Phần mềm Sonar cho chúng ta 3 chế đô thu:
-Sound on sound: là chế đô mặc định có thể thu nhiều lần chồng lên nhau trong một track (lần sau không xoá lần trước)
-Overwrite: Là chế độ thu đè thay thế, lần thu thứ hai sẽ thay thế xóa đi lần thu thứ nhất
-Auto Punch: Chỉ thu một đoạn có đánh dấu trước (Punch in time --- Punch out time). Bạn vào Transport rồi chọn Record Options. Khi làm bạn nên chọn chế độ mặc định Sound on sound.
Thông thường ở Track 1 tôi mặc định đây là track chứa giai điệu bài hát (tất cả các bài), điều này giúp ta dể nhớ tắt giai điệu khi phát phần đệm trên đàn organ.
Làm Intro: Đây là phần mở đầu và rất quan trọng của một bài nhạc nền, khi bạn viết xong intro, cũng có nghĩa là bạn đã hoàn thành phân nữa rồi, những phần còn lại dễ dàng hơn nhiều (khi tập làm một bài Midi bạn nên chọn cách làm lại bài đã được phối trong các đĩa nhạc, dĩ nhiên nên chọn bài mình thấy vừa sức).
Track 1 là track giai điệu nên ta bắt đầu bằng việc Clik phải vào track 2, chon Track Properties. Khi hộp thoại track properties hiện ra, các bạn chon vào Patch để chọn nhạc cụ ta muốn thu.
Các bạn nên thu giai điệu chính của intrto trước, khi giai điệu chính đã có trên nền trống, ta lần lượt đưa Basse, piano, string, Brass……..vào các track còn lại, cách chọn nhạc cụ cho mỗi track, cũng như cách thu hoàn toàn như nhau.
Đối với những câu nhạc quá nhanh bạn đánh không kịp, ta có thể cho teppo chậm lại, trong lúc đàn bị sai nhịp hay trễ đừng sợ, hãy đàn hết câu với đúng sắc thái sau đó ta vào chế độ Piano Roll để chỉnh sửa lại. Có một cách khác là vào Encore chép câu nhạc lưu lại dưới định dạng Midi , rồi insert vào track mà ta muốn (cách này tôi chưa thử). Khi thu xong các track nhớ quay trở lại track 10 để làm phần trống lại cho khớp nhạc nhé.
Trong khung Track phía trái cửa sổ làm việc, ta có thể ghi tên nhạc cụ của track vào để dể theo dõi. Các bạn có đến 13 track (track 1 cho giai diệu, track 9,10 cho trống) tha hồ mà biên chế nhạc cụ nhé chỉ sợ “đông đứa” quá ồn.
Khi thu xong phần Intro, ta tiến hành thu phần giai điệu của bài, có phần giai điệu trước dể làm phần đệm hơn. Tuỳ theo cấu trúc của bài phối, thông thường hát lần một rồi gian tấu, hát lần hai, lập lại, coda…..ta chỉ cần thu phần đệm của lần một, sau đó, khi làm gian tấu xong (hoặc lập lại intro) ta chỉ việc coppy lần 1 thành lần 2, kể cả việc lập lai điệp khúc cũng có thể coppy, Tuy nhiên để ráp các đoạn lại với nhau cho đẹp đôi lúc củng phải vào Piano Roll chỉnh lại. Chức năng copy, bạn có thể sử dụng cho từng nốt nhạc, từng track, tất cả các track ….Ngoài ra bạn cũng có thể chỉnh lại độ mạnh nhẹ, độ dài, to nhỏ của từng nốt nhạc bằng cách clik phải vào nốt nhạc cần sửa trong chế độ Piano Roll, cửa sổ Note Properties hiện ra cho phép bạn thay đổi các thông số về trường độ, cường độ….
Khi thu xong tất cả các Track của lần một, các bạn nhớ làm chuẩn xác theo bài phối, để khi coppy lại ta không cần phải chỉnh sửa hai lần. Sau khi làm xong những phần không thể coppy, nghe lại ,chỉnh sửa và …xem như hoàn thành nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét