Đường đỏ là hành trình của đoàn tùu SaPa đến Bắc Hà, còn đường màu đen là biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Phía dưới con đường đèo, thung lũng với ruộng bậc thang và những bản làng
thấp thoáng, đẹp như một bức tranh.
thấp thoáng, đẹp như một bức tranh.
Thị Trấn Si Ma Cai
Người bạn Thơ Pa-dí
Rời Sa Pa chúng tôi tiến thẳng về phía Mường Khương, một huyện của Lào Cai mà huyện lị của nó là thị trấn Mường Khương cách SaPa hơn 30km. Mục tiêu của đoàn hôm nay là vượt Mường Khương, Pha Long, Si Ma Cai để đến được thị trấn Bắc Hà. Đêm nay chúng tôi sẽ ngủ ở Bác hà để sáng mai đón chợ phiên thưởng thức món thắng cố lâu nay chỉ nghe nói. Buổi sáng ở vùng cao không khí thật mát mẽ. Ở trên độ cao trung bình từ 1000 đến 1400 mét, tôi tưởng chỉ có núi cao và vực sâu, thế nhưng xe chúng tôi đi qua rất nhiều làng xóm xanh màu cây lúa trông như những mảnh ruộng dưới đồng bằng. Bình nguyên trãi dài với những xóm làng trù phú ẩn mình sau những vườn cây, luỹ tre hay vạt rừng mới trồng. Điện đã phủ khắp các thôn làng mà đoàn xe chúng tôi đi qua. Đi giữa cái bạt ngàn của màu xanh núi rừng với chập chùng đường dốc phủ đầy mây trắng, tự dưng tôi có cảm giác như đang bay bồng bềnh giữa trời cao lộng gió.
Chúng tôi tranh thủ đến Mường khương sớm để ăn sáng ở đó, anh Hoài bảo đã có một người bạn thơ chờ ở đấy. Hơn 8 giờ sáng chúng tôi đã có mặt ở thị trấn Mường Khương. Người đón chúng tôi là nhà thơ Pờ Sảo Mìn, người Pa-Dí, hội viên hội VHNT Lào cai. Hôm qua, trong buổi tiệc, khi nghe nhà văn Đoàn Hữu Nam, phó chủ tịch hội VHNT Lào Cai đọc hai câu thơ của ông tôi đã rất thích, và hình dung Pờ Sảo Mìn phải là một gã nhà thơ đẹp trai, phong lưu lãng tử và luôn được phụ nữ chú ý.
Rời Sa Pa chúng tôi tiến thẳng về phía Mường Khương, một huyện của Lào Cai mà huyện lị của nó là thị trấn Mường Khương cách SaPa hơn 30km. Mục tiêu của đoàn hôm nay là vượt Mường Khương, Pha Long, Si Ma Cai để đến được thị trấn Bắc Hà. Đêm nay chúng tôi sẽ ngủ ở Bác hà để sáng mai đón chợ phiên thưởng thức món thắng cố lâu nay chỉ nghe nói. Buổi sáng ở vùng cao không khí thật mát mẽ. Ở trên độ cao trung bình từ 1000 đến 1400 mét, tôi tưởng chỉ có núi cao và vực sâu, thế nhưng xe chúng tôi đi qua rất nhiều làng xóm xanh màu cây lúa trông như những mảnh ruộng dưới đồng bằng. Bình nguyên trãi dài với những xóm làng trù phú ẩn mình sau những vườn cây, luỹ tre hay vạt rừng mới trồng. Điện đã phủ khắp các thôn làng mà đoàn xe chúng tôi đi qua. Đi giữa cái bạt ngàn của màu xanh núi rừng với chập chùng đường dốc phủ đầy mây trắng, tự dưng tôi có cảm giác như đang bay bồng bềnh giữa trời cao lộng gió.
Chúng tôi tranh thủ đến Mường khương sớm để ăn sáng ở đó, anh Hoài bảo đã có một người bạn thơ chờ ở đấy. Hơn 8 giờ sáng chúng tôi đã có mặt ở thị trấn Mường Khương. Người đón chúng tôi là nhà thơ Pờ Sảo Mìn, người Pa-Dí, hội viên hội VHNT Lào cai. Hôm qua, trong buổi tiệc, khi nghe nhà văn Đoàn Hữu Nam, phó chủ tịch hội VHNT Lào Cai đọc hai câu thơ của ông tôi đã rất thích, và hình dung Pờ Sảo Mìn phải là một gã nhà thơ đẹp trai, phong lưu lãng tử và luôn được phụ nữ chú ý.
Đất nước của chúng mình đâu đâu cũng có rượu ngon và gái đẹp.
Rượu ngon để uống, gái đẹp để ngắm nhìn.
Rượu ngon để uống, gái đẹp để ngắm nhìn.
Còn bây giờ, đón chúng tôi là một người đàn ông hơi gầy, ăn mặt giản dị, nhưng cử chỉ thân thiện và gần gủi. Ông nở một nụ cười thật tươi và đầy nếp nhăn khi chúng tôi mở cửa xe bước xuống. -Tớ đợi các cậu mãi, đã ăn sáng và làm một chén rồi đấy ! Ông đưa chúng tôi vào một quán phở trước con đường nhỏ vào nhà ông. Khi phở chưa kịp mang ra, ông đã rót cho mỗi người một ly đầy rượu ngô sủi bọt - Mỗi bác làm với tớ một chén nhé, chẳng mấy khi hai tây gặp nhau ! Anh Hoài giải thích là Tây nam và Tây bắc. Ông uống một ngụm rượu rồi khề khà sảng khoái. Ông đón chúng tôi chân tình như những người bạn thân lâu ngày gặp lại. Mà đúng như thế thật. Ông và Trịnh Bửu Hoài sôi nổi hàn huyên, nhắc những kỷ niệm, những cái tên. Câu chuyện giữa hai người bạn thơ ở hai đầu đất nước tưởng chừng như nói mãi cũng chẳng cạn. Vậy mà Pờ Sảo Mìn vẫn không quên rót thêm rượu cho chúng tôi và luôn miệng - Nào các cậu, uống đi chứ, đặc sản rượu ngô của Mường Khương đấy. Cái chân tình và gần gủi của ông làm chúng tôi không còn thấy khoảng cách. Rượu ngô buổi sáng ở vùng cao sao mà mau say thế, hơn một chén thôi đã thấy lâng lâng.
Ăn sáng xong, ông giục chúng tôi vào nhà ông chơi, ăn một bửa cơm với gia đình. Căn nhà xây ba gian lợp ngói đỏ nằm khiêm tốn giữa xung quanh là ao, chuồng, vườn rau. Vừa bước chân vào nhà, ông đã oang oang gọi vợ châm trà, pha cà phê đãi khách. Gian giữa của căn nhà,nơi dùng tiếp khách được bài trí gọn gàn và giản dị. Phía trái một giá sách chất đầy và chiếc máy vi tính chiếm trọn một góc. Giữa nhà là bàn thở tổ tiên với những bức hoành chữ hán treo trang trọng. Còn ở phía đối diện tôi bắt gặp hai bức ký hoạ chân dung của nhà thơ mà trong đó tôi nhận ra một bức của nhà văn Trần Nhương. Ông giới thiệu vợ ông với chúng tôi trong lúc bà pha trà, châm cà phê mời chúng tôi. Bà là một cựu giáo chức người Nùng, gặp ông một chàng trai Pa Dí rồi yêu nhau, trở thành bạn đời. Pờ Sảo Mìn là người đi nhiều, nghe đâu ông có đến 10 năm học ở Tiêp khắc, rồi ở Nga. Bao nhiêu năm ấy, dù thật khó khăn gian khổ, nhưng cô giáo Nùng, vẫn một lòng như đất đai, gánh bao nhiêu oằn nặng, nuôi con ăn học thành tài. Gia đình Ông là gia đình duy nhất ở Mường Khương có 4 bằng cử nhân. Vừa pha cà phê, bà vui vẽ hỏi thăm chúng tôi đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông bà nhìn nhau, tôi nhận ra trong ánh mắt ấy một sự cảm thông gắn bó và thấu hiểu giữa hai người bạn đời. Xong tuần trà, ông dắt chúng tôi đi tham qua quanh nhà giới thiệu vườn rau, ao cá, chuồng gà. Ông bảo tất cả đều có sẵn. Cá thịt, rau củ đều do nhà tự trồng và rất mong đoàn ăn cùng gia đình ông bửa cơm. Từ chối bửa cơm gia đình của nhà thơ Pờ Sảo Mìn chúng tôi cũng thật tiếc, vậy là bỏ lở một dịp được hàn huyên, thù tạc trong căn nhà của một nhà thơ tài hoa mà giản dị của đất Lào Cai. Nhưng hành trình đến Bắc Hà còn dài nên chúng tôi đành lên đường sau khi chụp ảnh lưu niệm cùng với vợ chồng nhà thơ.
Chúng tôi rời Mường Khương sau khi được nhà thơ Pờ Sảo Mìn đưa đi tham quan một vòng chợ . Hôm nay ông sẽ cùng theo và làm hướng dẫn cho chúng đến Bắc Hà. Từ Mường khương đến Bắc Hà chỉ sắp sỉ 90km, nhưng tất cả là đường đèo ở trên độ cao trung bình từ 1000 đến 1400m, nên có người bản địa trong đoàn khi có gặp sự cố cũng sẽ dể giải quyết. Chúng tôi rời Mường Khương trong trạng thái ngà say của cốc rượu ngô buổi sớm. Nắng đã lên. Mặt trời xuyên qua đám mây trên đỉnh núi rồi chiếu xuống con đường ngoằn ngoèo ôm sát vách núi, tạo thành những đoá hoa ánh sáng nhảy nhót trên đường trước xe chúng tôi. Phía dưới thung lũng Lủ-Pâu, từng vạt nắng từ trên cao đổ xuống làm ánh lên những thửa ruộng bậc thang đang hồi gieo mạ. Những con đường nhỏ ngoằn ngòeo, những bản làng ẩn hiện trong màu xanh của lúa, của rừng. Ở phía xa xa trên triền của một đám ruộng bậc thang, một sợi khói lãng đãng bay lên hoà vào mây trời. Thung lũng hiện ra đẹp như một bức tranh. Một bức tranh sống động do chính bàn tay con người với trí thông minh và óc sáng tạo đã vẽ lên trên quê hương mình. Từng ngày, từng ngày đã có bao nhiêu mồ hôi và có thể cả máu đã đổ xuống, để cuộc sống được tiếp tục xanh tươi. Không chỉ mang lại lương thực, những đám ruộng bậc thang của vùng Tây Bắc còn là một kỳ quan, một bài ca thật đẹp về những con người yêu thiên nhiên, yêu lao động. Ngồi cạnh bên tôi, nhà thơ Pờ Sảo Mìn cũng trầm ngâm nhìn xuống thung lũng. Một chút rượu ngô, những bằng hữu từ xa, chắc ăn cái cảnh cái tình của hôm nay cũng làm ông xúc động, dù đã quá quen với thiên nhiên quê mình. Cũng có thể ông đang hoài niệm về những cánh rừng, những dòng suối mà đôi chân mạnh mẽ của chàng trai Pa-Dí năm nào đã vượt qua để tìm cô giáo Nùng cắm bản. Tôi con suối thì đi, Em đất đai ở lại. Câu thơ giản dị nhưng sâu sắc và nghĩa tình như chính con người ông. Tự dưng tôi buộc miệng :- Kỳ công thế này thì phải giữ gìn từng biên cương của tổ quốc. Pờ Sảo Mìn như chợt quay về với thực tại, ông nhìn tôi , nhìn xuống thung lũng, ánh mắt kiên quyết rồi nói chậm rải : Dứt khoát phải giữ từng tất đất. Rồi ông ngó ra ngoài cửa xe nơi những vạt rừng non đang xanh mơn mởn- Ngày xưa, ở ngay đây thôi có rất nhiều cây to cả người ôm, đếm không xuể, bị đốn hạ cả rồi. Ông tặc lưởi - thôi để con cháu mình chúng nó giỏi, chúng nó trồng lại.
Chỉ một thoáng ông lai vui vẽ, ồn ào làm cho không khí trên xe rôm rả trở lại. Từ đây đến Pha Long, xe phải qua chín con đèo nữa đấy. Ông nói oang oang với anh chàng tài xế phía trước rồi quay sang chúng tôi cười tươi rói. Ông nói về những làng bản, giải thích về những địa danh mà xe chúng tôi đi qua, về những ngày lửa đạn năm 1979. Ông trả lời tất cả các câu hỏi của anh em văn nghệ sỹ An Giang bằng một hóm hỉnh làm cả xe thỉnh thoảng cười ngặt nghẽo nhất là anh chàng hoạ sỹ trẻ Quốc Nam.- Các cậu thử nghỉ xem, giặc thì đánh rất gấp rồi, phía sau lưng thì địu thằng con trai, còn trước ngực lại phải đeo cái bình lặc lè chục lít rượu ngô. Con và rượu, cả hai thứ đều không thể bỏ lại thứ nào. Vậy mà tớ cũng đủ sức băng rừng gửi con lánh nạn rồi dọt về cơ quan chuẩn bị...chiến đấu. Ông cười hề hề dường như kể chuyện của ai đó.
Chúng tôi đến Pha Long, một xã của huyện Mường Khương, khi phiên chợ đang hồi tấp nập nhất. Được nhóm trên một khu đất trống, xung quanh là ruộng lúa, núi rừng, chợ Pha Long nhìn toàn cảnh, vẫn còn giữ được nếp sinh hoạt của một khu chợ miền sơn cước. Nếu nhìn từ trên cao xuống, khu chợ giống như một mảng màu nóng bất chợt hiện ra giữa núi rùng. Các thứ sản vật, hàng hoá được bày bán ngay trên bãi cỏ, hoặc trong các túp lều hay trong tán dù dựng tạm bợ. Đây không phải là tuyến du lịch nên chợ phiên Pha Long vẫn còn những nét đặc thù một khu chợ dân tộc vùng Tây Bắc. Không thấy khách du lịch, nhất là không có bóng dáng của du khách ngoại quốc. Đồng bào dân tộc đến chợ chủ yếu để mua sắm, trao đổi hoặc bán các sản vật của rừng. Có đủ cả từ dưa chuột, su hào, tỏi ,quả ớt,trái cà, quả trứng.....đến miếng thổ cẩm, đôi dép nhựa....những mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt thiết yếu hàng ngày đều có bán ở đây. Ở khu đất trống cạnh bên, là khu chợ gia súc với những chú heo, chú bò được cột vào những chiếc cọc đóng tạm trên bãi cỏ. Cạnh bên, chủ của chúng, những người đàn ông dân tộc đang phì phèo điếu thuốc lào, rôm rả buôn chuyện. Ở Sa Pa, người dân tộc đến chợ chủ yếu để bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, và giá cả thì...Tây lắm. Cái nếp sinh hoạt bao đời nay bị phá vở bởi lợi nhuận và những hệ quả của việc phát triển du lịch. Đành rằng cũng cần phải quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh của một Việt Nam đa dạng văn hoá với bạn bè năm châu. Nhưng việc bảo tồn các giá trị truyền thống, giữ gìn những nề nếp sinh hoạt mang tính đặc thù cũng là điều không thể không nghỉ đến. Có vẻ như hai vấn đề này khó mà thoả hiệp. Chẳng phải ở Hội An đa số phố cổ chỉ là diện mạo bên ngoài. Còn không gian của chúng chủ yếu là dùng để làm cửa hàng buôn bán. Cái không gian sinh hoạt thực sự của nhà cổ Hội An rồi sẽ còn đựoc bao nhiêu. Những phiên chợ phiên vùng cao, liệu một lúc nào đó chủ yếu chỉ bán đồ lưu niệm cho khách du lịch.
Lần đầu được tham gia một phiên chợ vùng cao đầy màu sắc của trang phục, cả đoàn chúng tôi ai củng giở máy ảnh ra ghi lại hình ảnh làm tư liệu. Bửa cơm trưa hôm ấy ở chợ phiên Pha Long được thay bằng phở trong một hàng ăn ở khu ẩm thực của chợ. Cả chợ không có bán cơm. Nhà thơ Pơ Sảo Mìn gọi một nồi thịt chó bốc khói từ hàng thịt của một anh chàng lực lưỡng, rồi lôi rượu ngô mang từ Mường Khương ra bày lên bàn. Chẳng mấy khi anh em hạnh ngộ, hãy để rượu ngô hăm nóng tình nghĩa nhé. Ông cười sảng khoái khuôn mặt đầy những nếp hằn cụng ly với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Chúng tôi củng nâng ly chúc sức khoẻ ông. Câu chuyện của chúng tôi lại rôm rả về văn chương, về núi rừng, về nhân tình thế thái...Tôi uống không nhiều lắm, nhưng lại thấy như mình đã chếnh choáng men cay. Rượu ngô là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Nó được ủ từ ngô và một số phụ liệu. Rượu được lấy trực tiếp khi đã lên men chứ không phải qua chưng cất như các loại rượu trong miền Nam. Nồng đô của rượu khá cao, uống vào cảm giác ấm nóng lan toả râm ran khắp cơ thể. Khu ẩm thực của chợ tuy chỉ hơn mươi hàng quán, nhưng cũng ồn ào náo nhiệt vì rất đông thực khách. Những người đàn ông dân tộc thoải mái chuyện trò bên bàn rượu với chiếc điếu cày luôn bốc khói. Những người phụ nữ tuy không uống rượu nhưng cũng rôm rả chuyện trò quanh bàn ăn. Tiếng cười nói, tiếng bát đĩa, tiếng chan chát chặt thịt của anh hàng thịt chó... tất cả hoà quyện vào nhau tạo thành một thứ âm thanh đặc thù chợ búa. Hớp một ngụm rượu ngô cay xé, thưởng thức món thịt chó được nấu ở vùng cao, ngồi giữa chợ uống rượu cùng các nhà thơ, làm sao lại có thể không say cơ chứ. Chỉ mới gặp ông sáng nay, đọc loáng thoáng vài bài thơ trong tập Bài ca đẹp nhất trần gian ông mới tặng, tôi đã thật sự thích và ngưỡng mộ ông. Giữa bao nhiêu bộn bề, ông ngồi đó hết sức giản dị với gương mặt rám màu thời gian và ly rượu trong đôi tay gân guốc. Trên những vết hằn thời gian ấy, bàn chân ông đã miệt dong ruổi như một kẻ hành hương tìm chân lý. Có lẽ chỉ có ông mới biết mình đã tìm thấy được gì qua năm năm táng ấy. Ông bình dị như đá núi, mà cũng sâu thẳm như đại ngàn Tây Bắc. Nhìn dáng dấp của ông tôi chợt nhớ đến một loài cây ở Phú Quốc, khi thu hoạch người ta đem bỏ cây gỗ ngoài mưa nắng, thời gian mưa gió sẽ làm phần thân gỗ mục rả những gì phải mục rả. Và phần còn lại là phần lõi gỗ đen bóng, cứng cáp vì đã chịu bao thử thách với thời gian sẽ được đưa vào sử dụng, mang lại cái đẹp cho đời. Cảm nhận cho lần gặp gở đầu tiên với Pờ Sảo Mìn, của tôi nói theo cách miền Tây là lõi không đấy. Bửa rượu ở chợ Pha Long chỉ có rượu ngô uống với thịt chó,nhưng thật sự với tôi nó thịnh soạn những nghĩa tình. Tôi thầm cảm ơn nhà Thơ Trịnh Bửu Hoài đã làm cầu nối để chúng tôi được gặp gở làm quen với những người bạn mới, những người sống và chết trên mảnh đất nghệ thuật lắm chông gai này.
Nếu không còn hành trình vượt Si Ma Cai để đến Bắc Hà trong hôm nay có lẽ bửa rượu sẽ còn kéo dài cho đến khi say bí tỉ. Đường đến Si Ma Cai hiểm trở, có những đoạn đèo chưa trãi nhựa nên chúng tôi lại lên đường khi rượu ngô chỉ mới làm tất cả ngà say. Chiều ở Bắc hà nhé Bửu Hoài, đóng nút chai rượu lại, ông nhìn chúng tôi như một ước hẹn. Ôi Pờ Sảo Mìn.
(phần 3- Chập chùng dốc núi)
Ăn sáng xong, ông giục chúng tôi vào nhà ông chơi, ăn một bửa cơm với gia đình. Căn nhà xây ba gian lợp ngói đỏ nằm khiêm tốn giữa xung quanh là ao, chuồng, vườn rau. Vừa bước chân vào nhà, ông đã oang oang gọi vợ châm trà, pha cà phê đãi khách. Gian giữa của căn nhà,nơi dùng tiếp khách được bài trí gọn gàn và giản dị. Phía trái một giá sách chất đầy và chiếc máy vi tính chiếm trọn một góc. Giữa nhà là bàn thở tổ tiên với những bức hoành chữ hán treo trang trọng. Còn ở phía đối diện tôi bắt gặp hai bức ký hoạ chân dung của nhà thơ mà trong đó tôi nhận ra một bức của nhà văn Trần Nhương. Ông giới thiệu vợ ông với chúng tôi trong lúc bà pha trà, châm cà phê mời chúng tôi. Bà là một cựu giáo chức người Nùng, gặp ông một chàng trai Pa Dí rồi yêu nhau, trở thành bạn đời. Pờ Sảo Mìn là người đi nhiều, nghe đâu ông có đến 10 năm học ở Tiêp khắc, rồi ở Nga. Bao nhiêu năm ấy, dù thật khó khăn gian khổ, nhưng cô giáo Nùng, vẫn một lòng như đất đai, gánh bao nhiêu oằn nặng, nuôi con ăn học thành tài. Gia đình Ông là gia đình duy nhất ở Mường Khương có 4 bằng cử nhân. Vừa pha cà phê, bà vui vẽ hỏi thăm chúng tôi đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông bà nhìn nhau, tôi nhận ra trong ánh mắt ấy một sự cảm thông gắn bó và thấu hiểu giữa hai người bạn đời. Xong tuần trà, ông dắt chúng tôi đi tham qua quanh nhà giới thiệu vườn rau, ao cá, chuồng gà. Ông bảo tất cả đều có sẵn. Cá thịt, rau củ đều do nhà tự trồng và rất mong đoàn ăn cùng gia đình ông bửa cơm. Từ chối bửa cơm gia đình của nhà thơ Pờ Sảo Mìn chúng tôi cũng thật tiếc, vậy là bỏ lở một dịp được hàn huyên, thù tạc trong căn nhà của một nhà thơ tài hoa mà giản dị của đất Lào Cai. Nhưng hành trình đến Bắc Hà còn dài nên chúng tôi đành lên đường sau khi chụp ảnh lưu niệm cùng với vợ chồng nhà thơ.
Chúng tôi rời Mường Khương sau khi được nhà thơ Pờ Sảo Mìn đưa đi tham quan một vòng chợ . Hôm nay ông sẽ cùng theo và làm hướng dẫn cho chúng đến Bắc Hà. Từ Mường khương đến Bắc Hà chỉ sắp sỉ 90km, nhưng tất cả là đường đèo ở trên độ cao trung bình từ 1000 đến 1400m, nên có người bản địa trong đoàn khi có gặp sự cố cũng sẽ dể giải quyết. Chúng tôi rời Mường Khương trong trạng thái ngà say của cốc rượu ngô buổi sớm. Nắng đã lên. Mặt trời xuyên qua đám mây trên đỉnh núi rồi chiếu xuống con đường ngoằn ngoèo ôm sát vách núi, tạo thành những đoá hoa ánh sáng nhảy nhót trên đường trước xe chúng tôi. Phía dưới thung lũng Lủ-Pâu, từng vạt nắng từ trên cao đổ xuống làm ánh lên những thửa ruộng bậc thang đang hồi gieo mạ. Những con đường nhỏ ngoằn ngòeo, những bản làng ẩn hiện trong màu xanh của lúa, của rừng. Ở phía xa xa trên triền của một đám ruộng bậc thang, một sợi khói lãng đãng bay lên hoà vào mây trời. Thung lũng hiện ra đẹp như một bức tranh. Một bức tranh sống động do chính bàn tay con người với trí thông minh và óc sáng tạo đã vẽ lên trên quê hương mình. Từng ngày, từng ngày đã có bao nhiêu mồ hôi và có thể cả máu đã đổ xuống, để cuộc sống được tiếp tục xanh tươi. Không chỉ mang lại lương thực, những đám ruộng bậc thang của vùng Tây Bắc còn là một kỳ quan, một bài ca thật đẹp về những con người yêu thiên nhiên, yêu lao động. Ngồi cạnh bên tôi, nhà thơ Pờ Sảo Mìn cũng trầm ngâm nhìn xuống thung lũng. Một chút rượu ngô, những bằng hữu từ xa, chắc ăn cái cảnh cái tình của hôm nay cũng làm ông xúc động, dù đã quá quen với thiên nhiên quê mình. Cũng có thể ông đang hoài niệm về những cánh rừng, những dòng suối mà đôi chân mạnh mẽ của chàng trai Pa-Dí năm nào đã vượt qua để tìm cô giáo Nùng cắm bản. Tôi con suối thì đi, Em đất đai ở lại. Câu thơ giản dị nhưng sâu sắc và nghĩa tình như chính con người ông. Tự dưng tôi buộc miệng :- Kỳ công thế này thì phải giữ gìn từng biên cương của tổ quốc. Pờ Sảo Mìn như chợt quay về với thực tại, ông nhìn tôi , nhìn xuống thung lũng, ánh mắt kiên quyết rồi nói chậm rải : Dứt khoát phải giữ từng tất đất. Rồi ông ngó ra ngoài cửa xe nơi những vạt rừng non đang xanh mơn mởn- Ngày xưa, ở ngay đây thôi có rất nhiều cây to cả người ôm, đếm không xuể, bị đốn hạ cả rồi. Ông tặc lưởi - thôi để con cháu mình chúng nó giỏi, chúng nó trồng lại.
Chỉ một thoáng ông lai vui vẽ, ồn ào làm cho không khí trên xe rôm rả trở lại. Từ đây đến Pha Long, xe phải qua chín con đèo nữa đấy. Ông nói oang oang với anh chàng tài xế phía trước rồi quay sang chúng tôi cười tươi rói. Ông nói về những làng bản, giải thích về những địa danh mà xe chúng tôi đi qua, về những ngày lửa đạn năm 1979. Ông trả lời tất cả các câu hỏi của anh em văn nghệ sỹ An Giang bằng một hóm hỉnh làm cả xe thỉnh thoảng cười ngặt nghẽo nhất là anh chàng hoạ sỹ trẻ Quốc Nam.- Các cậu thử nghỉ xem, giặc thì đánh rất gấp rồi, phía sau lưng thì địu thằng con trai, còn trước ngực lại phải đeo cái bình lặc lè chục lít rượu ngô. Con và rượu, cả hai thứ đều không thể bỏ lại thứ nào. Vậy mà tớ cũng đủ sức băng rừng gửi con lánh nạn rồi dọt về cơ quan chuẩn bị...chiến đấu. Ông cười hề hề dường như kể chuyện của ai đó.
Chúng tôi đến Pha Long, một xã của huyện Mường Khương, khi phiên chợ đang hồi tấp nập nhất. Được nhóm trên một khu đất trống, xung quanh là ruộng lúa, núi rừng, chợ Pha Long nhìn toàn cảnh, vẫn còn giữ được nếp sinh hoạt của một khu chợ miền sơn cước. Nếu nhìn từ trên cao xuống, khu chợ giống như một mảng màu nóng bất chợt hiện ra giữa núi rùng. Các thứ sản vật, hàng hoá được bày bán ngay trên bãi cỏ, hoặc trong các túp lều hay trong tán dù dựng tạm bợ. Đây không phải là tuyến du lịch nên chợ phiên Pha Long vẫn còn những nét đặc thù một khu chợ dân tộc vùng Tây Bắc. Không thấy khách du lịch, nhất là không có bóng dáng của du khách ngoại quốc. Đồng bào dân tộc đến chợ chủ yếu để mua sắm, trao đổi hoặc bán các sản vật của rừng. Có đủ cả từ dưa chuột, su hào, tỏi ,quả ớt,trái cà, quả trứng.....đến miếng thổ cẩm, đôi dép nhựa....những mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt thiết yếu hàng ngày đều có bán ở đây. Ở khu đất trống cạnh bên, là khu chợ gia súc với những chú heo, chú bò được cột vào những chiếc cọc đóng tạm trên bãi cỏ. Cạnh bên, chủ của chúng, những người đàn ông dân tộc đang phì phèo điếu thuốc lào, rôm rả buôn chuyện. Ở Sa Pa, người dân tộc đến chợ chủ yếu để bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, và giá cả thì...Tây lắm. Cái nếp sinh hoạt bao đời nay bị phá vở bởi lợi nhuận và những hệ quả của việc phát triển du lịch. Đành rằng cũng cần phải quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh của một Việt Nam đa dạng văn hoá với bạn bè năm châu. Nhưng việc bảo tồn các giá trị truyền thống, giữ gìn những nề nếp sinh hoạt mang tính đặc thù cũng là điều không thể không nghỉ đến. Có vẻ như hai vấn đề này khó mà thoả hiệp. Chẳng phải ở Hội An đa số phố cổ chỉ là diện mạo bên ngoài. Còn không gian của chúng chủ yếu là dùng để làm cửa hàng buôn bán. Cái không gian sinh hoạt thực sự của nhà cổ Hội An rồi sẽ còn đựoc bao nhiêu. Những phiên chợ phiên vùng cao, liệu một lúc nào đó chủ yếu chỉ bán đồ lưu niệm cho khách du lịch.
Lần đầu được tham gia một phiên chợ vùng cao đầy màu sắc của trang phục, cả đoàn chúng tôi ai củng giở máy ảnh ra ghi lại hình ảnh làm tư liệu. Bửa cơm trưa hôm ấy ở chợ phiên Pha Long được thay bằng phở trong một hàng ăn ở khu ẩm thực của chợ. Cả chợ không có bán cơm. Nhà thơ Pơ Sảo Mìn gọi một nồi thịt chó bốc khói từ hàng thịt của một anh chàng lực lưỡng, rồi lôi rượu ngô mang từ Mường Khương ra bày lên bàn. Chẳng mấy khi anh em hạnh ngộ, hãy để rượu ngô hăm nóng tình nghĩa nhé. Ông cười sảng khoái khuôn mặt đầy những nếp hằn cụng ly với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Chúng tôi củng nâng ly chúc sức khoẻ ông. Câu chuyện của chúng tôi lại rôm rả về văn chương, về núi rừng, về nhân tình thế thái...Tôi uống không nhiều lắm, nhưng lại thấy như mình đã chếnh choáng men cay. Rượu ngô là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Nó được ủ từ ngô và một số phụ liệu. Rượu được lấy trực tiếp khi đã lên men chứ không phải qua chưng cất như các loại rượu trong miền Nam. Nồng đô của rượu khá cao, uống vào cảm giác ấm nóng lan toả râm ran khắp cơ thể. Khu ẩm thực của chợ tuy chỉ hơn mươi hàng quán, nhưng cũng ồn ào náo nhiệt vì rất đông thực khách. Những người đàn ông dân tộc thoải mái chuyện trò bên bàn rượu với chiếc điếu cày luôn bốc khói. Những người phụ nữ tuy không uống rượu nhưng cũng rôm rả chuyện trò quanh bàn ăn. Tiếng cười nói, tiếng bát đĩa, tiếng chan chát chặt thịt của anh hàng thịt chó... tất cả hoà quyện vào nhau tạo thành một thứ âm thanh đặc thù chợ búa. Hớp một ngụm rượu ngô cay xé, thưởng thức món thịt chó được nấu ở vùng cao, ngồi giữa chợ uống rượu cùng các nhà thơ, làm sao lại có thể không say cơ chứ. Chỉ mới gặp ông sáng nay, đọc loáng thoáng vài bài thơ trong tập Bài ca đẹp nhất trần gian ông mới tặng, tôi đã thật sự thích và ngưỡng mộ ông. Giữa bao nhiêu bộn bề, ông ngồi đó hết sức giản dị với gương mặt rám màu thời gian và ly rượu trong đôi tay gân guốc. Trên những vết hằn thời gian ấy, bàn chân ông đã miệt dong ruổi như một kẻ hành hương tìm chân lý. Có lẽ chỉ có ông mới biết mình đã tìm thấy được gì qua năm năm táng ấy. Ông bình dị như đá núi, mà cũng sâu thẳm như đại ngàn Tây Bắc. Nhìn dáng dấp của ông tôi chợt nhớ đến một loài cây ở Phú Quốc, khi thu hoạch người ta đem bỏ cây gỗ ngoài mưa nắng, thời gian mưa gió sẽ làm phần thân gỗ mục rả những gì phải mục rả. Và phần còn lại là phần lõi gỗ đen bóng, cứng cáp vì đã chịu bao thử thách với thời gian sẽ được đưa vào sử dụng, mang lại cái đẹp cho đời. Cảm nhận cho lần gặp gở đầu tiên với Pờ Sảo Mìn, của tôi nói theo cách miền Tây là lõi không đấy. Bửa rượu ở chợ Pha Long chỉ có rượu ngô uống với thịt chó,nhưng thật sự với tôi nó thịnh soạn những nghĩa tình. Tôi thầm cảm ơn nhà Thơ Trịnh Bửu Hoài đã làm cầu nối để chúng tôi được gặp gở làm quen với những người bạn mới, những người sống và chết trên mảnh đất nghệ thuật lắm chông gai này.
Nếu không còn hành trình vượt Si Ma Cai để đến Bắc Hà trong hôm nay có lẽ bửa rượu sẽ còn kéo dài cho đến khi say bí tỉ. Đường đến Si Ma Cai hiểm trở, có những đoạn đèo chưa trãi nhựa nên chúng tôi lại lên đường khi rượu ngô chỉ mới làm tất cả ngà say. Chiều ở Bắc hà nhé Bửu Hoài, đóng nút chai rượu lại, ông nhìn chúng tôi như một ước hẹn. Ôi Pờ Sảo Mìn.
(phần 3- Chập chùng dốc núi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét