![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhTzbBs744w-TxkH2hhpwBoMltRVIPTjdYgt184WC7MxEnTy3ZqY9v8plLmBFpfC5sCrhoh3dJnKw4SE2kCJhQAfs7Kcfte31sh0JMrZohJQEROVAa-mhbzPdxUZENRILcgxn6FqnM0IxE/s320/A%CC%89nh003..jpg)
Đối với học sinh THPT, các em đã có một nền tản kiến thức các môn học từ cấp TH và THCS, hơn nữa các em đã đủ lớn để có nhận thức tính đúng sai của vấn đề, đủ tinh tế để nhận ra những khác biệt nhỏ trong các câu trả lời, vì vậy, việc áp dụng hình thức trắc nghiêm trong kiểm tra là hoàn toàn hợp lý. Nhưng đối với học sinh bậc TH và THCS thì việc áp dụng thi bằng hình thức trắc nghiệm đặc ra một số vấn đề mà về lâu dài đáng để chúng ta suy ngẫm.
Có một thực tế là hiện nay học sinh cấp THCS rất ít đọc sách, quan sát một số thư viện của các trường THCS trong địa bàn tỉnh An Giang, hầu như các em học sinh vào chỉ để đọc truyện hình. Nhìn chung văn hoá đọc trong học sinh giảm đi nhiều do những yếu tố chủ quan củng như khách quan, từ đó dẫn đến khả năng diễn đạt về một vấn đề của các em bị hạn chế rất nhiều. Ở mỗi đợt chấm bài kiểm tra có phần tự luận, số lượng bài kiểm tra viết những câu què cụt, vô nghĩa ở khối lớp 6 chiếm đến 30-40% trên tổng số bài chấm, tỷ lệ này giảm dần theo mỗi cấp lớp, nhưng đến cấp lớp 9 vẫn không dưới 15-20%. Thiếu đọc nên vốn từ của các em không phong phú điều này dẫn đến việc các em lúng túng trong biểu đạt về một vấn đề sao cho mạch lạc rỏ ràng.
Đối với độ tuổi TH và THCS, các em bắt đầu tiếp nhận các kiến thức văn hoá xã hội thông qua các môn học trong nhà trường, qua đó hình thành sự nhận biết với thế giới xung quanh. Từ chỗ nhận biết các sự vật sự việc, tiến tới chỗ có thể diễn tả lại chính xác các sư vật, sự việc trong mối quan hệ của chúng với cuộc sống. Chính sự rèn luyện đó dần dần hình thành trong các em tư duy nhận định về cuộc sống xã hội và
thông qua các bài tự luận các em tập diễn đạt, trình bày những nhận định,ý kiến của bản thân và giải quyết các yêu cầu đặt ra. Đây chính là một trong những đòi hỏi của cuộc sống khi các em ra đời lao động, công tác. Thầy Thịnh, giáo viên dạy sử lâu năm của trường THCS Cái Dầu thốt lên sau khi kiểm tra học kỳ 2 năm học 2007-2008 :" tình hình này thì ta có thể tìm vô số các nhà thống kê sử học, còn lý luận phê bình thì chắc chịu thua". Trắc nghiệm có thể kiểm tra một mãng kiến thức lớn, bao quát, nhưng đó là những kiến thức rời rạc và trãi rộng, nên nó chỉ nhằm kiểm tra kiến thức đã học thông qua sự nhận biết đúng sai, chứ không kích thích sự nghĩ suy về một sự vật sự việc cụ thể có mạch lạc và logic. Thầy Kỉnh- hiệu trưởng trường THCS Cái Dầu cho biết :"Ở một chừng mực nào đó, khi áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm đại trà các môn học, phần nào ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng viết của các em". Việc kiểm tra phần lớn là trắc nghiệm sẽ tạo cho các em tâm lý không cần thiết phải rèn luyện kỹ năng tự luận, vì hầu như cũng sẽ không áp dụng hoặc áp dụng rất ít trong thi cử ( Ở độ tuổi của các em, phần đông học chủ yếu để vượt qua các kỳ thi). Chính tâm lý ấy khiến học sinh không thiết tha với việc rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày. Ở hai quy trình kiểm tra tự luận và trắc nghiệm có sự khác biệt nhất định. Trong khi ở phương pháp tự luận thì kiểm tra là việc cho học sinh tái hiện chính xác những gì đã được học, có thể có thêm những nhận định, suy nghĩ bằng sự diễn đạt ngôn từ trong một sự liên kết nhất quán. Còn ở phương pháp trắc nghiệm thì kiểm tra là cho học sinh xác nhận độ chuẩn của kiến thức trên diện rộng thông qua việc chọn phương án đúng nhất. Như vậy đối với thi trắc nghiệm, học sinh chỉ cần xác định vấn đề đó đúng hay sai, còn việc diễn tả vấn đề ấy không cần thiết đối với yêu cầu kiểm tra. Ở một độ tuổi nào đó, khi mà từ nhận thức cho đến kỹ năng các em đã được trang bị đủ để có thể phán đoán, nhận xét sự việc sự vật, thì việc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm sẽ giúp các em mở rộng các mối quan tâm trong học tập, phát huy được tính ưu việt của phương pháp. Đối với học sinh THCS, nhất là ở hai cấp lớp 6-7 ( theo quy của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trẻ 6 tuổi phải vào lớp một, trên thực tế ở độ tuổi này các em phát triển thể chất không đồng đều giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa gia đình giàu và nghèo do vậy có những học sinh khi vào lớp một còn rất nhỏ, đến lớp 6 các em vẫn là "ốc tiêu" trong lớp, mỗi lớp có khoảng mười mấy em trên sĩ số khoảng ba mươi lăm ), các em chưa đủ nhận thức về các vấn đề mang tính khái quát, xa vời. Tiếp xúc với một số học sinh lớp sáu, lớp bảy đa số các em cho rằng thi trắc nghiệm " dể ợt ", học sơ sơ là làm được. Cô Huỳnh Đào - Hiệu trưởng trường THCS Bình Long (Châu Phú - An Giang) cho biết :" Kiểm tra trắc nghiệm đối với học sinh lớp sáu, lớp bảy như là một sự đánh đố với các em, rất nhiều học sinh khá bị lúng túng trước việc chọn câu đúng khi mà đề kiểm tra có độ nhiễu cao ( tưởng chừng như câu nào cũng đúng), trong khi đó một số học sinh yếu lại "ăn may" khi nhắm bừa chọn bất kỳ ".Ở độ tuổi này các em chưa đủ sự tinh tế để nhận ra những sự khác biệt nhỏ. Ta có thể hình dung thế này, sau khi các em đã học về con mèo nhà em, nếu bảo các em mô tả lại những gì đã được biết về con mèo có lẽ sẽ dễ dàng hơn việc bắt các em phân biệt đâu là con mèo nhà em trong số những con mèo hầu như gần giống nhau về màu sắc. Khi các em mô tả, là quá trình các em rèn luyện kỹ năng tái hiện chính xác những kiến thức đã được học, qua đó các em có thể nắm được những tính chất, những đặc trưng của từng sự việc sự vật,hình thành một kiến thức nền nhất định, đến lúc này thì việc phân biệt cái đúng giữa những cái gần đúng sẽ dễ dàng hơn.
Trắc nghiệm là một hình thức kiểm tra có nhiều ưu điểm, tuy nhiên không phải hoàn toàn phù hợp với tất cả các cấp lớp nhất là cấp TH và THCS. Chúng ta xây dựng một nền học vấn phổ thông toàn diện, có lẽ không ai trong chúng ta mong muốn đào tạo một lớp người giỏi kỹ thuật nhưng lại không thể tình bày mạch lạc một vần đề, một sự việc. Trên thực tế đã có những kỹ sư ra trường với loại khá nhưng viết một luận án thì rất chi là kinh hoàng về mặt câu cú, ngữ pháp. Ở mỗi một thời kỳ phát triển tâm sinh lý của học sinh, chúng ta áp dụng những phương pháp dạy học, đánh giá phù hợp sẽ phát huy được tác dục của giáo dục, ngược lại, ở một góc độ nào đó nó sẽ tạo ra sự khập khiển trong chiến lược phát triển con người. Nên chăng có những nghiên cứu sâu và rộng để có những định hướng phù hợp trong việc đánh giá kiểm tra cho từng lứa tuổi, từng cấp lớp học, làm sao phát huy hết tính ưu việt của các phương pháp, vừa đảm bảo được mục tiêu chiến lược giáo dục. Đối với học sinh Tiểu học và hai cấp lớp sáu bảy của THCS, Các em còn khá nhỏ, không nên áp dụng hình thức trắc nghiệm nhằm để các em rèn luyện khả năng tự luận. Lớp tám và lớp chín là hai cấp lớp bắt đầu đưa dần hình thức trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá, dần dần cho các em làm quen hình thức đánh giá mới để lên cấp THPT các em đã có một nền tảng kiến thức cơ sở củng như phương pháp học tập phù hợp với cách đánh giá kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm.
Đây chỉ là những ưu tư và ý kiến cá nhân của một giáo viên THCS nhằm đóng góp cho sự phát triển của nghành giáo dục nước nhà, rất mong sự quan tâm của quý thầy cô giáo vì tương lai con em chúng ta.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiV0H6ThGDKwVPPzoWxOzDhm9cWaE4xRWC3ypr5zaUrDogO7BjbmCi56ydI8u6sRgik8RfBamEspojaH3vrOB8s-zJU88ZEve-I9FMN19qCSjNM8Xq-DDHYVk85hvo4nkh6Fo_a4uq_oLM/s320/A%CC%89nh001.jpg)
Trắc nghiệm là một hình thức kiểm tra có nhiều ưu điểm, tuy nhiên không phải hoàn toàn phù hợp với tất cả các cấp lớp nhất là cấp TH và THCS. Chúng ta xây dựng một nền học vấn phổ thông toàn diện, có lẽ không ai trong chúng ta mong muốn đào tạo một lớp người giỏi kỹ thuật nhưng lại không thể tình bày mạch lạc một vần đề, một sự việc. Trên thực tế đã có những kỹ sư ra trường với loại khá nhưng viết một luận án thì rất chi là kinh hoàng về mặt câu cú, ngữ pháp. Ở mỗi một thời kỳ phát triển tâm sinh lý của học sinh, chúng ta áp dụng những phương pháp dạy học, đánh giá phù hợp sẽ phát huy được tác dục của giáo dục, ngược lại, ở một góc độ nào đó nó sẽ tạo ra sự khập khiển trong chiến lược phát triển con người. Nên chăng có những nghiên cứu sâu và rộng để có những định hướng phù hợp trong việc đánh giá kiểm tra cho từng lứa tuổi, từng cấp lớp học, làm sao phát huy hết tính ưu việt của các phương pháp, vừa đảm bảo được mục tiêu chiến lược giáo dục. Đối với học sinh Tiểu học và hai cấp lớp sáu bảy của THCS, Các em còn khá nhỏ, không nên áp dụng hình thức trắc nghiệm nhằm để các em rèn luyện khả năng tự luận. Lớp tám và lớp chín là hai cấp lớp bắt đầu đưa dần hình thức trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá, dần dần cho các em làm quen hình thức đánh giá mới để lên cấp THPT các em đã có một nền tảng kiến thức cơ sở củng như phương pháp học tập phù hợp với cách đánh giá kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm.
Đây chỉ là những ưu tư và ý kiến cá nhân của một giáo viên THCS nhằm đóng góp cho sự phát triển của nghành giáo dục nước nhà, rất mong sự quan tâm của quý thầy cô giáo vì tương lai con em chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét