Đây là bức chân dung do các em sinh viên lớp ngữ văn đại học Cần Thơ đặt mình làm để tặng cô giáo nhân dịp 20/11. Không biết cô ấy có vừa ý với nụ cười trong tranh không, nhưng tôi chắc cô ấy rất hạnh phúc với món quà đầy ý nghĩa này. (Mình không biết tên cô ấy nên đặt tên tranh là " nụ cười thiếu phụ cho dzui"). Bức tranh không phải là một thứ quý giá được tính bằng vật chất. Mà nó chính là tấm lòng và sự tri ân của những học trò với người thầy mà các em kính trọng. Tôi cũng có nhiều học trò, đứa thành danh, đứa thành đạt. Có đứa nhớ thầy chân tình dù chỉ là một tin nhắn trong những ngày lễ tết, cũng có đứa mãi mê tìm lấy lợi danh, không có thời gian dù chỉ một lời thăm hỏi. Cái tình nghĩa thầy trò mà "Nụ cười thiếu phụ" nhận được từ những học sinh của mình thật đáng trân trọng biết bao. Cảm ơn các em vẫn còn "Tôn sư trọng đạo".
Sáng nay vào trường được thông báo nhận tiền thưởng nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Cùng đồng nghiệp xúm lại ký nhận tiền mà không biết nên vui hay buồn. Bao nhiêu năm rồi ...vần bảy chuc ngan (vẫn bảy chục ngàn). Tay nào quyết định việc phát 70.000,00 đồng tiền thưởng cho giáo viên khi đến kỳ hiến chương nhà giáo thật sự đáng khen và nêu gương cho mọi người học tập. Giá cả thị trường biến đổi vùn vụt với tốc độ của bão cấp tám chín, vẫn không thể tác động gì tới giả. Số tiền có ý nghĩa như là sự tri ân của xã hội đối với những người có nhiệm vụ trồng người vẫn được giả giữ nguyên suốt mấy năm nay. Phải kiên định lắm mới làm được như vậy, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Quan trọng là cái tấm lòng chứ tiền bạc là cái chó gì cơ chứ.
Ký nhận có bảy chục bạc mà râm ran bao nhiêu là chuyện. Thầy dạy tin học thì đâm ra nghi ngờ, chả nhẻ họ sử dụng công nghệ thông tin để phát tiền. Phần mềm quy định ngày giờ, số tiền, đối tượng...đến hẹn chỉ cần inter một phát. Vấn đề là ba bốn năm nay không được cập nhật, nâng cấp nên không theo kịp cái giá đang trượt như pa-tanh trên đường phố. Cô giáo dục công dân thì bảo đó là vô cảm, là sự thờ ơ với đời sống của người khác, là không tôn ông sư, trọng cái đạo. Thầy dạy sử thì cho rằng sao lại quan liêu đến thế, đành rằng của cho không bằng cách cho, nhưng cũng phải có sự quan tâm đến đời sống của giáo viên chứ. Tôi thì nghĩ khác. Hôm nay cũng được một chầu cà phê hơi bị hoành tráng với mấy chú em giáo viên trẻ trong trường.
Nhân dịp hiến chương nhá giáo Việt Nam 20-11, xin gửi tặng quý thầy cô, đồng nghiệp gần xa bài thơ mình mới siêu tầm.
Ký nhận có bảy chục bạc mà râm ran bao nhiêu là chuyện. Thầy dạy tin học thì đâm ra nghi ngờ, chả nhẻ họ sử dụng công nghệ thông tin để phát tiền. Phần mềm quy định ngày giờ, số tiền, đối tượng...đến hẹn chỉ cần inter một phát. Vấn đề là ba bốn năm nay không được cập nhật, nâng cấp nên không theo kịp cái giá đang trượt như pa-tanh trên đường phố. Cô giáo dục công dân thì bảo đó là vô cảm, là sự thờ ơ với đời sống của người khác, là không tôn ông sư, trọng cái đạo. Thầy dạy sử thì cho rằng sao lại quan liêu đến thế, đành rằng của cho không bằng cách cho, nhưng cũng phải có sự quan tâm đến đời sống của giáo viên chứ. Tôi thì nghĩ khác. Hôm nay cũng được một chầu cà phê hơi bị hoành tráng với mấy chú em giáo viên trẻ trong trường.
Nhân dịp hiến chương nhá giáo Việt Nam 20-11, xin gửi tặng quý thầy cô, đồng nghiệp gần xa bài thơ mình mới siêu tầm.
Hôm nay nhà giáo hiến chương
Em xin biểu hiện tình thương với thầy.
Nhà em có hủ tương đầy,
Em xin đem biếu mỗi người mỗi chai
Riêng thầy chủ nhiệm được hai,
khặc,khặc,khặc........Em xin biểu hiện tình thương với thầy.
Nhà em có hủ tương đầy,
Em xin đem biếu mỗi người mỗi chai
Riêng thầy chủ nhiệm được hai,
ăn xong thầy bán ve chai cũng bộn tiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét