi dọc theo chiều dài đất nước, nhìn ngắm và cảm nhận về quê hương đất nước mình là điều ước mơ bấy lâu nay của tôi. Còn chuyện sáng tác, tôi chưa biết mình làm được cái gì trong chuyến đi thực tế này. Hăm hở lắm, hăng hái lắm ! Nhưng đây cũng đâu phải đơn thuần là một chuyến rong chơi. Làm sao không trăn trở, không lo lắng !
Theo kế hoạch, đoàn thực tế xuyên việt của Hội Liên Hiệp VHNT An Giang, sẽ ghé tham quan tìm hiểu những di tích lịch sử,những danh lam thắng cảnh trên tuyến đường tư An Giang đến Tam Đảo. Ở hai chặng đầu từ An Giang đến Huế tôi đã không tham gia được, hành trình đến Tam Đảo còn lại hai ngày. Thế cũng quá đã hạnh phúc rồi.
Xuất phát lúc 5 giờ, khoảng 7g30 chúng tôi đã có mặt tại thành cổ Quảng trị. Chẳng còn lại gì nhiều ngoài một cổng thành mà trên đó là một đài tưởng niệm liệt sỹ. Mảnh đất này gần 40 năm trước đã hứng chịu bao nhiêu là máu lửa. Đã có bao nhiêu người lính việt nam ở hai đầu chiến tuyến ngã xuống tại nơi đây ! Điểm dừng chân đầu tiên của tôi chung với đoàn lại là để tham quan một di tích chiến tranh. Ba mươi năm, người Việt Nam phải hứng chịu bao nhiêu những nổi đau, bao nhiêu mất mát. Chiến sự ở khắp mọi nơi, trên khắp đất nước này có bao nhiêu nơi mà máu người Viêt đã thắm vào trong đất để cây đời mãi được xanh tươi !? Suốt từ buổi sáng, từ thành cổ Quảng Trị cho đến tận Thanh Hoá, hầu như chúng tôi chỉ ghé thăm những di tích chiến tranh. Mảnh đất miền trung vốn đã không đươc thiên nhiên ưu đãi, lại phải gánh chịu nổi đau chiến tranh dai dẳng trong mấy chục năm. Những địa danh đi qua có nơi nào không gợi lên những hình ảnh đau thương. Từ thành cổ Quảng Trị, nhà thờ La Vang, cầu Hiền Lương, bưu điện Gio Linh, tượng đài Mẹ Suốt…cho đến Ngã ba Đồng Lộc…mấy trăm km, chỉ là những hoài niệm đau buồn về một thời bom đạn, một thời mà ngay cả một chút giây phút yên bình cũng chỉ là ước mơ. Đã không còn tiếng súng từ lâu trên cái dãy đất hình chử S này. Nhưng những vết sẹo mà nó để lại liệu đã liền da. Chiến tranh ! nỗi đau này đâu phải của riêng ai. Bao nhiêu năm rồi, những tàn tích chiến tranh chiến tranh vẫn còn đó. Mảnh đất này vốn đã không được thiên nhiên ưu đãi, lại phải gánh gồng bao nhiêu là bom đạn. Trên suốt chiều dài mấy trăm km, những làng mạc, phố xá mà xe chúng tôi đi qua, sự nghèo khó có lẽ vẫn vẫn còn đó với những nếp nhà nhỏ đơn sơ nép mình bên đường mà phía sau là ruộng đồng khô cằn. Bao nhiêu lâu nữa những vết thương sẽ lành kín miệng.
Mãi đến khoảng 13 giờ chiều chúng tôi mới đến được quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh. Quả là đường vô xứ nghệ quanh quanh, non xanh nước biết như tranh hoạ đồ. Xe chúng tôi chạy trên những con đường làng uốn lượn quanh co (tất cả đã được trãi nhựa) ôm lấy ruộng vườn và những nếp nhà. Về thăm làng Sen, nơi đã sản sinh ra một con người kiệt xuất, gắn bó với vận mệnh của đất nước gần một thế kỷ qua. Thật tình là chuyến đi quả không uổng công. Tham quan nơi đã sản sinh ra một con người kiệt xuất mà tên tuổi đã vang dội khắp thế giới. Có thể còn có những góc khuất, những bàn cải xung quanh thân thế, sự nghiệp và những quyết định của ông đối với vận mệnh đất nước này. Nhưng ông vẫn là nhân vật ảnh hưởng đến Việt Nam lớn nhất trong thế kỷ 20.Trước khi đến làng Sen, chúng tôi cũng dành một ít thời gian ghé thăm quê ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả hai nơi giờ chỉ còn hai căn nhà tranh cất theo lối ba gian. Tôi lang thang quanh những nơi đã ghi dấu bàn chân cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Từ những bước chân đầu đời bên lũy tre làng, con người ấy đã bước chân vươn dài ra thế giới.
