Thứ Năm, 25 tháng 9, 2008

Cần có một tấm lòng

Những năm gần đây, cuộc sống xã hội ngày một phát triển, mức sống về vật chất củng như tinh thần được nâng lên rỏ rệt. Những tiện nghi trong sinh hoạt đã có mặt trong hầu hết các gia đình từ thành thị đến nông thôn. Đã qua rồi cái thời ăn no măc ấm, giờ đây người ta đã có thể nghĩ đến việc ăn ngon mặc đẹp. Tuy chưa thể nói thịnh vượng nhưng rỏ ràng đời sống của người dân được nâng lên rỏ rệt về mọi mặt. Đây là điều mà mỗi người Việt Nam đều mừng vui và mong mõi. Tuy nhiên, trong sự vui mừng ấy, ta không khỏi cảm thấy băn khoăn , ray rức khi quan sát một số điều đang diển ra trong đời sống kinh tế xã hội của chúng ta. Khi mà cuộc sống vật chất trở nên đầy đủ hơn, dường như các vấn đề về mặt tinh thần có vẽ ít được chú ý. Người ta sống thờ ơ, ít quan tâm tới những vấn đề xã hội nếu như điều ấy không dính dáng đến quyền lợi cá nhân của họ. Bị cuốn theo những nhu cầu vật chất củng như những áp lực của cuộc sống, người ta dường như không có thời gian để quan tâm đến người khác. Đã có biết bao bi kịch gia đình xảy ra chỉ vì những người cùng sống dưới một mái ấm lại chẳng hề quan tâm chia sẻ lẫn nhau. Đã có những bậc cha mẹ chỉ vì theo đuổi những mục đích khác nhau trong đời, thờ ơ với con cái, để rồi một ngày nào đó phải nhận những hậu quả không mong muốn. Bao nhiêu người già phải sống khổ cực chỉ vì sự quên lãng một cách vô tâm của những đứa con. Vì lối sống thực dụng kiểu phương tây, vì quyền lợi vật chất và các nhu cầu hưởng thụ... hay vì cái gì..tôi thật sự không biết, nhưng rỏ ràng sự vô tâm đang là một vấn nạn nhức nhối trong cuộc sống xã hội hiện tại. Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta luôn bắt gặp đây đó những lọc lừa, dối trá, bắt gặp sự dửng dưng đến lạnh lùng của người đời trước những nghịch lý xã hội. Tâm lý cha chung không ai khóc dường như có ở mọi nơi, ai lại dại gì ôm rơm nặng bụng. Có những điều chỉ cần những người xung quanh quan tâm, can thiệp là đã có thể ngăn chặn được những bi kịch, hay những tình huống đau lòng xảy ra. Đã không còn những Lục Vân Tiên với tinh thần giữa đường gặp chuyện bất bằng ra tay. Rách việc ! chỉ tổ chuốc lấy những phiền nhiễu. Chúng ta trách những sinh viên bẻ trụi cả cây đào là xử sự thiếu văn hoá, nhưng lúc ấy nhóm những sinh viên ấy chỉ là một thiểu số của cả đám đông ngày hội. Giá như có những người đứng ra ngăn cản và giải thích, có thể những sinh viên ấy hiểu ra và đã không có cảnh khó coi đến thế. Nhưng tất cả đều dửng dưng, vô tâm nhìn sự việc xảy ra. Trong vidéo clip nữ sinh Cao Bằng đánh nhau, ta bắt gặp hình ảnh một nhóm thiếu niên tụ tập giữa ngã ba đường, đánh nhau đến lột áo ra. Hình ảnh ấy đập vào mắt tất cả mọi người đi trên đường, nhưng họ chỉ ngoái cổ nhìn vì tò mò, rồi chẳng bận tâm đi thẳng. Bọn nhóc con trai thì đứng xung quanh hí hửng thưởng thức màn đánh nhau như ciné. Một sự vô tâm đến lạnh lùng. Bọn nhóc chỉ đáng con cháu thôi mà, dừng lại xem chuyện gì và giải tán chúng nó, một người lớn không làm được, hai ba người lớn chẳng lẻ không giải quyết vấn đề tốt đẹp hơn sao. Không có ai quan tâm đến, chỉ là những ánh mắt bàng quan, dửng dưng. Trách nhiệm và nghĩa vụ với cộng đồng, với xã hội dường như không còn là của mỗi người nữa, Cái đó của ai đó mà. Người ta thờ ơ với các sự việc không dính dáng đến mình mà không hề cảm thấy ray rứt. Người Việt Nam có truyền thống gắn bó, đùm bọc, yêu thương nhau nhất là trong lúc "hữu sự". Bao nhiêu lần chống quân ngoại xâm, nhân dân ta đã thể hiện một tinh thần tương thân ái, chia sẽ đùm bọc nhau vì một mục đích chung cho cả cộng đồng. Đã có biết bao nhiêu con người vì không thể thờ ơ với số phận của cả dân tộc, chấp nhận hy sinh bản thân hoặc người thân của mình. Tôi đã rơi nước mắt khi đọc một bài viết của báo Tuổi Trẻ nói về một người mẹ đã chấp nhận tự ty giết chết đứa con vừa lên ba của mình để cứu sinh mạng của những người khác. Mẹ đã không vô tâm tí nào trong cái hành động giết con của mình ấy. Nhưng giờ đây mẹ vẫn nghèo, vẫn vất vã...có phải chăng vì sự vô tâm của người đời. Những người đã được mẹ giữ lại mạng sống bằng chính việc đánh đổi mạng của con mình ngày ấy có nghĩ suy gì không. Ở trong gian khó, người Việt chúng ta đã yêu thương gắn bó, góp những nỗi đau riêng thành nỗi đau chung, tạo nên một sức mạnh đoàn kết không gì lay chuyển được. Truyền thống ấy đã được ông cha ta xây dựng và giữ gìn từ thời mở nước. Nhưng ở trong thời bình, khi mà cuộc sống vật chất tinh thần đều một ngày một nâng lên thì người ta lại vội vàng quên đi cái giá trị tốt đẹp đã hình thành tâm hồn Việt bao đời nay. Người ta thờ ơ, lãnh đạm với mọi thứ gọi là chung. Cái "Tâm" của một thời đã làm nên sức mạnh Việt Nam giờ đây ở đâu rồi. Dường như chúng ta chưa thực hiện tốt với điều mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy " Đoàn kết,đoàn kết đại đoàn kết, Thành công, thành công đại thành công ".Không phải Người đã mong mỏi xây dựng một Việt Nam phát triển thịnh vượng trong sự đoàn kết gắn bó của cả dân tộc đó sao.
Sự vô tâm không chỉ đối với những vấn đề xã hội bình thường, mà nó xuất hiện ở cả những nơi lẽ ra nó không thể có. Tượng Đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, một công trình thể hiện niềm tự hào dân tộc. Để có được một sự tôn vinh như thế, máu của bao nhiêu người đã đổ xuống, không một ai không có tấm lòng,tất cả dành cho tổ quốc thân yêu, dành cho những đồng bào ruột thịt. Để xứng đáng với tiền nhân, lẽ ra phải toàn tâm toàn ý kể cả với một sự thành kính nhất định. Nhưng người ta vẫn vô tâm, bất chấp chất lượng công trình có thế nào, bất chấp hậu quả tác động của nó về nhiều mặt đối với cuộc sống xã hội, thực hiện như một sự trả nợ, bớt được chừng nào hay chừng ấy, để rồi xã hội lại phải gánh vác việc khắc phục hậu quả của sự vô tâm ấy. Liệu vong linh những người đã khuất có ngậm ngùi không khi mà cả niềm tự hào củng bị sự vô tâm làm vẫn đục. Cầu chui Văn Thánh,một công trình quốc kế dân sinh, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân TP.HCM. Trong mục tiêu xây dựng xã hội ngày một phát triển, đưa Việt Nam vươn lên ngang tầm với các nước trong khu vực. Những người có trách nhiệm cần có một tấm lòng đối với công việc, đó củng là nghĩa vụ đối với tổ quốc của mỗi công dân cho dù họ có ở cương vị gì. Thế nhưng sự vô tâm vẫn không buông tha, người ta vẫn thực hiện công việc dường như không một chút trách nhiệm, kể cả việc có thể sẽ ảnh hưởng đến tài sản tính mạng của nhân dân. Bao nhiêu tỉ đồng lại phải chi ra để khắc phục hậu quả của nó. Rồi còn nhiều, nhiều nữa, qua báo chí ta biết có bao nhiêu công trình, bao nhiêu vấn đề lớn lao của đất nước được thực hiện với một tinh thần trách nhiệm hời hợt tạo nên những hậu quả kinh tế, xã hội mà sau đó phải khắc phục, phải sửa chửa tốn kém bao nhiêu tài vật. Nếu không phải là vô tâm thì ta có thể dùng từ gì để nói về điều ấy. Dường như sự vô tâm đã là căn bệnh của xã hội. Những giá trị tinh thần đã hun đúc tâm hồn người Việt mờ dần trong cơn lốc kinh tế thị trường. Người ta đã không còn ứng xử theo kiểu bầu ơi thương lấy bí cùng..sẽ chia, quan tâm đến cộng đồng, quan tâm đến cuộc sống phát triển của dân tộc. Ngay cả đến thiên nhiên củng không tránh khỏi sự vô tâm của con người. Hàng ngàn hecta rừng bị chặt phá bởi bọn được gọi là Lâm tặc, những cánh đồng lúa trĩu nặng phù sa bổng chốc biến thành những sân gôn, những khu vui chơi để người nông dân phải ngậm ngùi vì chẳng được cuốc cày. Sự vô tâm như một căn bệnh trầm kha mà xã hội phải vương mang. Nó phá vở đi những nền tảng đạo đức mà ông cha ta đã dầy công gây dựng. Đâu rồi hình ảnh những người Việt hiền hòa, biết quan tâm, biết sẽ chia và gắn kết nhau trong cuộc sống. Xã hội sẽ như thế nào nếu mỗi thành viên của nó đều thờ ơ, quay lưng lại với nhau. Rỏ ràng hậu quả từ sự vô tâm trong thời gian qua đối với kinh tế, xã hội là điều mà qua báo chí mỗi chúng ta có lẽ đều có thể hình dung mức độ tác động của nó đối với sự phát triển của nước. Chúng ta đã đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giặc dốt, giặc đói, giờ đây chúng ta củng nên xem sự vô tâm như một thứ giặc và chúng ta củng sẽ chiến đấu với nó không khoan nhượng. Tuy nhiên cuộc chiến đấu với sự vô tâm xem ra không hề giản đơn chút nào. Nó không giống như những kẻ thù đến từ phương trời xa, hay một thứ hiện hữu có hình dáng, có thể cân đong đo đếm. Nó như một thứ vi khuẩn tìm ẩn, len lỏi vào trong đời sống cộng đồng ngay từ trong chính bản thân những thành viên của nó. Vì vậy, cuộc chiến đấu này đòi hỏi phải được thực hiện ngay chính trong lòng mỗi người chúng ta. Hãy đánh thức những yêu thương đang ngủ quên đâu đó trong lòng mỗi chúng ta. Hãy mở lòng ra với cuộc sống, quan tâm chia sẻ với cộng đồng và đặc biệt ứng xử bằng một cái tâm có trách nhiệm đối với xã hội. Đó là một thứ nghĩa vụ cần có của mỗi người đối với Tổ quốc. Đất nước ta đang trên con đườn phát triển đi lên, phấn đấu ngang tầm với các nước trong khu vực. Mục tiêu ấy đâu phải sức của vài người hay vài tổ chức có thể làm được, mà nó đòi hỏi sự đồng thuận nhất trí của cả xã hội, đòi hỏi một sự đoàn kết gắn bó, mọi người cùng nhìn về một hướng, vì tương lai chung của cả dân tộc. Chống lại căn bệnh vô tâm tuy có khó khăn, song không phải chúng ta không làm được. Mỗi người cần soi rọi lại chính mình, đấu tranh với thói ích kỹ, vô tâm trong mỗi cá nhân. Hãy quan tâm sẻ chia với mọi người, chung sức chung lòng vì mục tiêu chung là sự tiến bộ xã hội và điều đặc biệt là mỗi người hãy đem cái tâm của mình ra phụng sự đất nước, sống có trách nhiệm với tổ quốc, với nhân dân. " Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền..." Trong đợt vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thiết nghĩ mỗi chúng ta cần học ở Bác một tinh thần trách nhiệm cao cả đối với tổ quốc, đối với những vấn đề chung của dân tộc, học ở bác một tình yêu thương bao la vô bờ bến đối với tổ quốc, đối với nhân dân, học ở Bác sự quan tâm sẽ chia đến từng số phận con người, và điều lớn lao hơn cả là học ở Bác cái Tâm trong sáng đối với cuộc đời. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, tin rằng đát nước Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng trong sự đoàn kết gắn của cả dân tộc.

Không có nhận xét nào: