Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Hành trình xuyên việt 5 (tiếp theo)




Phần 3
Chập chùng dốc núi


Trong dinh thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng



Chợ phiên Bắc Hà
Những người phụ nữ mua sắm những vật dụng cần thiết

Cánh đàn ông thì mua thuốc lào, rượu

Sau đó thì ăn uống vui vẽ

Hiệu ảnh ở Bắc có rất đong người dân tộc đến chụp ảnh


Đứng bán hàng trong mưa lâm thâm


Trước tượng đài và mộ của Nghĩa Sỹ nguyễn Thái Học

Đường lên Đền Hùng


Phía trước khu đền Hạ


Cây Thiên Tuế 700 tuổi trước đền Hạ

Rời chợ Pha Long, chúng tôi tiếp tục hành trình đi về phía thị trấn Si Ma Cai. Con đường càng lúc càng lắm dốc đèo. Bây giờ mới thật sự là núi cao vực sâu. Chiếc xe mười sáu chỗ xem ra quá bé nhỏ với thiên nhiên nơi đây. Một bên vách núi dựng đứng, còn bên kia phía dưới thung lũng, những đám ruộng bậc thang đã không còn nữa, mà thay vào đó là vực thẳm với khe sâu, suối nhỏ, núi đá chập chùng. Lên xe sau bữa cơm, rượu và với sự mệt mỏi hai ngày đường, lúc đầu mọi người cũng lim dim ngủ, nhưng chỉ được một chốc đã tỉnh hẳn. Làm sao ngủ được với con đường chập chùng, quanh co này. Phong cảnh thật sự ấn tượng với dân đồng bằng sông nước như chúng tôi. Núi nối tiếp núi, chập chùng mây trắng, địa hình nhấp nhô phức tạp nên con đường đèo cũng phải ôm theo địa hình mà ngoằn ngoèo khúc khuỷu. Biên quan thật hùng vĩ. Những khe, lạch đều đổ về con suối, và chính nơi đây những con suối họp lại thành sông, bắt đầu cho một cuộc phiêu lưu qua bao xứ sở, để rồi đích đến cuối cùng là là hoà vào đại dương mênh mông. Theo tay nhà thơ Pờ Sảo Mìn, tôi nhìn xuống phía dưới thung lũng, Sông Chảy uốn lượn ngoằn ngoèo, lúc ẩn lúc hiện theo các khe núi. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một con rắn đang di chuyển giữa màu xanh và chập chùng ghềnh đá.
Con đường ở phía trước càng lúc càng quanh co uốn lượn. Anh tài xế cho xe chậm chậm bám lấy mặt đường thận trọng ôm sát vách núi. Thỉnh thoảng trên đường chúng tôi bắt gặp một vài căn nhà cất ven đường, còn lại thì chỉ là rừng núi mênh mông. Ở một khúc quanh, hai chú bé đang chơi lắm lem đất cát, chợt đứng dậy vẫy tay chào khi xe chúng tôi đi qua. So với trẻ em miền xuôi, trẻ em ở đây chịu nhiều thiệt thòi. Chẳng có gì để chơi ! Nhưng như thế cũng hoá hay, bọn chúng sẽ sống thanh thản hơn khi càng ít biết trò đời. Chiếc xe vẫn chậm chạp bám theo con đường dốc quanh co. Tôi thầm nghĩ dại, ở độ cao này giữa chốn núi rừng, nếu chiếc xe có sự cố không tiếp tục đi được, cả đoàn người thế này giải quyết sao đây. Thật ra anh Hoài cũng chưa dám đặt phòng ở Bắc Hà cho đoàn. Chỉ hơn bảy chục km thôi, ở dưới đồng bằng vù hơn một tiếng là xong. Còn với địa hình này, khó mà nói trước điều gì. Biết đâu phải nghỉ lại ở đâu đó trên lưng chừng vách núi. Điều chúng tôi cảm thấy an tâm là sự có mặt của nhà thơ Pờ Sảo Mìn. Ông là người địa phương, nên chuyện ứng cứu cũng sẽ dễ dàng hơn.
Xe qua khỏi cầu sông Mã, chúng tôi thật sự mới thấy con đường thật lắm gian truân. Đoạn đường từ đây đến Si Ma Cai có khoảng mười km chưa được trải nhựa, mặt đường lồi lõm đá với bao là ổ gà ổ voi. Chiếc xe lắc lư từng chút một, thận trọng leo đèo. Con đường gồ ghề làm mọi người trên xe lắc lư, nghiên ngã theo nhịp của xe. Tôi chợt nhớ đến đèo Đá ở rừng Cravanh những ngày làm nghĩa vụ quốc tế trên đất Kampuchia. Đèo Đá không dài lắm, nhưng đó là con đường chiến lược do công binh mở để vận chuyển hậu cần vào rừng. Không rộng lại cao, nên đường vượt qua đèo thật gấp khúc hiểm trở. Mặt đường thì hởi ôi rồi. Đường quân sự mà, phá đá, bạt núi để xe có thể vận chuyển hàng hoá cho mặt trận. So với đèo Đá ngày ấy thì đường đèo hôm nay chẳng ăn thua gì. Những chiếc xe quân sự như Gaz 66 có hai cầu, và Zin 131 với ba cầu và có khả năng tự tời khi có sự cố, vậy mà khi lên đèo đã phải gầm rú leo từng bậc, từng bậc. Đứng phía dưới nhìn lên chiếc xe giống như một con bọ hung bị say rượu đang chếnh choáng leo lên sườn núi. Vậy mà cũng gần hai lăm năm rồi. Hồi ấy tuổi trẻ hừng hực, ngồi trên xe qua đèo xá gì đồi dốc. Còn bây giờ nhìn con đèo mỗi lúc một khó khăn hơn cũng thấy ngán trong lòng. Một chuyến đi thực tế đầy cảm giác. Đường quá xấu nên chiếc xe tiến lên một cách chậm chạm. Có những đoạn anh bạn nhà văn trẻ Trương Chí Hùng phải nhảy xuống đi phía trước dẫn đường. Đở một điều là trên xe không ai bị say xe hay nôn ói, kể cả nhà văn nữ trẻ Đào Uyên đang mang bầu hai tháng. Có lẽ trong hành trình xuyên việt lần này, ấn tượng để lại trong tôi sâu sắc nhất chính là chuyến đi Tây Bắc này. Thiên nhiên, con người như hoà vào nhau, tạo nên một nét riêng tư của chốn núi rừng. Tôi bắt gặp ở đây những con người trọng nghĩa hơn tài, cũng hào sảng, cũng mộc mạc mà cũng chân tình như dân miền Tây nam bộ. Có đi mới biết đường dài hay ngắn. Chuyến đi này tôi đã thu thập được rất nhiều thứ. Đọc nhiều rồi, bây giờ mới tận mặt, chạm tay làm sao quên được những cảm giác ấy chứ.
Mãi đến hơn ba giờ chiều chúng tôi mới tới được thị trấn Si Ma Cai. Đó là một thị trấn nhỏ nằm trên con đường vành đai biên giới của huyện Mường Khương. Xung quanh thị trấn là núi rừng chập chùng. Thị trấn Si Ma Cai đang trong thời kỳ phát triển. Tôi thấy có rất nhiều nhà mới cất đang dở dang. Các con đường xung quanh thị trấn cũng đang được thi công. Đường từ đây tới Bắc Hà khoảng ba lăm km và đã trải nhựa, nhưng để tránh gặp sự cố, chúng tôi chỉ ghé lại Si Ma Cai uống ly nước rồi lại tiếp tục đi Bắc Hà.
Con đường đến Bắc Hà có vẽ thuận lợi hơn do mặt đường êm mặc dù cũng lắm dốc lắm đèo. Khoảng năm giờ chiều chúng tôi đến thị trấn Bắc Hà. Thị trấn khá bằng phẳng và rộng rải. Phố xá thoáng đãng và không ồn ào náo nhiệt như Sa Pa. Chợ phiên Bắc Hà họp vào ngày chủ nhật hàng tuần vốn nổi tiếng từ lâu, nên hàng tuần cũng có rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. Tuy nhiên trong buổi chiều ngày thứ bảy này, không khí sinh hoạt của thị trấn cũng khá bình lặng. Từ chỗ nghỉ, chúng tôi phải đi bộ qua mấy con phố để đến được quán ăn của một bà chủ trung niên vừa goá chồng. Bửa cơm chiều lại tiếp tục chai rượu ngô còn dở lúc trưa với nhà thơ Pờ Sảo Mìn. Chiều nay ông vui và nói chuyện rất nhiều. Bửa cơm chiều thật sự rôm rả hơn khi bà chủ nhà hàng ngồi xuống uống cùng nhà thơ Trịnh Bửu Hoài ly rượu đặc sản.
Chúng tôi chia tay với nhà thơ Pờ Sảo Mìn khi trời cũng vừa nhá nhem tối. Ông bảo lâu lâu mới tới Bắc Hà, cũng phải đi thăm hỏi anh em, chúc đoàn chúng tôi vui vẽ và thu hoạch tốt. Buổi tối ở Bắc Hà yên tỉnh quá. Tôi và anh chàng hoạ sỹ trẻ Quốc Nam ngồi uống cà phê một ở quán ngay ngã ba đường nhưng lại được một không gian vô cùng yên tỉnh. Suốt buổi chúng tôi ngồi cũng chỉ có vài người qua lại. Buổi tối thật yên bình trên thị trấn vùng cao này.
Buổi sáng trước khi ra chợ Phiên, đoàn chúng tôi ghé thăm dinh thự của vua Mèo Hoàng A Tưởng, một dinh thự rộng lớn và kiên cố được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Dinh thự đã được trùng tu, sửa chữa, đẹp và sang trọng. Dinh thự đẹp thật. Nhưng tôi lại thấy nó cứ làm sao ấy, nó mới quá so với tuổi gần một trăm của nó. Công tác trùng tu các di tích báo chí đã nói nhiều, làm mới như thế này thì thà đừng làm còn hơn. Dinh thự được xây dựng theo kiến trúc cổ Châu Âu do một kiến trúc Sư người pháp thiết kế, và cũng đã được các thầy địa lý Tàu xem xét phong thuỷ rất . Đứng ở chỗ nào cũng có gió mát lồng lộng. Hoàng A Tưởng là con trai của Hoàng Yên Chao, nguyên là Châu Uý Bắc Hà của chính quyền Pháp. Người hướng dẫn viên cho biết Khi Hoàng A Tưởng lên thay cha mình, ông ta đã vơ vét của cải để phục vụ cuộc sống riêng và xây dinh thự cho hai bà vợ. Năm 1953 bộ đội đã phải mất cả tuần lễ và cuối cùng phải dùng đến súng Bazoka mới tấn công vào trong được. Tuy nhiên Hoàng A Tưởng cùng gia đình đã theo đường hầm trốn lên núi.Ở đó máy bay của người Pháp đã đưa gia đình ông sang Paris, rồi sau đó đưa về an trí ở Lâm Đồng cho đến lúc ông mất. Một dinh thự hoành tráng thế này mà xuất hiện giữa núi rừng Tây Bắc cách đây gần 100 năm, quả là vào thời ấy nó như một chốn cung đình. Tôi thử hình dung cảnh rộn rịp người ra kẻ vào, hình dung cảnh những cô gái Thái múa xoè cho vợ chồng quan tri châu và quan khách thưởng ngoạn uống rượu. Tất cả giờ chỉ còn lại một căn nhà câm lặng được sơn phết màu mè. Được mất gì ở chốn nhân gian, rồi cũng chỉ là tử sanh, là cát bụi. Ở một gian phía trái của tầng trệt, tôi bắt gặp một bảo tàng dân tộc nho nhỏ với những manicanh châu Âu mũi cao chân dài lại mặc đồ dân tộc. Bảo tồn thế này thì hết biết phải phát biểu gì rồi.
Khoảng 9 giờ sáng thì chợ Phiên Bắc Hà bắt đầu đông người đi họp chợ. Người dân tộc đến chợ từng tốp từng tốp từ các ngã đường. Con phố trước đường vào khu vực chợ đông nghịch người là người với đủ màu sắc. Có quá nhiều du khách ngoại quốc đến tham quan chợ Bắc Hà trong ngày họp chợ Phiên . Một đoạn đường dài hầu hết là các gian hàng bán đồ lưu niệm cho du khách. Khu chợ chính nằm ở phía trong trên một bãi đất cao. Đây mới là khu chợ chính của người dân tộc. Cũng vẫn những gian hàng đồ tiêu dùng, hoặc các đặc sản của rừng từ cây thuốc đến giò lan...Trong khi phụ nữ đi mua sắm hoặc bán hàng của mình, thì cánh đàn ông tập trung lại mấy hàng bán thuốc lào rít khói mù mịt. Rượu cũng là thứ mà cánh đàn ông quan tâm, ngoài việc uống say bí tỉ tại chợ phiên rồi, họ còn mua về trữ trong những ngày không đi chợ. So với chợ Pha Long thì chợ Phiên Bắc Hà thật sự hơn hẳn về quy mô,về lượng người họp chợ và cũng không náo nhiệt bằng.Thế nhưng tôi thích Chợ Pha Long hơn. Cũng trang phục rực rỡ cũng vẫn những hoạt động mua bán, nhậu nhẹt. Nhưng ở Bắc Hà, chợ Phiên đã bị du lịch hoá, nó không còn được cái đặc thù riêng biệt của một phiên chợ truyền thống. Ở Pha Long, chợ họp giữa núi rừng, người ta sinh hoạt, trao đổi trong cái không gian quen thuộc và không hề bị dòm ngó bởi những ánh mắt hiếu kỳ của khách du lịch. Ở đây chỉ riêng hoạt động mua bán đồ kỷ niệm cho du khách cũng đã làm mất đi cái tự nhiên của một phiên chợ vùng cao. Những bộ trang phục dân tộc nhiều màu sắc xuất hiện ở phố có gì đó làm chúng tôi thấy có gì đó hơi khập khiễng. Ở Pha Long những bộ trang phục ấy xuất hiện giữa núi rừng như một sự điểm xuyết cho khung cảnh, cho không gian bao la rộng lớn của đại ngàn. Còn ở đây, giữa những phố xá, giữa những bức tường chật hẹp, những bộ trang phục ấy, dường như không ăn khớp với nhau.
Chúng tôi xem chợ đến cuối buổi trưa, vẫn chưa thấy anh chàng nào say lăn quay ra cả. Hôm nay phải về Tam Đảo, nên chúng tôi từ giã chợ Phiên Bắc Hà khi buổi họp chợ đến hồi đông đảo nhất. Cũng nuối tiếc không ở được ở lại đến khi tan chợ. Chúng tôi ghé lại một nhà hàng gần chợ để thưởng thức món Thắng Cố nấu bằng lòng ngựa. Có lẽ do chúng tôi ăn sáng trể nên món thắng cố mà nhà hàng nấu rất ngon cũng bị bỏ lại rất nhiều trên bàn ăn khi chúng tôi rời đi.
Trên đường về, chúng tôi khu tưởng niệm Nguyễn Thái Học, một chí sĩ yêu nước nổi tiếng với câu nói " không thành danh cũng thành nhân". Ông và các bạn của mình được yên nghỉ trong công viên Yên Hoà,tỉnh Yên Bái. Ông đã hiên ngang ra pháp trường với nụ cười trên môi và những lời thơ sang sảng. Giờ đây họ nằm kia,nhìn thu yên giấc.Chắc họ không băn khoăn về những phiền toái của cuộc sống hôm nay. Trước khi về đến Tam Đảo, chúng tôi cũng ghé qua thăm đền Hùng khi đến địa phận tỉnh Phú Thọ. Đã hơn năm giờ chiều nên chúng tôi chỉ leo lên đền Hạ tham quan, chụp ảnh một tí rồi về thẳng trại sáng tác Tam Đảo.
Ngày mai, trại sẽ tổng kết và sáng mốt chúng tôi sẽ lại xuôi về phương Nam. Phía trước hành trình vẫn còn nhiều điều mới lạ vì trên đường về chúng tôi sẽ vào Nam bằng đường Hồ Chí Minh để ghé thăm các tỉnh Tây Nguyên. Nhưng với tôi ấn tượng để lại sâu đậm nhất trong chuyến đi lần này có lẽ là những ngày Tây Bắc. Một vùng đất biên quan tổ quốc hoàn toàn khác biệt địa hình miền Tây Nam bộ, nhưng tôi lại bắt gặp cái phóng khoáng, cái hào sảng và chân tình của những con người chốn đại ngàn xanh thẳm. Mai về An Giang, vùng đồng bằng kênh rạch với tiếng mái chèo khua nước ven sông. Chắc sẽ nhớ nhiều những ngày Tây Bắc. Nhớ đồi núi chập chùng mây trắng, nhớ chén rượu ngô của những người bạn mới quen. Tôi thầm hẹn với Tây bắc một ngày trở lại, ngồi uống rượu ngô nghe séo mèo trầm ấm giữa núi rừng.

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Hành trình xuyên việt 5 (tiếp theo)



Đường đỏ là hành trình của đoàn tùu SaPa đến Bắc Hà, còn đường màu đen là biên giới Việt Nam - Trung Quốc


Một chén rượu Ngô cùng nhà thơ Pờ Sảo Mìn khi chưa kịp ăn sáng

Trong căn nhà của nhà thơ

Tặng sách, nụ cười sảng khoái của những người bạn văn.

Ở trước căn nhà của vợ chồng nhà thơ.

Con đường đèo phía trên là mây trắng chập chùng





Phía dưới con đường đèo, thung lũng với ruộng bậc thang và những bản làng
thấp thoáng, đẹp như một bức tranh.

Khoảnh khắc bất chợt qua cửa kính xe






Chợ Phiên Pha Long ở giữa núi rừng

Thiếu nữ Hmông

Một bửa Thịt chó, rượu Ngô ở chợ phiên Pha long
cùng nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Thượng nguồn sông Chảy

Xe không chỉ leo đèo mà còn lội suối

Thị Trấn Si Ma Cai
Người bạn Thơ Pa-dí
Rời Sa Pa chúng tôi tiến thẳng về phía Mường Khương, một huyện của Lào Cai mà huyện lị của nó là thị trấn Mường Khương cách SaPa hơn 30km. Mục tiêu của đoàn hôm nay là vượt Mường Khương, Pha Long, Si Ma Cai để đến được thị trấn Bắc Hà. Đêm nay chúng tôi sẽ ngủ ở Bác hà để sáng mai đón chợ phiên thưởng thức món thắng cố lâu nay chỉ nghe nói. Buổi sáng ở vùng cao không khí thật mát mẽ. Ở trên độ cao trung bình từ 1000 đến 1400 mét, tôi tưởng chỉ có núi cao và vực sâu, thế nhưng xe chúng tôi đi qua rất nhiều làng xóm xanh màu cây lúa trông như những mảnh ruộng dưới đồng bằng. Bình nguyên trãi dài với những xóm làng trù phú ẩn mình sau những vườn cây, luỹ tre hay vạt rừng mới trồng. Điện đã phủ khắp các thôn làng mà đoàn xe chúng tôi đi qua. Đi giữa cái bạt ngàn của màu xanh núi rừng với chập chùng đường dốc phủ đầy mây trắng, tự dưng tôi có cảm giác như đang bay bồng bềnh giữa trời cao lộng gió.
Chúng tôi tranh thủ đến Mường khương sớm để ăn sáng ở đó, anh Hoài bảo đã có một người bạn thơ chờ ở đấy. Hơn 8 giờ sáng chúng tôi đã có mặt ở thị trấn Mường Khương. Người đón chúng tôi là nhà thơ Pờ Sảo Mìn, người Pa-Dí, hội viên hội VHNT Lào cai. Hôm qua, trong buổi tiệc, khi nghe nhà văn Đoàn Hữu Nam, phó chủ tịch hội VHNT Lào Cai đọc hai câu thơ của ông tôi đã rất thích, và hình dung Pờ Sảo Mìn phải là một gã nhà thơ đẹp trai, phong lưu lãng tử và luôn được phụ nữ chú ý.
Đất nước của chúng mình đâu đâu cũng có rượu ngon và gái đẹp.
Rượu ngon để uống, gái đẹp để ngắm nhìn.
Còn bây giờ, đón chúng tôi là một người đàn ông hơi gầy, ăn mặt giản dị, nhưng cử chỉ thân thiện và gần gủi. Ông nở một nụ cười thật tươi và đầy nếp nhăn khi chúng tôi mở cửa xe bước xuống. -Tớ đợi các cậu mãi, đã ăn sáng và làm một chén rồi đấy ! Ông đưa chúng tôi vào một quán phở trước con đường nhỏ vào nhà ông. Khi phở chưa kịp mang ra, ông đã rót cho mỗi người một ly đầy rượu ngô sủi bọt - Mỗi bác làm với tớ một chén nhé, chẳng mấy khi hai tây gặp nhau ! Anh Hoài giải thích là Tây nam và Tây bắc. Ông uống một ngụm rượu rồi khề khà sảng khoái. Ông đón chúng tôi chân tình như những người bạn thân lâu ngày gặp lại. Mà đúng như thế thật. Ông và Trịnh Bửu Hoài sôi nổi hàn huyên, nhắc những kỷ niệm, những cái tên. Câu chuyện giữa hai người bạn thơ ở hai đầu đất nước tưởng chừng như nói mãi cũng chẳng cạn. Vậy mà Pờ Sảo Mìn vẫn không quên rót thêm rượu cho chúng tôi và luôn miệng - Nào các cậu, uống đi chứ, đặc sản rượu ngô của Mường Khương đấy. Cái chân tình và gần gủi của ông làm chúng tôi không còn thấy khoảng cách. Rượu ngô buổi sáng ở vùng cao sao mà mau say thế, hơn một chén thôi đã thấy lâng lâng.
Ăn sáng xong, ông giục chúng tôi vào nhà ông chơi, ăn một bửa cơm với gia đình. Căn nhà xây ba gian lợp ngói đỏ nằm khiêm tốn giữa xung quanh là ao, chuồng, vườn rau. Vừa bước chân vào nhà, ông đã oang oang gọi vợ châm trà, pha cà phê đãi khách. Gian giữa của căn nhà,nơi dùng tiếp khách được bài trí gọn gàn và giản dị. Phía trái một giá sách chất đầy và chiếc máy vi tính chiếm trọn một góc. Giữa nhà là bàn thở tổ tiên với những bức hoành chữ hán treo trang trọng. Còn ở phía đối diện tôi bắt gặp hai bức ký hoạ chân dung của nhà thơ mà trong đó tôi nhận ra một bức của nhà văn Trần Nhương. Ông giới thiệu vợ ông với chúng tôi trong lúc bà pha trà, châm cà phê mời chúng tôi. Bà là một cựu giáo chức người Nùng, gặp ông một chàng trai Pa Dí rồi yêu nhau, trở thành bạn đời. Pờ Sảo Mìn là người đi nhiều, nghe đâu ông có đến 10 năm học ở Tiêp khắc, rồi ở Nga. Bao nhiêu năm ấy, dù thật khó khăn gian khổ, nhưng cô giáo Nùng, vẫn một lòng như đất đai, gánh bao nhiêu oằn nặng, nuôi con ăn học thành tài. Gia đình Ông là gia đình duy nhất ở Mường Khương có 4 bằng cử nhân. Vừa pha cà phê, bà vui vẽ hỏi thăm chúng tôi đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông bà nhìn nhau, tôi nhận ra trong ánh mắt ấy một sự cảm thông gắn bó và thấu hiểu giữa hai người bạn đời. Xong tuần trà, ông dắt chúng tôi đi tham qua quanh nhà giới thiệu vườn rau, ao cá, chuồng gà. Ông bảo tất cả đều có sẵn. Cá thịt, rau củ đều do nhà tự trồng và rất mong đoàn ăn cùng gia đình ông bửa cơm. Từ chối bửa cơm gia đình của nhà thơ Pờ Sảo Mìn chúng tôi cũng thật tiếc, vậy là bỏ lở một dịp được hàn huyên, thù tạc trong căn nhà của một nhà thơ tài hoa mà giản dị của đất Lào Cai. Nhưng hành trình đến Bắc Hà còn dài nên chúng tôi đành lên đường sau khi chụp ảnh lưu niệm cùng với vợ chồng nhà thơ.
Chúng tôi rời Mường Khương sau khi được nhà thơ Pờ Sảo Mìn đưa đi tham quan một vòng chợ . Hôm nay ông sẽ cùng theo và làm hướng dẫn cho chúng đến Bắc Hà. Từ Mường khương đến Bắc Hà chỉ sắp sỉ 90km, nhưng tất cả là đường đèo ở trên độ cao trung bình từ 1000 đến 1400m, nên có người bản địa trong đoàn khi có gặp sự cố cũng sẽ dể giải quyết. Chúng tôi rời Mường Khương trong trạng thái ngà say của cốc rượu ngô buổi sớm. Nắng đã lên. Mặt trời xuyên qua đám mây trên đỉnh núi rồi chiếu xuống con đường ngoằn ngoèo ôm sát vách núi, tạo thành những đoá hoa ánh sáng nhảy nhót trên đường trước xe chúng tôi. Phía dưới thung lũng Lủ-Pâu, từng vạt nắng từ trên cao đổ xuống làm ánh lên những thửa ruộng bậc thang đang hồi gieo mạ. Những con đường nhỏ ngoằn ngòeo, những bản làng ẩn hiện trong màu xanh của lúa, của rừng. Ở phía xa xa trên triền của một đám ruộng bậc thang, một sợi khói lãng đãng bay lên hoà vào mây trời. Thung lũng hiện ra đẹp như một bức tranh. Một bức tranh sống động do chính bàn tay con người với trí thông minh và óc sáng tạo đã vẽ lên trên quê hương mình. Từng ngày, từng ngày đã có bao nhiêu mồ hôi và có thể cả máu đã đổ xuống, để cuộc sống được tiếp tục xanh tươi. Không chỉ mang lại lương thực, những đám ruộng bậc thang của vùng Tây Bắc còn là một kỳ quan, một bài ca thật đẹp về những con người yêu thiên nhiên, yêu lao động. Ngồi cạnh bên tôi, nhà thơ Pờ Sảo Mìn cũng trầm ngâm nhìn xuống thung lũng. Một chút rượu ngô, những bằng hữu từ xa, chắc ăn cái cảnh cái tình của hôm nay cũng làm ông xúc động, dù đã quá quen với thiên nhiên quê mình. Cũng có thể ông đang hoài niệm về những cánh rừng, những dòng suối mà đôi chân mạnh mẽ của chàng trai Pa-Dí năm nào đã vượt qua để tìm cô giáo Nùng cắm bản. Tôi con suối thì đi, Em đất đai ở lại. Câu thơ giản dị nhưng sâu sắc và nghĩa tình như chính con người ông. Tự dưng tôi buộc miệng :- Kỳ công thế này thì phải giữ gìn từng biên cương của tổ quốc. Pờ Sảo Mìn như chợt quay về với thực tại, ông nhìn tôi , nhìn xuống thung lũng, ánh mắt kiên quyết rồi nói chậm rải : Dứt khoát phải giữ từng tất đất. Rồi ông ngó ra ngoài cửa xe nơi những vạt rừng non đang xanh mơn mởn- Ngày xưa, ở ngay đây thôi có rất nhiều cây to cả người ôm, đếm không xuể, bị đốn hạ cả rồi. Ông tặc lưởi - thôi để con cháu mình chúng nó giỏi, chúng nó trồng lại.
Chỉ một thoáng ông lai vui vẽ, ồn ào làm cho không khí trên xe rôm rả trở lại. Từ đây đến Pha Long, xe phải qua chín con đèo nữa đấy. Ông nói oang oang với anh chàng tài xế phía trước rồi quay sang chúng tôi cười tươi rói. Ông nói về những làng bản, giải thích về những địa danh mà xe chúng tôi đi qua, về những ngày lửa đạn năm 1979. Ông trả lời tất cả các câu hỏi của anh em văn nghệ sỹ An Giang bằng một hóm hỉnh làm cả xe thỉnh thoảng cười ngặt nghẽo nhất là anh chàng hoạ sỹ trẻ Quốc Nam.- Các cậu thử nghỉ xem, giặc thì đánh rất gấp rồi, phía sau lưng thì địu thằng con trai, còn trước ngực lại phải đeo cái bình lặc lè chục lít rượu ngô. Con và rượu, cả hai thứ đều không thể bỏ lại thứ nào. Vậy mà tớ cũng đủ sức băng rừng gửi con lánh nạn rồi dọt về cơ quan chuẩn bị...chiến đấu. Ông cười hề hề dường như kể chuyện của ai đó.
Chúng tôi đến Pha Long, một xã của huyện Mường Khương, khi phiên chợ đang hồi tấp nập nhất. Được nhóm trên một khu đất trống, xung quanh là ruộng lúa, núi rừng, chợ Pha Long nhìn toàn cảnh, vẫn còn giữ được nếp sinh hoạt của một khu chợ miền sơn cước. Nếu nhìn từ trên cao xuống, khu chợ giống như một mảng màu nóng bất chợt hiện ra giữa núi rùng. Các thứ sản vật, hàng hoá được bày bán ngay trên bãi cỏ, hoặc trong các túp lều hay trong tán dù dựng tạm bợ. Đây không phải là tuyến du lịch nên chợ phiên Pha Long vẫn còn những nét đặc thù một khu chợ dân tộc vùng Tây Bắc. Không thấy khách du lịch, nhất là không có bóng dáng của du khách ngoại quốc. Đồng bào dân tộc đến chợ chủ yếu để mua sắm, trao đổi hoặc bán các sản vật của rừng. Có đủ cả từ dưa chuột, su hào, tỏi ,quả ớt,trái cà, quả trứng.....đến miếng thổ cẩm, đôi dép nhựa....những mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt thiết yếu hàng ngày đều có bán ở đây. Ở khu đất trống cạnh bên, là khu chợ gia súc với những chú heo, chú bò được cột vào những chiếc cọc đóng tạm trên bãi cỏ. Cạnh bên, chủ của chúng, những người đàn ông dân tộc đang phì phèo điếu thuốc lào, rôm rả buôn chuyện. Ở Sa Pa, người dân tộc đến chợ chủ yếu để bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, và giá cả thì...Tây lắm. Cái nếp sinh hoạt bao đời nay bị phá vở bởi lợi nhuận và những hệ quả của việc phát triển du lịch. Đành rằng cũng cần phải quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh của một Việt Nam đa dạng văn hoá với bạn bè năm châu. Nhưng việc bảo tồn các giá trị truyền thống, giữ gìn những nề nếp sinh hoạt mang tính đặc thù cũng là điều không thể không nghỉ đến. Có vẻ như hai vấn đề này khó mà thoả hiệp. Chẳng phải ở Hội An đa số phố cổ chỉ là diện mạo bên ngoài. Còn không gian của chúng chủ yếu là dùng để làm cửa hàng buôn bán. Cái không gian sinh hoạt thực sự của nhà cổ Hội An rồi sẽ còn đựoc bao nhiêu. Những phiên chợ phiên vùng cao, liệu một lúc nào đó chủ yếu chỉ bán đồ lưu niệm cho khách du lịch.
Lần đầu được tham gia một phiên chợ vùng cao đầy màu sắc của trang phục, cả đoàn chúng tôi ai củng giở máy ảnh ra ghi lại hình ảnh làm tư liệu. Bửa cơm trưa hôm ấy ở chợ phiên Pha Long được thay bằng phở trong một hàng ăn ở khu ẩm thực của chợ. Cả chợ không có bán cơm. Nhà thơ Pơ Sảo Mìn gọi một nồi thịt chó bốc khói từ hàng thịt của một anh chàng lực lưỡng, rồi lôi rượu ngô mang từ Mường Khương ra bày lên bàn. Chẳng mấy khi anh em hạnh ngộ, hãy để rượu ngô hăm nóng tình nghĩa nhé. Ông cười sảng khoái khuôn mặt đầy những nếp hằn cụng ly với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Chúng tôi củng nâng ly chúc sức khoẻ ông. Câu chuyện của chúng tôi lại rôm rả về văn chương, về núi rừng, về nhân tình thế thái...Tôi uống không nhiều lắm, nhưng lại thấy như mình đã chếnh choáng men cay. Rượu ngô là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Nó được ủ từ ngô và một số phụ liệu. Rượu được lấy trực tiếp khi đã lên men chứ không phải qua chưng cất như các loại rượu trong miền Nam. Nồng đô của rượu khá cao, uống vào cảm giác ấm nóng lan toả râm ran khắp cơ thể. Khu ẩm thực của chợ tuy chỉ hơn mươi hàng quán, nhưng cũng ồn ào náo nhiệt vì rất đông thực khách. Những người đàn ông dân tộc thoải mái chuyện trò bên bàn rượu với chiếc điếu cày luôn bốc khói. Những người phụ nữ tuy không uống rượu nhưng cũng rôm rả chuyện trò quanh bàn ăn. Tiếng cười nói, tiếng bát đĩa, tiếng chan chát chặt thịt của anh hàng thịt chó... tất cả hoà quyện vào nhau tạo thành một thứ âm thanh đặc thù chợ búa. Hớp một ngụm rượu ngô cay xé, thưởng thức món thịt chó được nấu ở vùng cao, ngồi giữa chợ uống rượu cùng các nhà thơ, làm sao lại có thể không say cơ chứ. Chỉ mới gặp ông sáng nay, đọc loáng thoáng vài bài thơ trong tập Bài ca đẹp nhất trần gian ông mới tặng, tôi đã thật sự thích và ngưỡng mộ ông. Giữa bao nhiêu bộn bề, ông ngồi đó hết sức giản dị với gương mặt rám màu thời gian và ly rượu trong đôi tay gân guốc. Trên những vết hằn thời gian ấy, bàn chân ông đã miệt dong ruổi như một kẻ hành hương tìm chân lý. Có lẽ chỉ có ông mới biết mình đã tìm thấy được gì qua năm năm táng ấy. Ông bình dị như đá núi, mà cũng sâu thẳm như đại ngàn Tây Bắc. Nhìn dáng dấp của ông tôi chợt nhớ đến một loài cây ở Phú Quốc, khi thu hoạch người ta đem bỏ cây gỗ ngoài mưa nắng, thời gian mưa gió sẽ làm phần thân gỗ mục rả những gì phải mục rả. Và phần còn lại là phần lõi gỗ đen bóng, cứng cáp vì đã chịu bao thử thách với thời gian sẽ được đưa vào sử dụng, mang lại cái đẹp cho đời. Cảm nhận cho lần gặp gở đầu tiên với Pờ Sảo Mìn, của tôi nói theo cách miền Tây là lõi không đấy. Bửa rượu ở chợ Pha Long chỉ có rượu ngô uống với thịt chó,nhưng thật sự với tôi nó thịnh soạn những nghĩa tình. Tôi thầm cảm ơn nhà Thơ Trịnh Bửu Hoài đã làm cầu nối để chúng tôi được gặp gở làm quen với những người bạn mới, những người sống và chết trên mảnh đất nghệ thuật lắm chông gai này.
Nếu không còn hành trình vượt Si Ma Cai để đến Bắc Hà trong hôm nay có lẽ bửa rượu sẽ còn kéo dài cho đến khi say bí tỉ. Đường đến Si Ma Cai hiểm trở, có những đoạn đèo chưa trãi nhựa nên chúng tôi lại lên đường khi rượu ngô chỉ mới làm tất cả ngà say. Chiều ở Bắc hà nhé Bửu Hoài, đóng nút chai rượu lại, ông nhìn chúng tôi như một ước hẹn. Ôi Pờ Sảo Mìn.

(phần 3- Chập chùng dốc núi)

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

Bế Mạc Trại sáng tác Tam Đảo của Hội LHVHNT An Giang.



Vậy là chuyến đi xuyên Việt thực tế sáng tác của đoàn văn nghệ sỹ An Giang cũng khép lại sau 21 ngày. Cả đoàn đã có mặt ở thị xã Long Xuyên lúc 23 giờ 30 đêm hôm qua ( 17/7/2010), sau hành trình 4 ngày từ Tam Đảo xuôi về Nam. Thực ra trại sáng tác Tam Đảo 2010 của Hội Liên Hiệp VHNT An Giang đã tổng kết vào lúc 15 giờ ngày thứ hai 13/7/2010 tại Tam Đảo.Tuy nhiên hành trình vè An Giang 4 ngày còn lại đoàn vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch tham quan xuyên Việt. Chuyến về đoàn sẽ ghé thăm những nơi mà trong chuyến đi ra không ghé được ( Thành Nhà Đinh, Phố cổ Hội An,thánh địa Mỹ Sơn..... mình sẽ thông tin cụ thể trong các bài hành trình xuyên việt tiếp theo). Khi qua khỏi Mỹ Sơn,đoàn chúng tôi sẽ rẽ về hường Tây Nguyên, theo đường Hồ Chí minh để đi dọc theo các tình Tây Nguyên về TP.HCM
Một cuộc hành trình xuyên qua chiều dài đát nước,đoàn văn nghê sỹ An Giang đá đi qua gần 40tỉnh thành. Với ngần ấy thời gian thì có lẽ cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa,nhưng có lẽ mỗi thành viên trong đoàn đã có những thu hoạch thật đáng kể cho cái kho chất liệu sống của mình.Ngày đi, đêm nghỉ. Nhìn ngắm,chụp ảnh,ghi chép,sáng tác....Tất cả đều lao động với một cường độ cao vào sự hăng hái chân tình. Trại sáng tác An Giang tại Tam Đảo kết thúc với một kết quả thật khả quan. Các tác phẩm rồi sẽ được thẫm định với thời gian, cái đọng lại trong mỗi thành viên tham gia trại chính là những cảm xúc mãnh liệt, chân thật đối với những vùng đất, những con người, những sự sẽ chia và cái tình con người trên dãi đất hình chữ S này.
Cuộc vui nào cũng tàn, tiệc rượu nào mà không kết. Nhưng chắc chắn hành trình xuyên Việt của đoàn Văn nghệ sỹ An Giang lần này sẽ còn đọng lại mãi trong tôi. Mong rằng những cái tên Trịnh Bửu Hoài, Lê Thanh My, Thanh Vân, Hình Quốc Minh, Đổ Ngôn, Hà Quốc Nam, Nguyễn Đức Phú Thọ, Kim Hằng, Phạm Thanh Hùng,Trương Chí Hùng, Phan Võ Hoàng Nam, Đào Uyên, người đã thành danh, người còn mục tiêu vươn tới, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình. Có quá nhiều thứ đáng giá thu thập được trong cuộc hành trình. Tôi thành thật cảm ơn Hội Liên Hiệp VHNT An Giang và nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, đã tạo điều kiện cho tôi và các thành viên tham gia trại lần này. Buổi sáng ở Bản Đôn,tôi bắt gặp một bức tranh chữ gò đồng hai câu thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài ( hai câu này tôi cũng có làm tranh đá ) rất phù hợp với tâm trạng của tôi sau hành trình Xuyên Việt
Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông.


( Do trong chuyến đi thường xuyên di chuyển và thường không có mạng nên phần ghi chép về chuyến đi post lên không kịp.Mình sẽ đưa tiếp hình ảnh trong bài về hành trình xuyên việt trong những ghi chép tiếp theo.)

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Hành trình xuyên Việt 5

Tây Bắc chập chùng

Vẫn vượt đèo leo dốc


Bửa cơm chân tình và phút chia tay


Trên dốc Cầu Mây



Suối Bạc đẹp và màu sắc




Cùng các thiếu nữ Hmông trên đường đi thăm bãi đá cổ



Ở Bãi đá cổ Sa Pa

Thị trấn Sa Pa chụp qua của kính xe


Nhà thờ trung tâm thị trấn


Ở khu chợ của người dân tộc

Với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài ngay Phù điêu công viên trung tâm thị trấn




Phần 1
Sa Pa chẳng có mây

Tiếp tục hành trình xuyên Việt của Đoàn văn nghệ sỷ An Giang trong chuyến đi thực thế sáng tác lần này là thăm một số nơi ở Tây Bắc như : Mường Khương, xi-ma-cai, Sapa, Bắc Hà…. Trong đoàn chỉ riêng nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã đến Tây Bắc nhiều lần, còn lại tất cả chúng tôi đều chỉ biết Tây Bắc qua sách vở, báo chí, và…ảnh. Được đến tham quan Tây Bắc trong 3 ngày quả là thật thú vị. Bên cạnh hầu như các trại viên của trại đều đã nộp bài đăng ký sáng tác đợt trại này cho nhà thơ Lê Thanh My, tổng biên tập tạp chí Thất Sơn, nên những ngày tham quan Tây Bắc sẽ không còn nổi lo cho tác phẫm nữa. Chỉ có tham quan nhìn ngắm và cảm nhận về vùng đất địa đầu của tổ quốc, nên ai cũng thấy háo hức.

Hơn 3 giờ rưởi sáng mọi người đã có mặt ở sảnh của nhà sáng tác, cả anh tài xế mấy hôm nay thức cùng các trận đấu wold cup 2010 cũng có mặt đúng giờ để lên đường. Đợt đến Tam Đảo ngay vào mùa nắng, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên chỉ hai ngày đầu Tam đảo đầy mây, còn lại không khí ở điểm du lịch nổi tiếng được xem như một Đà Lạt của miền bắc cũng nóng như ở đồng bằng. Tam Đảo không có mây thì khác chi núi Cấm của An Giang. Tuy nhiên, sớm hôm nay khi chúng tôi lên xe, không khí bên ngoài cũng se lạnh. Trên đỉnh Tam Đảo mây cũng từ từ lan tỏa phủ xuống thị trấn một màng sương mõng làm cảnh vật trở nên huyền ảo hơn so với mấy hôm nay. Có lẽ trận mưa đêm qua làm cho không khí dịu đi, trả lại cho tam đảo cái nên thơ của xứ sở mây mù. Trong màn sương đục nhờ nhờ qua khung kính xe, thị trấn Tam Đảo vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Chiếc mercedes lặng lẽ cùng chúng tôi leo xuống những con dốc thẳng tiến về phía Tây Bắc.

Chúng tôi ăn sáng khi đã vào địa phận của tỉnh Phú Thọ. Lại món bún chả, nhưng không ngon bằng ở Thanh Hóa. Từ khi ra Bắc đến nay, dân miền Tây như cúng tôi thật khổ cho chuyện ăn sáng, uống cà phê. Đâu đâu cũng thấy quán phở, ngán vô cùng. Thèm một dĩa cơm tấm, một tô cháo lòng heo… chịu, người phương Bắc dường như chỉ thích ăn phở. Chúng tôi mua một ít bưởi Đoan Hùng đem theo. Từ lâu vốn đã nghe tiếng bưởi Đoan Hùng ngon nhất miền Bắc, cũng phải thử để biết nữa chứ.

Chuyến đi Tây Bắc được dự kiến trong 3 ngày, hôm nay mục tiêu của chúng tôi là Sapa, tuy nhiên, phải tranh thủ đến Lào Cai khoảng 11g để dùng cơm thân mật với Hội VHNT tỉnh Lào Cai. Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã có hẹn trước với nhà văn Lê Minh Thảo, chủ tịch hội VHNT Lào Cai, nên chúng tôi cố gắng đến kịp giờ, không có thời gian tà tà ngắm nhìn phong cảnh như chuyến lên Hữu nghị Quan tuần trước. Cảnh vật hai bên đường vùn vụt trôi qua cửa kính ô tô. Những địa danh ngày nào chỉ nghe qua sách vở, bản đồ lần lượt hiện ra với cuộc sống sinh hoạt thật sự. So với con đường lên Lạng Sơn, cảnh vật hai bên đường không hùng vĩ bằng. Nhưng bù lại, xóm làng trù phú, xanh tươi, cuộc sống người dân phát triển. Những mảnh ruộng nho nhỏ được chăm sóc kỹ lưỡng xanh mơn mởn nằm sát đường xe qua. Trên những con đồi và cả những bãi đất thoải thoải trên núi, những nương chè được trồng đều đặn, thẳng tắp uốn lượn theo địa hình chạy dài mút tầm mắt. Không phải là vụ thu hoạch nên không thấy ai ra rẫy hái chè.

Khi xe đi qua Lục Yên, tôi chợt nhớ đến người anh hùng Hoàng Hoa Thám, con hùm xám của núi rừng Yên Thế năm xưa, người đã làm cho thực dân pháp khiếp đãm và bằng mọi giá tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của ông. Có lẽ giờ đây ông đã an tâm về với các bậc tiền nhân khi trên mảnh đất năm xưa một thời đau thương thù hận, giờ mầm đã lên xanh, cuộc sống sinh sôi nãy nở. Mặc dù cuộc khởi nghĩa của ông không thành công, nhưng tinh thần yêu nước của ông vẫn không chút nào nhạt phai trong lòng mỗi người dân Yên Thế nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Tôi nhìn ra cửa kính xe về phía núi rừng xa xa nơi ghi lại dấu chân của bao người yêu nước, thà hy sinh cả quyết không chấp nhận kiếp sống nô lệ, làm người mất nước. Anh linh của đoàn quân Yên Thế vẫn còn ẩn khuất đâu đây giữa chốn núi rừng¸nhắc nhở cháu con chung tay cho một Việt Nam ấm no hạnh phúc.

Con người bất cứ ở đâu nơi đâu cũng đều mong muốn có được một cuộc sống yên bình, được những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống sinh hoạt. Nhìn mùa xanh ngút ngàn của núi rừng Yên bái, tôi lại nhớ đến những cánh đồng khô cằn bên con đường đầy bụi đỏ, nhớ đến những nếp nhà nhỏ đơn sơn phơi mình dưới cái nắng Miền Trung. Ngay cả thiên nhiên còn không công bằng nói gì đến con người. Hai vùng đất trên cùng một đất nước, sao mà cách biệt nhau đến thế. Bao giờ cuộc sống của người dân miền Trung mới có được sự ấm no trù phú như ở hai miền Nam và Bắc.

Xe ngang qua mỏ đá Lục Yên, tôi định đề nghị dừng lại để tham qua, nhưng thấy không có thời gian, nên lại thôi. Cũng tiếc, năm 2009 khi bắt đầu tìm hiểu tranh đá quý, tôi đã tìm đọc rất nhiều tài liệu về đá quý Lục Yên trên mạng Internet. Hôm nay nó đã ở ngay trước mặt lại không tham quan được, cũng tiếc. Dự định lên xe ngủ một giấc bù lại thời gian xem đá bóng đêm qua. Nhưng với cảnh vật như thế này thì ngủ quả là đáng tiếc. Cảnh vật hai bên đường quả là không chê vào đâu được. Đi xe ở miền Tây chỉ thấy hai bên là nhà. Còn ở đây, những bức tranh thiên nhiên được bàn tay con người tô điểm, thổi vào đấy sức sống để rồi thiên nhiên trở nên gần gủi và trao lại cho con người những thành quả mà con người xứng đáng được nhận. Vượt qua Yên Bái, chúng tôi đi dọc theo con con Nậm Thi, bắt nguồn từ Vân Nam của Trung Quốc……….Mùa này ít mưa nên nước sông không nhiều, dòng chảy cũng nhẹ nhàng mặc dù chảy qua địa hình khá gập gềnh khúc khuỷu. Dưới sông, tôi không thấy một chiếc thuyền hay bè mãng đi lại. Những dòng sông ở đây chủ yếu chuyên nhước về đồng bằng, chứ không có hoạt động giao thông như sông rạch ở miền Tây.

Mãi đến 1 giờ chúng tôi mới đến được thành phố Lào Cai. Những người bạn của hội VHNT Lào cai vẫn kiên trì chờ đón chúng tôi. Nhà văn Lê Minh Thảo – chủ tịch hội VHNT Lào Cai cùng với mấy anh em trong BCH hội đưa chúng tôi đến một nhà hàng khá khang trang để thưởng thức các món nấu thịt dê của xứ xở này. Bửa cơm diển ra trong không khí chân tình ấm áp. Những chén rượu ngô hết vơi lại đầy, không khí buổi tiệc cũng rôm rả như những buổi nhậu của miền Tây sông nước. Những người bạn văn nghệ của hai đầu đất nước lần đầu gặp nhau, mà sự kết dính là cái tình cảm giữa nhà thơ Trịnh Bửu Hoài và nhà văn Lê Minh Thảo, đã xóa hẳn cái khoảng cách địa lý mấy ngàn km, làm cho bưa cơm thắm đẫm tình cảm bè bạn.

Chúng tôi rời Lào Cai trong cái cảm giác ngà say của rượu ngô tiếp tục thẳng tiến về hướng Sapa như kế hoạch. Đã gần 3 giờ chiều, thời gian không còn nhiều cho hôm nay. Trước khi vào thị trấn, chúng tôi đến tham quan Thác Bạc, một thắng cảnh nổi tiếng nằm trong vùng phụ cận của Sa Pa. So với thác Bạc của Tam Đảo, thác Bạc Sa Pa đẹp và hùng vĩ hơn nhiều. Tuy nhiên dưới chân tháp có quá nhiều hàng quán của người dân tộc, người kinh mua bán các đồ đặc sản, làm cho khung cảnh khá lộn xộn, mất đi vẽ mỹ quan của một thắng cảnh nổi tiếng. Ở cầu Mây và bãi đá cổ Sa Pa chúng tôi tranh thủ chụp một số hình ảnh rồi vội vàng về thị trấn. Chỉ ở đây có một đêm, nếu đến thị trấn trời tối quá không ghi ảnh lại được chắc chắn sẽ rất tiếc.

Cuối cùng thì cũng đến được trung tâm thị trấn Sa Pa. Đã 6 giờ chiều, nhưng có lẽ nằm trên cao và ở tháng ngày dài nên thị trấn vẫn còn ánh sáng mặt trời . Khu chợ của người dân tộc ngay trung tâm thị trấn vẫn còn đông đúc. Thị trấn Sa Pa rộng và náo nhiệt hơn tôi tưởng tượng nhiều. Trước đây tôi biết Sa Pa qua sách vở, qua những bức ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Võ An Ninh. Tôi hình dung Sa Pa thơ mộng và vẫn những hoang sơ của thiên nhiên vùng Tây Bắc với mây chập chùng giăng giăng, với những con đường ẩn hiện trong cái bạt ngàn của núi rừng Tây Bắc. Có vẽ như tôi đòi hỏi nhiều quá. Thị Trấn Sa Pa của hôm nay phát triển hết sức phồn thịnh và đông đúc náo nhiệt không thua một thị xã ở miền xuôi. Phố nối tiếp nhau với những nhà hàng, quán ăn sang trọng mà chủ yếu phục vụ cho khách du lịch nước ngoài. Có rất nhiều người ngoại quốc đến Sa Pa du lịch, họ ngồi trong các nhà hàng máy lạnh để tránh cái nóng, nhìn xe của chúng tôi chậm chạp đi qua. Để đến được nơi nghỉ, chiếc mercesdes của đoàn chúng tôi cũng vất vã chen qua những hàng xe du lịch, và khách đi dạo và cả người bản địa mua bán đủ thứ đồ kỷ niệm. Sinh hoạt của thị trấn khá ồn ào và xô bồ trong buổi chiều chúng tôi đến. Ở trong mùa nắng, nên sa Pa cũng chẳng có chút mây. Có lẽ Võ An Ninh cũng phải chịu xếp máy ảnh lại khi không tìm ra một chút mù khơi bàng bạc của sứ xở sương mù này. Chúng tôi vội vã xuống trung tâm thị trấn để chụp ảnh trước khi trời tắt nắng. Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài có hơi tiếc khi đưa đoàn đến Sa Pa vào thời điểm này. Nhưng với chúng tôi bấy nhiêu cũng đủ để bồi hồi, để mà lâng lâng khi được đặt chân đến thị trấn du lịch đã nổi tiếng từ lâu này.

Nhận chổ nghỉ xong, chúng tôi đến ăn cơm trong một nhà hàng theo lối dân tộc, có múa hát phục vụ. Tất cả chỉ là dịch vụ. những chàng trai cô gái ăn mặc theo lối dân tộc, múa điệu dân tộc trên sân khấu kia chủ yếu là người Kinh, được đào tạo để phục vụ khách du lịch. Một anh chàng người dân tộc ra sân khấu độc tấu sáo mèo. Cái giai điệu mênh mang trầm ấm mang nặng chất núi rừng của tiếng sáo mèo, sao mà lạc lõng giữa cái ồn ào náo nhiệt của tiếng cụng ly, tiếng cười đùa rôm rả của thực khách đang vui vẻ nhậu nhẹt kia. Buổi tối, khá vất vả chúng tôi mới tìm được một quán cà phê xem chừng vừa túi. Ở đây mọi thứ đều đắt đỏ. Người ta chủ yếu nhắm vào đối tượng khách du lịch nước ngoài có lắm tiền, nên có rất nhiều thứ được hét giá bằng đô la. Một bà lão dân tộc đến chào bán mấy món đò kỷ niệm lặt vặt. Chúng tôi không ai muốn mua. Anh Thành, tài xế của đoàn móc túi lấy hai ngàn đồng cho bà, thật bất ngờ bà đã thể hiện sự không vừa ý vì chỉ được cho có hai ngàn ! Ngoài công viên, hai chú bé dân tộc đang cố hết sức múa khèn cho du khách xem với mục đích rao bán những chiếc khèn. Không có ai mua, hai chú bé quay sang xin tiền những người đứng xem xung quanh.

Chúng tôi lên phòng nghỉ sớm để mai tiếp tục lên đường. Từ cửa sổ phòng ngủ trên tầng năm của khách sạn, tôi đứng rất lâu chiêm ngưỡng toàn cảnh khu trung tâm của thị trấn Sa Pa. Ngoài phố đã rất thưa người. Tôi thử hình dung ra cái thị trấn Sa Pa đầy mây, chập chùng huyền ảo như những tác phẩm của nghệ sỹ Võ An Ninh mà lâu nay tôi tưởng tượng ra. Chịu ! Phố xá nằm im dưới ánh điện, Sa Pa một ngày không có chút mây mù.

Buổi sáng sớm, khi chúng tôi ra xe để đi về Mường Khương, trời đột nhien đỏ xuống một đám mưa. Không khí dịu lại rồi chuyển sang se lạnh. Trong ánh sáng chập choạng của buổi bình minh, những đỉnh núi xa xa cũng bắt đầu có mây phủ, cảnh vật có vẽ huyền ảo hơn đêm qua. Xe chúng tôi rời Sa Pa khi cả thị trấn du lịch còn say trong giấc ngủ