Di tích làng Sen được giữ gìn và tôn tạo thêm những công trình phụ tạo thành một địa điểm tham quan đẹp, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu nơi đã sinh ra một con người với tầm vóc lớn lao được mọi người kính ngưỡng. Đây đâu phải là một điểm du lịch thông thường, mà nó là một di tích lịch sử mà mỗi người Việt Nam đều tự hào. Tất cả mọi người đến đây đều với một sự thành kính, chứ đâu chỉ đơn thuần là tham quan nhìn ngắm.
Điều làm tôi thật sự thất vọng là thái độ của những người làm công tác bảo vệ . Lẽ ra nên có những bảng hướng dẫn để khách tham quan nắm được nội quy tham quan khu di tích, tránh những vi phạm không đáng có. Đoàn An Giang chúng tôi là đoàn khách cuối cùng của ngày hôm ấy, nên trong khu nhà Bác Hồ còn không nhiều người lắm. Được đến ngay trong căn nhà của chủ tịch Hồ Chí Minh với tôi là một sự kiện đáng nhớ, và dĩ nhiên chúng tôi cũng muốn ghi lại những khoảnh khắc ấy. Tôi và anh Trịnh Bửu Hoài, chủ tịch Hội liên hiệp VHNT An Giang ngồi lên chiếc bàn ở uống nước trong khu nhà ngoại của chủ tịch HCM dự định chụp một bức ảnh để làm kỷ niệm cho chuyến đi. Chưa kịp bấm máy, bổng xuất hiện một chú công an tuổi chỉ chừng 25, nét mặt lạnh lùng chỉ tay vào chúng tôi và bảo : -Này đứng lên, không được phép ngồi ở đó. Lẽ dĩ nhiên đó là nội quy của khu di tích, nên chúng tôi phải chấp hành. Hầu hết khách tham quan đều đến đây lần đầu, nếu như có một bản chỉ dẩn cụ thể đặt ở khu di tích thì chúng tôi đâu phải gặp tình huống khó xử như thế. Tuy nhiên, việc vi phạm nội quy ấy cũng đâu phải đã là điều có thể gây ảnh hưởng cho khu di tích. Lẽ ra phải ôn tồn nhắc nhở khách tham quan, thể hiện một sự văn hóa, thì anh chàng công an trong ca trực hôm ấy đã không làm được. Hàng ngày có bao nhiêu đoàn du khách không chỉ trong nước mà còn cả khách quốc tế đến đây, vì sự kính trọng với chủ tịch HCM đâu thể có những thái độ thiếu tế nhị như thế chứ. Ứng xử ở di tích làng Sen như vậy, liệu có làm đau lòng Người mà chúng ta đang hô hào học tập những tư tưởng và tấm gương đạo đức.
Từ giã khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình ra bắc. Đêm dừng chân nghĩ lại thành phố Thanh Hóa, tôi thật sự khó ngủ khi nghĩ đến những điều đã thấy ở làng Sen.
Thành cổ Quảng Trị
Bưu Điện Vĩnh Linh
Cầu Hiền Lương
Cầu Thạch Hãn
Tượng đài Mẹ Suốt
Cầu Sông Gianh
Hầm đèo Hải Vân
Vào Quãng Bình
Cầu Hiền Lương
Cầu Thạch Hãn
Tượng đài Mẹ Suốt
Cầu Sông Gianh
Hầm đèo Hải Vân
Vào Quãng Bình
Ngày thứ ba trong hành trình xuyên Việt của đoàn văn nghệ sỹ An Giang bắt đầu vào lúc 4g30 sáng. Tôi đã có một ngày nghỉ ngơi ở Huế trước khi đoàn đến nên thức sớm không có vấn đề gì, nhưng những thành viên khác có vẽ thấm mệt sau hai ngày ngồi xe từ An Giang đến Huế. Người cuối cùng ra xe lại chính là anh chàng tài xế, dù hai ngày lái xe chở đoàn từ An Giang đến Huế vẫn kiên quyết không bỏ trận đấu vòng bảng wollcup giữa hai đội…….
Với riêng tôi, đây là chuyến đi đầu tiên của tôi ra phía bắc. Đi dọc theo chiều dài đất nước, nhìn ngắm và cảm nhận về quê hương đất nước mình là điều ước mơ bấy lâu nay của tôi. Còn chuyện sáng tác, tôi chưa biết mình làm được cái gì trong chuyến đi thực tế này. Hăm hở lắm, hăng hái lắm ! Nhưng đây cũng đâu phải đơn thuần là một chuyến rong chơi. Làm sao không trăn trở, không lo lắng !
Theo kế hoạch, đoàn thực tế xuyên việt của Hội Liên Hiệp VHNT An Giang, sẽ ghé tham quan tìm hiểu những di tích lịch sử,những danh lam thắng cảnh trên tuyến đường tư An Giang đến Tam Đảo. Ở hai chặng đầu từ An Giang đến Huế tôi đã không tham gia được, hành trình đến Tam Đảo còn lại hai ngày. Thế cũng quá đã hạnh phúc rồi.
Xuất phát lúc 5 giờ, khoảng 7g30 chúng tôi đã có mặt tại thành cổ Quảng trị. Chẳng còn lại gì nhiều ngoài một cổng thành mà trên đó là một đài tưởng niệm liệt sỹ. Mảnh đất này gần 40 năm trước đã hứng chịu bao nhiêu là máu lửa. Đã có bao nhiêu người lính việt nam ở hai đầu chiến tuyến ngã xuống tại nơi đây ! Điểm dừng chân đầu tiên của tôi chung với đoàn lại là để tham quan một di tích chiến tranh. Ba mươi năm, người Việt Nam phải hứng chịu bao nhiêu những nổi đau, bao nhiêu mất mát. Chiến sự ở khắp mọi nơi, trên khắp đất nước này có bao nhiêu nơi mà máu người Viêt đã thắm vào trong đất để cây đời mãi được xanh tươi !? Suốt từ buổi sáng, từ thành cổ Quảng Trị cho đến tận Thanh Hoá, hầu như chúng tôi chỉ ghé thăm những di tích chiến tranh. Mảnh đất miền trung vốn đã không đươc thiên nhiên ưu đãi, lại phải gánh chịu nổi đau chiến tranh dai dẳng trong mấy chục năm. Những địa danh đi qua có nơi nào không gợi lên những hình ảnh đau thương. Từ thành cổ Quảng Trị, nhà thờ La Vang, cầu Hiền Lương, bưu điện Gio Linh, tượng đài Mẹ Suốt…cho đến Ngã ba Đồng Lộc…mấy trăm km, chỉ là những hoài niệm đau buồn về một thời bom đạn, một thời mà ngay cả một chút giây phút yên bình cũng chỉ là ước mơ. Đã không còn tiếng súng từ lâu trên cái dãy đất hình chử S này. Nhưng những vết sẹo mà nó để lại liệu đã liền da. Chiến tranh ! nỗi đau này đâu phải của riêng ai. Bao nhiêu năm rồi, những tàn tích chiến tranh chiến tranh vẫn còn đó. Mảnh đất này vốn đã không được thiên nhiên ưu đãi, lại phải gánh gồng bao nhiêu là bom đạn. Trên suốt chiều dài mấy trăm km, những làng mạc, phố xá mà xe chúng tôi đi qua, sự nghèo khó có lẽ vẫn vẫn còn đó với những nếp nhà nhỏ đơn sơ nép mình bên đường mà phía sau là ruộng đồng khô cằn. Bao nhiêu lâu nữa những vết thương sẽ lành kín miệng.
Mãi đến khoảng 13 giờ chiều chúng tôi mới đến được quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh. Quả là đường vô xứ nghệ quanh quanh, non xanh nước biết như tranh hoạ đồ. Xe chúng tôi chạy trên những con đường làng uốn lượn quanh co (tất cả đã được trãi nhựa) ôm lấy ruộng vườn và những nếp nhà. Về thăm làng Sen, nơi đã sản sinh ra một con người kiệt xuất, gắn bó với vận mệnh của đất nước gần một thế kỷ qua. Thật tình là chuyến đi quả không uổng công. Tham quan nơi đã sản sinh ra một con người kiệt xuất mà tên tuổi đã vang dội khắp thế giới. Có thể còn có những góc khuất, những bàn cải xung quanh thân thế, sự nghiệp và những quyết định của ông đối với vận mệnh đất nước này. Nhưng ông vẫn là nhân vật ảnh hưởng đến Việt Nam lớn nhất trong thế kỷ 20.Trước khi đến làng Sen, chúng tôi cũng dành một ít thời gian ghé thăm quê ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả hai nơi giờ chỉ còn hai căn nhà tranh cất theo lối ba gian. Tôi lang thang quanh những nơi đã ghi dấu bàn chân cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Từ những bước chân đầu đời bên lũy tre làng, con người ấy đã bước chân vươn dài ra thế giới.
Di tích làng Sen được giữ gìn và tôn tạo thêm những công trình phụ tạo thành một địa điểm tham quan đẹp, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu nơi đã sinh ra một con người với tầm vóc lớn lao được mọi người kính ngưỡng. Đây đâu phải là một điểm du lịch thông thường, mà nó là một di tích lịch sử mà mỗi người Việt Nam đều tự hào. Tất cả mọi người đến đây đều với một sự thành kính, chứ đâu chỉ đơn thuần là tham quan nhìn ngắm.
Điều làm tôi thật sự thất vọng là thái độ của những người làm công tác bảo vệ . Lẽ ra nên có những bảng hướng dẫn để khách tham quan nắm được nội quy tham quan khu di tích, tránh những vi phạm không đáng có. Đoàn An Giang chúng tôi là đoàn khách cuối cùng của ngày hôm ấy, nên trong khu nhà Bác Hồ còn không nhiều người lắm. Được đến ngay trong căn nhà của chủ tịch Hồ Chí Minh với tôi là một sự kiện đáng nhớ, và dĩ nhiên chúng tôi cũng muốn ghi lại những khoảnh khắc ấy. Tôi và anh Trịnh Bửu Hoài, chủ tịch Hội liên hiệp VHNT An Giang ngồi lên chiếc bàn ở uống nước trong khu nhà ngoại của chủ tịch HCM dự định chụp một bức ảnh để làm kỷ niệm cho chuyến đi. Chưa kịp bấm máy, bổng xuất hiện một chú công an tuổi chỉ chừng 25, nét mặt lạnh lùng chỉ tay vào chúng tôi và bảo : -Này đứng lên, không được phép ngồi ở đó. Lẽ dĩ nhiên đó là nội quy của khu di tích, nên chúng tôi phải chấp hành. Hầu hết khách tham quan đều đến đây lần đầu, nếu như có một bản chỉ dẩn cụ thể đặt ở khu di tích thì chúng tôi đâu phải gặp tình huống khó xử như thế. Tuy nhiên, việc vi phạm nội quy ấy cũng đâu phải đã là điều có thể gây ảnh hưởng cho khu di tích. Lẽ ra phải ôn tồn nhắc nhở khách tham quan, thể hiện một sự văn hóa, thì anh chàng công an trong ca trực hôm ấy đã không làm được. Hàng ngày có bao nhiêu đoàn du khách không chỉ trong nước mà còn cả khách quốc tế đến đây, vì sự kính trọng với chủ tịch HCM đâu thể có những thái độ thiếu tế nhị như thế chứ. Ứng xử ở di tích làng Sen như vậy, liệu có làm đau lòng Người mà chúng ta đang hô hào học tập những tư tưởng và tấm gương đạo đức.
Từ giã khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình ra bắc. Đêm dừng chân nghĩ lại thành phố Thanh Hóa, tôi thật sự khó ngủ khi nghĩ đến những điều đã thấy ở làng Sen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét