Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

Cuộc sống và...những nghĩ suy.

Vậy là sắp hết năm học , nhanh thật. Tuần sau học trò thi rồi sau đó chỉ là xử lý kết quả năm học, tổng kết rồi ...mùa hè. Dường như ngày tháng đi nhanh hơn khi người ta bắt đầu có tuổi. ngày qua luôn cảm thấy mình không đủ thời gian. Có quá nhiều thứ muốn biết. Cuộc sống phát triển với một tốc độ chóng mặt, chưa biết xong cái nầy đã có quá nhiều cái mới. Đôi lúc tôi cảm thấy mệt mỏi thật sự với việc phải cặp nhật cuộc sống hàng ngày để mình không phải là người tụt hậu. Giá như mình ở tuổi hai mươi ! Tôi nghĩ những người thuộc thế hệ tôi luôn sẽ nghĩ như thế khi so sánh về sự phát triển ở hai thời kỳ. Tôi lớn lên sau năm 1975, tuổi "teen" của chúng tôi làm gì có được những điều kiện cuộc sống như hiện tại. Sau giải phóng, cuộc sống thiếu thốn và khó khăn. Buổi tối đèn dầu tù mù, ngay cả chuyện đọc sách cũng đã khó khăn. Tôi còn nhớ năm tôi học lớp 8, để tìm được quyển " Ông già và Biển cả " tôi đã phải vất vã tìm cả nữa năm trời, còn tài liệu học tập các thứ thì khó tìm vô cùng, có chăng chỉ là những tài liệu đánh máy quay ronéo trên giấy rơm vàng khè mà không phải lúc nào cũng có. Trong trường hai ba đứa chúng tôi phải dùng chung một bộ sách giáo khoa mượn của thư viện, làm gì có thị trường trong cái thời bao cấp ấy mà mua, mà nếu có tôi củng làm gì có tiền để mua sách giáo khoa. Cả những năm học cấp 2 tôi không hề mua một quyển tập nào cả. Một phần là lĩnh thưởng cuối năm, phần còn lại ,cứ đến cuối năm học là tôi lại xin tập vở của bạn bè, tận dụng chổ giấy thừa phía sau đóng lại dành cho năm học sau, và cũng rất nhiều bạn bè làm giống như tôi vậy. Hồi đó rất ham học và rất khát khao hiểu biết, tôi đọc bất cứ thứ gì mình vớ được. Một bài thơ, một truyện ngắn,một tài liệu.... thứ gì mà chẳng được, làm gì có nhiều để mà chọn lựa.
Cuộc sống ngày càng đi lên,ngày càng phát triển là một xu thế tất yếu không thể thay đổi, nhất là hiện nay, với sự phát triển của internet, sự giao lưu, ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Chính sự giao lưu ấy góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia trên con đường hộ nhập. Tuy nhiên điều gì củng có tính hai mặt của nó. Bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại, nó củng đặc ra một số vấn đề đáng để chúng ta phải suy gẫm. Không biết có phải là tôi cố chấp hay đã củ quá rồi không, tôi vẫn là người luôn luôn muốn giữ gìn giá trị xã hội truyền thống của người Việt. Tôi thích các giá trị đạo đức phương đông trong các mối quan hệ ứng xử giữa con người và con người, chính các chuẩn mực ứng xử mà ông cha ta đã dày công đúc kết đã hình thành nên con người việt nam trọng tình cảm và chân thành trong đời sống. Đó là điều mà cả dân tộc đã phải dày công chắc lọc,đúc kết, giữ gìn trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Chỉ trong hơn mười năm trở lại đây,với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, nhìn chung đời sống vật chất, tin thần của người việt từ thành thị đến nông thôn được nâng lên rỏ rệt. Điều này thì không có gì để nói rổi, vấn đề là ở chổ chính sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, nó tạo nên những mối quan hệ tác động hoàn toàn không có trong truyền thống. Ở một mặt nào đó nó phá vở các chuẩn mực ứng xử truyền thống và đặc ra một số vấn đề xã hội buộc chúng ta phải suy gẫm. Hôm rồi đọc một bài trên báo Tuổi trẻ nói về một cô học sinh cấp 3 học rất giỏi, năng động, tham tốt các phong trào của trường lớp, được bạn bè thầy cô quý mến. Thế nhưng ở nhà thì cô bé chẳng hề biết làm giúp gia đình chuyện gì cả, căn phòng thì luôn luôn lộn xộn, bừa bãi quần áo, sách vở. Mẹ cô bé nhắc nhở thường xuyên cả đến rầy la nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Cho đến một ngày co gái đã phản ứng bằng cách đóng cửa phòng và treo trước cửa dòng chữ : "Sự lộn xộn của tôi.Phòng của tôi.Cuộc đời tôi.Đó là của tôi ".Đọc câu chuyện có nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, kẻ đồng tình người phê phán. Riêng tôi thấy băn khoăn về cách nghĩ ,cách hành xử của cô bé với gia đình mình. Gia đình là nơi phát triển tình cảm của mỗi người, chính quá trình sống yêu thương gắn bó,chia sẽ với nhau giữa các thành viên gia đình, nó củng hình thành nên tình cảm gắn bó yêu thương với xóm giềng, với cộng đồng. Có yêu thương gắn bó,cảm thông chia sẽ những vui buồn chung của gia đình,mới có thể có được tình yêu thương với mọi người quanh ta. Chúng ta đâu mong muốn có một lớp con em thật giỏi chuyên môn nhưng lại vô hồn, thực dụng và lạnh lùng trong cuộc sống. Đây không phải là chuyện cá biệt của một gia đình mà hầu như nó xuất hiện ở hầu hết các gia đình có con em trong độ tuổi đi học, nhất là ở các đô thị với những mức độ và sự tác động khác nhau tuỳ vào sinh hoạt, giáo dục của từng gia đình. Đành rằng cuộc sống ngày càng tiến bộ, chúng ta không thể giữ mãi những chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, không phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại. Nhưng đâu phải cái gì củ củng lỗi thời, củng phải bỏ đi nhất là những đạo lý về đạo đức xã hội, về các mối quan hệ giữa người với người. Trong đạo lý của người Việt yếu tố đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu, tài luôn phải đi đôi với đức. Bạn có vui không khi những đứa con của bạn rất giỏi trong nhiều thứ, nhưng lại không biết đến tình làng nghĩa xóm, sống sòng phẳng vô hồn với những nỗi đau của cộng đồng. Bằng nhiều hình thức, chúng ta đang khuyến khích giới trẻ vươn lên, tự khẳng định mình, "Hãy cho thế giới biết mình là ai".Ở một góc độ nào đó, chúng ta đang khuyến khích các em thể hiện cái tôi, cái cá nhân của mình. Điều này thật sự giúp các em phát huy tính chủ động sáng tạo của mình trong các hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh nhằm thúc đẩy xã hội ngày càng đi lên.Tuy nhiên, nó cũng làm cho chủ nghĩa cá nhân có cơ hội sinh sôi nãy nở,đã xuất hiện những lọc lừa, dối trá nhằm mục đích tiến thân, xuất hiện những kiều hành xử rất ư quái dị đi ngược với truyền thống của các bạn teen (đầy trên mạng đấy thôi)
Chúng ta tiếp nhận rất nhiều cái mới, nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy cái vốn quý của dân tộc đã được truyền đời hàng bao thế hệ. Hiện tại chúng ta-mà nhất là giới trẻ- đang chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng kiểu âu mỹ thông nhiều nguồn du nhập. Tiếp nhận thế nào để vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại vừa giữ được nền tảng đạo lý của dân tộc. Điều này không thể là một cá nhân hay tổ chức có thể làm được. Nó đòi hỏi ý thức dân tộc của toàn xã hội, mọi người phải chung tay giữ gìn những truyền thống đạo lý quý báu của ông cha ta, mà vai trò quan trọng nhất chính là nền tảng giáo dục gia đình. Tình cảm và nhân cách của mỗi con người là điều không phải một sớm một chiều có thể tạo nên được.Nó đòi hỏi phải có một quá trình hình thành và vun đắp lâu dài thông qua sự tác động của các mối quan hệ gia đình-gia đình, gia đình-xã hội. Bên cạnh là sự chung tay của cộng đồng, tạo nên một môi trường sống với những mối quan hệ ứng xử dựa trên nền tảng đạo lý của dân tộc. Nhưng rất tiếc có lẽ đây chỉ là những ý nghĩ mong ước hơi bị điên của tôi, của kẻ dư hơi ngẫm nghĩ chuyện cuộc đời, có lẽ tôi mãi là người của đường làng, bóng tre.

Không có nhận xét nào: