Nếu nói đó là đá cuội thì cũng không phải lắm, nhưng tôi vẫn thích gọi đó là đá cuội. Những viên đá gran-nit bình dị, lăn lóc bên vệ đường khi người ta không cần chúng để xây nhà. An Giang là nơi mà núi như một tặng vật của thiên nhiên với biết bao tiềm năng, nhưng đá núi ở An Giang thì chỉ để xây dựng, còn hơn một chút thì làm cối đá,cối xay...còn nếu muốn tạc tượng hay chế tác gì thì cũng phải đi mua đá ở miền ngoài như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng. Tôi đã nghĩ nhiều về điều này. Ban đầu tôi dự định đi Đà Nẵng tìm hiểu về chế tác đá nghệ thuật xem có thể áp dụng vào đá núi ở An Giang. Đồng lương thầy giáo như tôi thì có bao nhiêu, nếu được làm điều mình thích và quan trọng là kiếm thêm chút đỉnh là tốt rồi.
Loay hoay ngày qua ngày, cuộc sống bao là nỗi lo toan cơm áo gạo tiền tôi vẫn chưa thể đến Đà Nẵng. Khi lên mạng nhìn thấy tranh đá quý Lục Yên, tôi chợt nghĩ đến việc tại sao không thử dùng chất liệu đá của An Giang làm tranh xem thế nào. Nhưng thật sự tôi cũng chẳng hề biết cách người ta làm tranh đá quý ra sao. Lục lọi trên mạng chủ yếu chỉ là những bài báo giới thiệu về nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên, chứ hoàn toàn không có một tài liệu nào nói về kỹ thuật. Nếu đã không biết cách người ta làm chuyện đó ra sao, thì hãy làm theo cách của mình đi. Cũng là một cuộc chơi thôi mà. Vậy là tôi tập trung vào việc nghĩ suy xem, làm thế nào để có thể làm được những bức tranh từ những viên đá gran-nit bình dị, màu sắc xám xịt kia. Đá núi ở An Giang màu sắc rất nghèo nàn và không thể lấp lánh như đá quý được. Vì vậy, tôi chọn gam màu chủ đạo là trắng đen hoặc những màu sắc gần với hai màu ấy. Tôi tự hình dung ra công việc phải làm rồi tự chế ra các dụng cụ phục vụ cho các công đoạn đó. Hôm đi làm cái cối để giã đá, đứa học trò cũ sau khi hàn xong hỏi tôi Thầy làm cái này là cái gì vậy ? hắn nhìn tôi ngơ ngác khi tôi nói tôi cũng chẳng biết làm gì.
Lúc đầu tôi cũng không tin mình có thể làm được, nên chẳng dám nói với ai. Điều may mắn của tôi là những người thân, những bạn bè cật ruột đều ủng hộ, động viên tôi . Tôi đã dành trọn mùa hè năm học này đi những nơi khai thác đá ở Tịnh Biên, Nhà Bàn, Tri Tôn để tìm đá màu , thử nghiệm cho việc làm tranh. Đá ở Bảy Núi không có nhiều màu, khó có thể kiếm được các màu như đá quý Lục Yên. Vì vậy, nếu chỉ chọn đá ở Bảy núi để làm tranh thì phải chấp nhận với việc xử lý màu sắc trong phạm vi cho phép. Không có lợi thế về màu sắc, nên chủ yếu là chú trọng đường nét và sáng tối. Tôi là người học âm nhạc, với hội hoạ tôi chỉ là yêu thích và có chút năng khiếu. Vốn hiểu biết hội hoạ của tôi chỉ chủ yếu thông qua chương trình giảng dạy mỹ thuật của cấp THCS mà tôi có 4 năm được phân công dạy ( do thiếu giáo viên), nên đành vừa làm vừa tự học thêm vậy.
Bắt đầu từ hè năm học 2009-2010 (từ tháng 6-2009), tôi thật sự "bế quan" để mày mò thử nghiệm làm tranh với những viên đá gran-nit Bảy Núi. Công đoạn xử lý nguyên liệu cũng chiếm thời gian và công sức không nhỏ. Những viên đá to được đập nhỏ ra rồi bỏ vào cối dùng chày giã nhỏ ,rồi phân loại cở hạt. Sau đó tẩy qua nước, phơi khô và xử lý thành nguyên liệu.. Ngoài những lúc đi làm nhạc hoặc đi dạy, hầu như cả ngày tôi ở lỳ trong phòng, dồn toàn bộ tâm trí cho việc thử nghiệm những bức tranh đá cuội. Dĩ nhiên là có rất nhiều khó khăn cho một chất liệu mới với người không được đào tạo chuyên môn như tôi. Bên cạnh, đồng lương và thu nhập của một giáo viên cũng phải rất đắn đo khi mua vật liệu. Tôi không biết mình có làm được gì không nữa. Điều đáng mừng là gia đình ủng hộ. Sự khuyến khích động viên của bạn bè cũng giúp tôi tự tin hơn khi bắt tay vào một lĩnh vực mà mình là kẻ ngoại đạo. Nói thì vậy nhưng không hề đơn giản chút nào. Tranh vẽ đã khó, nhưng cũng có cái để học tập, bắt chước, với chất liệu này thật sự là tôi chỉ có thể mày mò thử nghiệm. Chỉ cần 4,5 nét cọ với khoảng thời gian ngắn là đã biểu hiện được một bụi cỏ, còn với việc xếp hạt đá có khi phải mất cả buổi sáng.
Các bạn thân mến ! phía dưới chính là kết quả thử nghiệm đá gran-nit Bảy Núi để làm tranh của tôi. Đó chưa phải là những bức tranh đẹp, mang tính nghệ thuật nếu không nói đôi chổ còn rất vụng, về tạo hình hoặc bố cục. Nội dung các bức tranh mang tính bình dân (tranh chợ) với hai màu trắng đen làm chủ đạo. Nhưng có lẽ với những bức tranh ấy, chúng ta cũng có thể thấy được đá Gran-nit Bảy núi cũng có thể làm tranh mà sức biểu hiện của nó không hề thua kém đối với các chất liệu như võ tràm hoặc lá thốt nốt. Bên cạnh về độ bền vững với thời gian thì tin chắc rằng tranh đá cuội Bảy Núi hơn xa với hai loại chất liệu kia.
Có một số bạn đề nghị nhuộm màu đá, nhưng điều tôi muốn là sử dụng màu sắc nguyên thuỷ của đá Bảy Núi với một đặc thù riêng biệt .Bản thân tôi không phải là một hoạ sĩ nên tôi không có tham vọng mình có thể làm được những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao, tôi cũng không mong gì mình có được tên tuổi với tư cách một hoạ sĩ. Nên điều tôi mong muốn đó chính là việc làm sao chất liệu đá gran-nit Bảy Núi có thể cùng góp mặt với các chất liệu như võ tràm, lá thốt nốt, gáo dừa...tạo nên những bức tranh trang trí bình dân, mang tính đặc thù riêng biệt địa phương. Xét về khả năng biểu hiện, đá gran-nit Bảy Núi tuy ít màu sắc hơn so với đá quý ,nhưng khả năng biểu hiện cũng rất phong phú, có thể thể hiện được nhiều đề tài. Những bức tranh thử nghiệm của tôi có thể chưa khai thác hết những ưu điểm của chất liệu, nhưng có lẽ qua đó chúng ta cũng có thể thấy được phần nào khả năng của nó. Hiện nay ở An Giang dòng tranh lá Thốt nốt đang được ưa chuộng ở thị trường TP.HCM. Tôi không biết mình có thể làm được gì hơn với chất liệu đá Grannit Bảy Núi. Ước mơ thì ở phía trước mà khả năng của mỗi người đều có những giới hạn. Đã không được đào tạo lại không có cái tài nên thật ra tôi chỉ có thể cố gắng hết cái mà mình có thể. Ước mong của tôi là chất liệu này có thể góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn hóa của An giang, góp thêm một chút cái đẹp cho cuộc sống dù nó chỉ để trang trí. Mỗi khi đến An Giang, hy vọng rằng du khách sẽ nhớ nơi đây có những bức tranh bình dân bằng chất liệu đá Grannit mang tên tranh đá Bảy Núi. Đó cũng chính là lời tri ân cho mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi.
Hội Văn học nghệ thuật Châu Phú đã thống nhất kế hoạch triển lãm tranh đá và thư pháp của tôi vào dịp chào mừng 35 năm đất nước thống nhất. Theo dự kiến, triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 9giờ sáng ngày 28/04/2010, tại nhà hàng Hoa Miền Quê - thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú. Nói đúng ra tôi không dám nghĩ đến chuyện triển lãm những bức tranh. Tôi cũng chưa hề nghĩ mình là một họa sỹ, vì vậy triển lãm lần này là triển lãm một chất liệu mới và những thử nghiệm của nó. Như một phát hiện thú vị đem ra trình làng để mọi người cùng chia sẽ, chứ hoàn toàn chẳng dám nghĩ đến điều gì lớn lao.
Sau triển lãm, mục tiêu của tôi là phát triển chất liệu đá Bảy Núi, hình thành một cơ sở làm tranh trang trí với chất liệu, gam màu riêng biệt mang đặc thù vùng đất An Giang. Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mơ. Tôi không biết với tài hèn sức mọn của mình liệu có thể thực hiện được ước mơ cho những viên đá Grannit bình dị kia không. Nhưng cũng phải thử, tận nhân lực mới tri thiên mạng. Cái mà ta sợ nhất có lẽ là ta không biết mình đến đâu, rồi làm trò cười cho miệng thế. rất mong nhận được những đóng góp, tư vấn của bằng hữu gần xa.
Loay hoay ngày qua ngày, cuộc sống bao là nỗi lo toan cơm áo gạo tiền tôi vẫn chưa thể đến Đà Nẵng. Khi lên mạng nhìn thấy tranh đá quý Lục Yên, tôi chợt nghĩ đến việc tại sao không thử dùng chất liệu đá của An Giang làm tranh xem thế nào. Nhưng thật sự tôi cũng chẳng hề biết cách người ta làm tranh đá quý ra sao. Lục lọi trên mạng chủ yếu chỉ là những bài báo giới thiệu về nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên, chứ hoàn toàn không có một tài liệu nào nói về kỹ thuật. Nếu đã không biết cách người ta làm chuyện đó ra sao, thì hãy làm theo cách của mình đi. Cũng là một cuộc chơi thôi mà. Vậy là tôi tập trung vào việc nghĩ suy xem, làm thế nào để có thể làm được những bức tranh từ những viên đá gran-nit bình dị, màu sắc xám xịt kia. Đá núi ở An Giang màu sắc rất nghèo nàn và không thể lấp lánh như đá quý được. Vì vậy, tôi chọn gam màu chủ đạo là trắng đen hoặc những màu sắc gần với hai màu ấy. Tôi tự hình dung ra công việc phải làm rồi tự chế ra các dụng cụ phục vụ cho các công đoạn đó. Hôm đi làm cái cối để giã đá, đứa học trò cũ sau khi hàn xong hỏi tôi Thầy làm cái này là cái gì vậy ? hắn nhìn tôi ngơ ngác khi tôi nói tôi cũng chẳng biết làm gì.
Lúc đầu tôi cũng không tin mình có thể làm được, nên chẳng dám nói với ai. Điều may mắn của tôi là những người thân, những bạn bè cật ruột đều ủng hộ, động viên tôi . Tôi đã dành trọn mùa hè năm học này đi những nơi khai thác đá ở Tịnh Biên, Nhà Bàn, Tri Tôn để tìm đá màu , thử nghiệm cho việc làm tranh. Đá ở Bảy Núi không có nhiều màu, khó có thể kiếm được các màu như đá quý Lục Yên. Vì vậy, nếu chỉ chọn đá ở Bảy núi để làm tranh thì phải chấp nhận với việc xử lý màu sắc trong phạm vi cho phép. Không có lợi thế về màu sắc, nên chủ yếu là chú trọng đường nét và sáng tối. Tôi là người học âm nhạc, với hội hoạ tôi chỉ là yêu thích và có chút năng khiếu. Vốn hiểu biết hội hoạ của tôi chỉ chủ yếu thông qua chương trình giảng dạy mỹ thuật của cấp THCS mà tôi có 4 năm được phân công dạy ( do thiếu giáo viên), nên đành vừa làm vừa tự học thêm vậy.
Bắt đầu từ hè năm học 2009-2010 (từ tháng 6-2009), tôi thật sự "bế quan" để mày mò thử nghiệm làm tranh với những viên đá gran-nit Bảy Núi. Công đoạn xử lý nguyên liệu cũng chiếm thời gian và công sức không nhỏ. Những viên đá to được đập nhỏ ra rồi bỏ vào cối dùng chày giã nhỏ ,rồi phân loại cở hạt. Sau đó tẩy qua nước, phơi khô và xử lý thành nguyên liệu.. Ngoài những lúc đi làm nhạc hoặc đi dạy, hầu như cả ngày tôi ở lỳ trong phòng, dồn toàn bộ tâm trí cho việc thử nghiệm những bức tranh đá cuội. Dĩ nhiên là có rất nhiều khó khăn cho một chất liệu mới với người không được đào tạo chuyên môn như tôi. Bên cạnh, đồng lương và thu nhập của một giáo viên cũng phải rất đắn đo khi mua vật liệu. Tôi không biết mình có làm được gì không nữa. Điều đáng mừng là gia đình ủng hộ. Sự khuyến khích động viên của bạn bè cũng giúp tôi tự tin hơn khi bắt tay vào một lĩnh vực mà mình là kẻ ngoại đạo. Nói thì vậy nhưng không hề đơn giản chút nào. Tranh vẽ đã khó, nhưng cũng có cái để học tập, bắt chước, với chất liệu này thật sự là tôi chỉ có thể mày mò thử nghiệm. Chỉ cần 4,5 nét cọ với khoảng thời gian ngắn là đã biểu hiện được một bụi cỏ, còn với việc xếp hạt đá có khi phải mất cả buổi sáng.
Các bạn thân mến ! phía dưới chính là kết quả thử nghiệm đá gran-nit Bảy Núi để làm tranh của tôi. Đó chưa phải là những bức tranh đẹp, mang tính nghệ thuật nếu không nói đôi chổ còn rất vụng, về tạo hình hoặc bố cục. Nội dung các bức tranh mang tính bình dân (tranh chợ) với hai màu trắng đen làm chủ đạo. Nhưng có lẽ với những bức tranh ấy, chúng ta cũng có thể thấy được đá Gran-nit Bảy núi cũng có thể làm tranh mà sức biểu hiện của nó không hề thua kém đối với các chất liệu như võ tràm hoặc lá thốt nốt. Bên cạnh về độ bền vững với thời gian thì tin chắc rằng tranh đá cuội Bảy Núi hơn xa với hai loại chất liệu kia.
Có một số bạn đề nghị nhuộm màu đá, nhưng điều tôi muốn là sử dụng màu sắc nguyên thuỷ của đá Bảy Núi với một đặc thù riêng biệt .Bản thân tôi không phải là một hoạ sĩ nên tôi không có tham vọng mình có thể làm được những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao, tôi cũng không mong gì mình có được tên tuổi với tư cách một hoạ sĩ. Nên điều tôi mong muốn đó chính là việc làm sao chất liệu đá gran-nit Bảy Núi có thể cùng góp mặt với các chất liệu như võ tràm, lá thốt nốt, gáo dừa...tạo nên những bức tranh trang trí bình dân, mang tính đặc thù riêng biệt địa phương. Xét về khả năng biểu hiện, đá gran-nit Bảy Núi tuy ít màu sắc hơn so với đá quý ,nhưng khả năng biểu hiện cũng rất phong phú, có thể thể hiện được nhiều đề tài. Những bức tranh thử nghiệm của tôi có thể chưa khai thác hết những ưu điểm của chất liệu, nhưng có lẽ qua đó chúng ta cũng có thể thấy được phần nào khả năng của nó. Hiện nay ở An Giang dòng tranh lá Thốt nốt đang được ưa chuộng ở thị trường TP.HCM. Tôi không biết mình có thể làm được gì hơn với chất liệu đá Grannit Bảy Núi. Ước mơ thì ở phía trước mà khả năng của mỗi người đều có những giới hạn. Đã không được đào tạo lại không có cái tài nên thật ra tôi chỉ có thể cố gắng hết cái mà mình có thể. Ước mong của tôi là chất liệu này có thể góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn hóa của An giang, góp thêm một chút cái đẹp cho cuộc sống dù nó chỉ để trang trí. Mỗi khi đến An Giang, hy vọng rằng du khách sẽ nhớ nơi đây có những bức tranh bình dân bằng chất liệu đá Grannit mang tên tranh đá Bảy Núi. Đó cũng chính là lời tri ân cho mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi.
Hội Văn học nghệ thuật Châu Phú đã thống nhất kế hoạch triển lãm tranh đá và thư pháp của tôi vào dịp chào mừng 35 năm đất nước thống nhất. Theo dự kiến, triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 9giờ sáng ngày 28/04/2010, tại nhà hàng Hoa Miền Quê - thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú. Nói đúng ra tôi không dám nghĩ đến chuyện triển lãm những bức tranh. Tôi cũng chưa hề nghĩ mình là một họa sỹ, vì vậy triển lãm lần này là triển lãm một chất liệu mới và những thử nghiệm của nó. Như một phát hiện thú vị đem ra trình làng để mọi người cùng chia sẽ, chứ hoàn toàn chẳng dám nghĩ đến điều gì lớn lao.
Sau triển lãm, mục tiêu của tôi là phát triển chất liệu đá Bảy Núi, hình thành một cơ sở làm tranh trang trí với chất liệu, gam màu riêng biệt mang đặc thù vùng đất An Giang. Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mơ. Tôi không biết với tài hèn sức mọn của mình liệu có thể thực hiện được ước mơ cho những viên đá Grannit bình dị kia không. Nhưng cũng phải thử, tận nhân lực mới tri thiên mạng. Cái mà ta sợ nhất có lẽ là ta không biết mình đến đâu, rồi làm trò cười cho miệng thế. rất mong nhận được những đóng góp, tư vấn của bằng hữu gần xa.
Tự hoạKhổ 30 cm x 70 cm
Đạo đời một cội
khổ 30 cm x 70 cm
Đát khách quê nhà
Khổ 30 cm x 40 cm
Bác là Việt Nam
Khổ 62 cm x 84 cm
Hổ buồn
khổ 62 cm x 42 cm
Thích Ca Mâu Ni
khổ 42 cm x 62 cm
Tung cánh chim trời
khổ 62 cm x 42 cm
Đàn bà1
khổ 62 cm x 42 cm
Sen Trắng
khổ 30cm x 70cm
Tự do
Khổ 42 cm x 62 cm
Hồng Hạc 1
Khổ 30 cm x 70 cm
Hồng Hạc 2
Khổ 30 cm x 70 cm
Áo dài 2
Khổ 42 cm x 62 cm
Mẹ và con
Khổ 42 cm x 62 cm
Đàn bà
Khổ 42 cm x 62 cm
Về một hướng
Khở 42 cm x 62 cm
Trăng 2
Khổ 42 cm x 62 cm
Đức Huỳnh Giáo Chủ
Khổ 62 cm x 84 cm
Đàn bà 3
Khổ 30 cm x 70 cm
Cô đơn
Khổ 42 cm x 62 cm
Trăng 3
Khổ 42 cm x 62 cm
Chiều
khổ 62cm x 42cm
Đàn bà 4
khổ 42cm x 62cm
Cặp đôi
khổ 62cm x 42cm
Trăng
khổ 42cm x 62cm
Bến lặng
Áo dài
khổ 42cm x 62cm
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Khổ 60 cm x 80 cm
Bâng khuâng
Khổ 42 cm x 62 m
Quan Công võ thánh
Khổ 60 cm x 80 cm
(bức này làm theo đơn đặc hàng)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh 2
khổ 62 cm x 42 cm
Biển sớm
khổ 62 cm x 42 cm
Áo dài 3
khổ 42cm x 62cm
Đạo đời một cội
khổ 30 cm x 70 cm
Đát khách quê nhà
Khổ 30 cm x 40 cm
Bác là Việt Nam
Khổ 62 cm x 84 cm
Hổ buồn
khổ 62 cm x 42 cm
Thích Ca Mâu Ni
khổ 42 cm x 62 cm
Tung cánh chim trời
khổ 62 cm x 42 cm
Đàn bà1
khổ 62 cm x 42 cm
Sen Trắng
khổ 30cm x 70cm
Tự do
Khổ 42 cm x 62 cm
Hồng Hạc 1
Khổ 30 cm x 70 cm
Hồng Hạc 2
Khổ 30 cm x 70 cm
Áo dài 2
Khổ 42 cm x 62 cm
Mẹ và con
Khổ 42 cm x 62 cm
Đàn bà
Khổ 42 cm x 62 cm
Về một hướng
Khở 42 cm x 62 cm
Trăng 2
Khổ 42 cm x 62 cm
Đức Huỳnh Giáo Chủ
Khổ 62 cm x 84 cm
Đàn bà 3
Khổ 30 cm x 70 cm
Cô đơn
Khổ 42 cm x 62 cm
Trăng 3
Khổ 42 cm x 62 cm
Chiều
khổ 62cm x 42cm
Đàn bà 4
khổ 42cm x 62cm
Cặp đôi
khổ 62cm x 42cm
Trăng
khổ 42cm x 62cm
Bến lặng
Áo dài
khổ 42cm x 62cm
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Khổ 60 cm x 80 cm
Bâng khuâng
Khổ 42 cm x 62 m
Quan Công võ thánh
Khổ 60 cm x 80 cm
(bức này làm theo đơn đặc hàng)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh 2
khổ 62 cm x 42 cm
Biển sớm
khổ 62 cm x 42 cm
Áo dài 3
khổ 42cm x 62cm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét